MỘT GIÁO HOÀNG VÀ BA TU SĨ DÒNG TÊN ĐƯỢC ĐẶT TÊN CHO BỐN TIỂU HÀNH TINH
Bốn tiểu hành tinh đã được đặt tên để vinh danh Giáo hoàng Grêgôriô XIII, tên khai sinh là Ugo Boncompagni, và ba tu sĩ Dòng Tên, Johann Hagen, Bill Stoeger và Robert Janusz, tất cả đều liên kết với Đài thiên văn Vatican. Việc đặt tên chính thức này đã được Liên minh Thiên văn Quốc tế công bố vào đầu tháng Hai.
VIDEO DUY NHẤT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN VỀ LINH MỤC LEMAITRE, NGƯỜI ĐÃ ĐƯA RA GIẢ THUYẾT VỀ « BIG BANG » (VỤ NỔ LỚN)
Kênh tin tức VRT của Bỉ đã công bố vào cuối tháng 12/2022 một video lưu trữ trong đó người ta có thể thấy cha Georges Lemaître, cha đẻ của lý thuyết được gọi là « Big Bang », đang trả lời phỏng vấn dài 20 phút về định luật giãn nở của vũ trụ mà ngài khám phá.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRƯỚC NGHỊ VIỆN BUNDESTAG, ĐỨC
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước Nghị viện Bundestag ngày 22/9/2011, trong đó ngài đưa ra cái nhìn của ngài về chính trị và đồng thời nêu lên những nền tảng luân lý cho hoạt động chính trị của một Nhà nước pháp quyền.
CUỘC TRANH LUẬN GIỮA VỊ HỒNG Y VÀ NHÀ VÔ THẦN : « ĐỨC TIN CÓ TƯƠNG THÍCH VỚI LÝ TRÍ KHÔNG ? »
Ngày 21/9/2000, tại Nhà hát Quirino , ĐHY Josef Ratzinger, Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tương lai, đã tranh luận với Paolo Flores d’Arcais, triết gia duy lý và là giám đốc tạp chí « MicroMega ». Đề tài : Đức tin có tương thích với lý trí không ?
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : JEAN DANIÉLOU
Sau Henri de Lubac, Jean Duchesne giúp chúng ta khám phá Đức Hồng y và viện sĩ Jean Daniélou, dòng Tên, trong số các thần học gia lớn của thế kỷ XX. Tính độc đáo trong công trình khoa học của ngài là cho thấy rằng Giáo hội sơ khai, được nuôi dưỡng bởi triết học Hy Lạp, trước tiên đã kín múc trong các truyền thống Do Thái.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : HENRI DE LUBAC
Aleteia giúp khám phá hồ sơ của các thần học gia lớn, những người đã cấu trúc tư tưởng của Giáo hội để đương đầu với những thách thức của thời hiện tại. Jean Duchesne mở đầu loạt bài này với linh mục dòng Tên Henri de Lubac (« Thảm kịch của chủ nghĩa nhân văn vô thần »), người mà thánh Gioan-Phaolô II đã phong làm Hồng y.
KHOA HỌC CÓ THỂ CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ?
Trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong một vài tuần, cuốn sách, được xuất bản vào cuối năm 2021, đã muốn mang lại những bằng chứng về sự tồn tại của Thiên Chúa. Một hội nghị chuyên đề về « Thiên Chúa trước rủi ro của khoa học » quy tụ các nhà khoa học và thần học tại Collège des Bernardins, vào ngày 17/10/2022.
RÔMA : HỘI NGHỊ VỀ THẦN HỌC CỦA THÁNH TÔMA AQUINÔ
Hôm 19/9/2022, tại Rôma, hơn 300 thần học gia trên thế giới đã khai mạc một hội nghị quốc tế về thánh Tôma. Trọng tâm của hội nghị, tại giảng đường của trường Angelicum, ở Rôma : suy tư về các nguồn lực của truyền thống gắn liền với giáo huấn của thánh Tôma Aquinô trong « bối cảnh hiện nay ».
VẮC-XIN, DI DÂN, « HỦY BỎ VĂN HÓA »…NHỮNG LO LẮNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TÌNH TRẠNG THẾ GIỚI
Không che giấu những lo lắng của mình, Đức Phanxicô đã khai triển, hôm 10/1/2022, trước các nhà ngoại giao trên toàn thế giới, những mối bận tậm của mình đối với thế giới. Trong số đó : vắc-xin, di dân, sở hữu vũ khí. Lần đầu tiên, ngài bày tỏ sự lo lắng về việc « hủy bỏ văn hóa ».
CÔNG VIỆC CỦA ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ LÀ GÌ ?
Đức Phanxicô đã chỉ định các thành viên mới của Ủy ban thần học quốc tế hôm 29/9/2021. Nhân dịp này, nhật báo La Croix đã hỏi cha Serge-Thomas Bonino, tổng thư ký sắp mãn nhiệm, về sứ mạng của Ủy ban này trong việc phục vụ Tòa Thánh.
