BÁM RIẾT CHỮA TRỊ, MỘT GIẢI PHÁP KHÔNG THÍCH ỨNG VÀ GÂY BẤT LỢI CHO BỆNH NHÂN
Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống, Đức cha Vincenzo Paglia, đã được Đức Phanxicô tiếp kiến vào thứ Năm ngày 8/8/2024. Đức Cha đã trình bày cuốn “Tiểu từ điển về giai đoạn cuối đời”. Đối với Đức Cha, nếu Giáo hội chịu trách nhiệm đào tạo lương tâm, chứ không phải soạn luật, thì Giáo hội mời gọi chúng ta suy nghĩ về vấn đề khăng khăng bám riết điều trị, vốn không phải là biểu hiện của y học thích ứng và thuận lợi cho người bệnh. Ngài kêu gọi cần đạt được sự đồng thuận chính trị cao nhất có thể.
ĐỨC THÁNH CHA GỞI THÔNG ĐIỆP HY VỌNG ĐẾN DÂN TỘC TRUNG QUỐC
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Tỉnh Dòng Tên Trung Quốc, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng Trung Quốc là “một dân tộc vĩ đại” vốn “không được lãng phí di sản của mình”. Ngài không che giấu mong muốn được đến thăm đất nước châu Á này, đặc biệt là đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn được dâng kính Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu.
THA THỨ VÀ HÒA BÌNH: CHỦ ĐỀ CỦA NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Hôm thứ Năm ngày 8/8/2024, Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện đã công bố chủ đề của Ngày Thế giới Hòa bình sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 năm 2025: “Xin tha thứ cho những xúc phạm của chúng con: xin ban bình an cho chúng con”. Lấy cảm hứng từ Năm Thánh, Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoán cải cá nhân để mang lại hòa bình đích thực.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ. CHÚA THÁNH THẦN HƯỚNG DẪN DÂN THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA – BÀI 5. « BỞI QUYỀN NĂNG CHÚA THÁNH THẦN, NGƯỜI ĐÃ NHẬP THỂ TRONG LÒNG ĐỨC TRINH NỮ MARIA ». LÀM THẾ NÀO CƯU MANG VÀ SINH HẠ CHÚA GIÊSU ?
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Với bài giáo lý này, chúng ta bước vào giai đoạn hai của lịch sử cứu độ và chủ đề của ngày hôm nay là: Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời. Giáo hội đã đón nhận sự kiện được mạc khải này và đặt nó ở trọng tâm Tín Biểu của mình.
TRUNG TÂM ĐA TÍN NGƯỠNG CỦA THẾ VẬN HỘI OLYMPIC, CHỨNG TÁ CHO TINH THẦN OLYMPIC
Như với mỗi “Thế vận hội Olympic”, một trung tâm đa tín ngưỡng cho phép các vận động viên sống đức tin của mình với sự đồng hành từ các tuyên úy của năm tôn giáo lớn. Một nơi cũng thể hiện tinh thần Olympic, Đức Cha Emmanuel Gobilliard, đại diện tại Thế vận hội Olympic của Hội đồng Giám mục Pháp, nhấn mạnh.
THẾ VẬN HỘI 2024: MARIE-JOSÉE TA LOU, VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY NƯỚC RÚT, CHẠY “VÌ VINH QUANG THIÊN CHÚA”
Người cầm cờ của đoàn Bờ Biển Ngà, 35 tuổi, vận động viên chạy nước rút Marie-Jo Ta Lou, phó vô địch thế giới nội dung 100 và 200 m năm 2017, mơ ước giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Paris. Là một người Công giáo thực hành, cô kể lại chỗ đứng hàng đầu của đức tin trong cuộc đời cô với tư cách là một vận động viên cấp cao.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN CHƯƠNG TRONG ĐÀO TẠO
Trong một lá thư gửi các ứng viên linh mục cũng như các nhân viên mục vụ và tất cả các Kitô hữu, Đức Phanxicô nhấn mạnh “giá trị của việc đọc tiểu thuyết và thơ ca trong hành trình trưởng thành cá nhân”, bởi vì việc đọc sách mở ra những không gian nội tâm mới, làm phong phú, giúp đối mặt với cuộc sống và nhạy cảm với các vấn đề của tha nhân.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CỦA CẢI VẬT CHẤT KHÔNG LẤP ĐẦY ĐƯỢC CUỘC ĐỜI CHÚNG TA, CHỈ TÌNH YÊU MỚI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ
“Những thứ vật chất không mang lại sự viên mãn cho cuộc sống. Chúng quan trọng và giúp ta tiến bước, nhưng chúng không lấp đầy cuộc đời của chúng ta. Chỉ tình yêu mới có thể làm được điều đó”. Đức Phanxicô lưu ý như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 4/8/2024 và đồng thời cũng nhắc nhớ rằng “nếu mọi người trao tặng cho nhau những gì mình có, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, dù với chút ít thì hết thảy đều có một điều gì đó”.
TẠI LIÊN HỢP QUỐC, TÒA THÁNH TÁI KHẲNG ĐỊNH DẤN THÂN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Văn hóa hòa bình, Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York, đã nêu rõ rằng khái niệm hòa bình được tóm tắt trong bốn từ : sự thật, công lý, bác ái và tự do.
TÒA THÁNH NÓI VỀ THẾ VẬN HỘI OLYMPIC 2024: MỘT SỐ CẢNH XÚC PHẠM CÁC TÍN HỮU
Tòa Thánh bày tỏ nỗi buồn trước một số cảnh tượng tại lễ khai mạc Thế vận hội, “một sự kiện danh giá trong đó toàn thế giới đoàn kết xung quanh những giá trị chung” và trong đó “không nên có những ám chỉ chế nhạo niềm tin tôn giáo của nhiều người”.