KHÔNG SỢ HÃI GIÁO HOÀNG, CŨNG KHÔNG TÔN THỜ NGẪU TƯỢNG GIÁO HOÀNG !
Vô ích khi nịnh hót cũng như chê bai Đức giáo hoàng đương thời : không phải tính cách của ngài khiến ngài trở thành người phục vụ hàng đầu và không thể thiếu cho trọng tâm đức tin và sự hiệp nhất của các Kitô hữu.
TẠI SAO TIN VÀO THIÊN CHÚA ? (2)
Tại sao tin vào Thiên Chúa? Bởi vì có những lý do để tin vào Chúa Giêsu, tác giả cuốn “La Méthode simple pour commencer à croire” (“Phương pháp đơn giản để bắt đầu tin”, nxb. Artège) giải thích, một phương pháp với ba chiều kích : lý trí, tâm hồn và ân sủng. Chính trên nền tảng của tình yêu mà tôi có thể chọn xây dựng đời mình cách hoàn toàn tự do và ý thức bởi vì tôi đã gặp được Chúa Kitô trong đời tôi.
TẠI SAO TIN VÀO THIÊN CHÚA ? (1)
Tại sao tin vào Thiên Chúa? Bởi vì có những lý do để tin vào Chúa Giêsu, tác giả cuốn “La Méthode simple pour commencer à croire” (“Phương pháp đơn giản để bắt đầu tin”, nxb. Artège) giải thích, một phương pháp với ba chiều kích : lý trí, tâm hồn và ân sủng. Chính trên nền tảng của tình yêu mà tôi có thể chọn xây dựng đời mình cách hoàn toàn tự do và ý thức bởi vì tôi đã gặp được Chúa Kitô trong đời tôi.
ĐỨC CHA PAGLIA LẤY LÀM TIẾC VỀ MỘT « HÌNH THỨC ƯU SINH MỚI »
Đức cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về sự sống, đã chẩn đoán « cám dỗ về một hình thức ưu sinh mới », không chỉ ở Ý, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican năm năm sau ngày Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm chưởng ấn Học viện thần học Tòa Thánh Gioan-Phaolô II về các khoa học hôn nhân và gia đình, và là chủ tịch của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống.
« ĐỨC NGUYÊN GIÁO HOÀNG VÀ TÍNH PHI HIỆN THỰC CỦA ‘VIỆC CHẠY TRỐN VÀO GIÁO THUYẾT THUẦN TÚY’ »
« Đức nguyên Giáo hoàng và tính phi hiện thực của ‘việc chạy trốn vào giáo thuyết thuần túy’ » : đó là tựa đề của bài suy tư của Giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, ông Andrea Tornielli, đăng trên nhật báo Osservatore Romano, ngày 28/7/2021, liên quan đến câu trả lời của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho nguyệt san « Herder Korrespondenz ».
NHÂN KỶ NIỆM 60 NĂM NGƯỜI ĐẦU TIÊN BAY VÀO KHÔNG GIAN, SUY TƯ CỦA NHÀ THIÊN VĂN HỌC CỦA VATICAN
« Tôi không thấy Thiên Chúa ở đây ». Vị tu sĩ dòng Tên và cũng là nhà thiên văn học của Vatican, Guy Consolmagno, gợi lại câu nói vô thần này được gán cách sai lầm cho Youri Gagarine, phi hành gia người Nga và cũng là người đầu tiên bay vào không gian, nhân kỷ niệm 60 năm ông có chuyến bay lịch sử vào không gian, ngày 12/4/1961.
DAN BROWN DỰ BÁO CÁI CHẾT CỦA THIÊN CHÚA
Nhân dịp giới thiệu của tiểu thuyết mới nhất của mình, tác giả cuốn « Mật mã Da Vinci » (2003), ông Dan Brown, đã cho rằng « Thiên Chúa không thể sống sót khi đứng trước khoa học ». Nhiều thần học gia và khoa học gia nhận xét rằng sự đối lập này giữa tôn giáo và khoa học ngày nay đã lỗi thời.
THỰC SỰ CÓ XẢY RA PHÉP LẠ Ở LỘ ĐỨC KHÔNG ?
Nhân Ngày thế giới bệnh nhân được cử hành ở Lộ-Đức vào ngày 11/2, trao đổi với Bác sĩ Patrick Theillier, người từng có 11 năm đặc trách Văn phòng Y tế Lộ Đức. Ông giải thích lập trường của Giáo Hội đối với các phép lạ ở Lộ Đức.
Ý NGHĨA CỦA ĐỨC TIN: ĐÚNG VÀ SAI
Lm. Robert Barron
Nhà thần học Tin Lành Paul Tillich có lần đã nói rằng “đức tin” là từ bị hiểu sai nhiều nhất trong từ vựng tôn giáo. Về điểm này, càng ngày tôi càng tin rằng ông ấy đúng. Sở dĩ tôi tin chắc như thế là vì rất thường xuyên gặp thấy trên diễn đàn internet của tôi những lời châm biếm về đức tin của các tín hữu nghiêm túc.