THÁNH GIOAN-MARIA VIANNÊ CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC TUYÊN BỐ LÀ BỔN MẠNG CỦA CÁC LINH MỤC TRÊN THẾ GIỚI
Nhiều người vẫn lầm tưởng thánh Gioan-Maria Viannê là bổn mạng của các linh mục trên thế giới. Trên thực tế, ngài chỉ là bổn mạng của các cha sở trên thế giới. Thánh Gioan Maria Viannê được Đức Piô XI tuyên bố là bổn mạng của các cha sở trên thế giới từ năm 1929, và năm 1905, ngài được tuyên bố là bổn mạng của các linh mục Pháp.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC CHỦNG SINH: “XIN CHÚA UỐN NẮN TRÁI TIM CÁC CON THEO TRÁI TIM CỦA NGƯỜI”
Các chủng sinh đến từ giáo phận Getafe ở Tây Ban Nha, cùng với ban đào tạo và Giám mục của họ, đã gặp Đức Phanxicô vào Thứ Bảy, ngày 3 tháng Tám. Trước lễ Thánh Gioan-Maria Viannê, ngài khuyến cáo các linh mục tương lai hãy quan tâm đến việc hài hòa bốn trụ cột thiết yếu trong quá trình đào tạo của mình: đời sống thiêng liêng, học tập, đời sống cộng đoàn và hoạt động tông đồ.
ĐỨC PHAOLÔ VI, ĐỐI THOẠI NHƯ PHƯƠNG THUỐC CHO SỰ ỒN ÀO CỦA MẠNG XÃ HỘI
Suy tư về tính thời sự của Ecclesiam suam, thông điệp đầu tiên của Đức Phaolô VI, 60 năm sau khi được công bố.
THÁNH INHAXIÔ LOYOLA: “BẬC THẦY PHÂN ĐỊNH THIÊNG LIÊNG”
Để phân định ý muốn của Thiên Chúa, người môn đệ của Chúa Giêsu, trong sự im lặng và dịu dàng của Thánh Thần Thiên Chúa, đón nhận làn gió tình yêu của Ngài, vốn dẫn chúng ta đến mục đích mà tất cả chúng ta được tạo dựng: “ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa”.
TRANH CÃI VỀ THẾ VẬN HỘI PARIS: GIẢI THÍCH THẾ NÀO VỀ SỰ KÍN TIẾNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ?
Cảnh tượng diễn ra vào thứ Sáu vừa qua trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris đã làm dấy lên sự rụng rời của nhiều người xem, đặc biệt với cảnh liên quan đến các drag queens gợi nhớ đến hình ảnh của Bữa Tiệc Ly. Không giống như nhiều nhân vật khác, hiện tại, Đức Phanxicô vẫn tương đối kín tiếng về vấn đề này. Một quan điểm vốn chất vấn nhưng, nhìn từ Rôma, có thể tìm thấy một số chìa khóa giải thích.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC LỄ SINH CẢM NGHIỆM CHÚA GIÊSU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
“Nếu, với tư cách là lễ sinh, các con mang, trong trái tim và trong xác thịt mình như Đức Maria, mầu nhiệm của Thiên Chúa ở cùng các con, thì các con sẽ có khả năng ở với người khác theo một cách thức mới.” Đức Phanxicô đã nhấn mạnh điều này vào thứ Ba, ngày 30 tháng Bảy, trong buổi tiếp kiến ngài dành cho các em lễ sinh tại Vatican. Ngài kêu gọi họ hãy gần gũi cụ thể hơn trong sứ mạng của mình, mà “không thành kiến và không loại trừ”.
LUẬT TỰ NHIÊN TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Bản dịch tiếng Pháp của Christian Pian từ « Natural Law in Catholic Social Teachings » của Stepen J. Pope.
Christian Pian, Giảng viên thần học luân lý tại Học viện Công giáo Paris
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: DÙ TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TA NHỎ BÉ, HÃY DÂNG NÓ CHO CHÚA
Hôm Chúa Nhật ngày 28/7/2024, Đức Phanxicô đã suy niệm về đoạn Tin Mừng về phép lạ hóa bánh ra nhiều. Mô tả song song với việc cử hành Thánh lễ, ngài nhấn mạnh vào thời điểm rước lễ, như kết quả của món quà của mọi người được Chúa biến đổi thành lương thực cho mọi người.
ĐỨC CHA GOBILLIARD NÓI VỀ OLYMPIC 2024: “QUYỀN BÁNG BỔ KHÔNG CÓ CHỖ TRONG KHUÔN KHỔ THẾ VẬN HỘI”
Trong thông cáo báo chí, HĐGM Pháp bày tỏ sự khó chịu với những cảnh tượng nhạo báng Kitô giáo trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024. Đức cha Emmanuel Gobilliard, Giám mục giáo phận Digne và là đại biểu của Giáo hội Công giáo ở Pháp tham dự Thế vận hội Olympic, phân tích với nhật báo La Croix lý do tại sao cảnh tượng này lại xúc phạm đến vậy trong giới Kitô giáo, ở Pháp và nước ngoài.
OLYMPIC 2024: CÁC GIÁM MỤC PHÁP PHÊ BÌNH “NHỮNG CẢNH CHẾ GIỄU VÀ NHẠO BÁNG KITÔ GIÁO”
Hội đồng Giám mục Pháp lấy làm tiếc, hôm thứ Bảy ngày 27 tháng Bảy, về những cảnh nhạo báng Kitô giáo trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024, đặc biệt là trò đùa nhại lại cảnh Bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Kitô.