MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?

Bất chấp sự bí mật nghiêm ngặt xung quanh mật nghị, những tin tức thiếu kín đáo được cho là đã bị rò rỉ về cuộc bầu cử Đức Lêô XIV vào ngày 8 tháng 5 năm 2025. Theo tờ báo Ý Il Corriere della Sera, việc lựa chọn Giáo hoàng mới đã được quyết định giữa ĐHY Prevost và ĐHY Parolin.
CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ

“Giáo hội đang rất cần” ơn gọi linh mục và tu sĩ, Đức Lêô XIV kêu gọi từ ban công trung tâm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng đầu tiên của mình, trước các tín hữu, chính ngài đã cùng hát bài Regina Caeli. Trong bài phát biểu ngắn gọn, Đức Lêô XIV đã khuyên nhủ những người trẻ “đừng sợ hãi” và “hãy chấp nhận lời mời gọi của Giáo hội và của Chúa Kitô”.
TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI

Nhà kinh tế học Jean-Yves Naudet giải thích rằng khi chọn tông hiệu Lêô, Đức tân Giáo hoàng muốn giải quyết những thách thức của vấn đề xã hội mới, như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Lêô XIII: tố cáo bất công, lên án các giải pháp sai lầm, bảo tồn những gì phù hợp với quyền tự nhiên, cải cách những gì cần phải có.
MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ

Một số Hồng y đã phát biểu sau mật nghị để mô tả bầu không khí trong Nhà nguyện Sistine trong suốt quá trình đặc biệt này. Một số người thậm chí còn đưa ra lời giải thích về các tiêu chí được giữ lại – hoặc không – để bầu Giáo hoàng tiếp theo.
ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ

Vào cuối buổi chiều ngày thứ Bảy, 10/5/2025, sau khi trở về từ đền thánh Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành được giao phó cho các tu sĩ dòng Thánh Augustinô, Đức Lêô XIV đã đến Đền thánh Đức Bà Cả.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »

Đức Lêô XIV đã gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Hồng y vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 5. Ngài nói : “Sự hiện diện của anh em nhắc nhở tôi rằng Chúa, Đấng đã giao phó cho tôi sứ mạng này, không để tôi đơn độc gánh vác trách nhiệm”. Ngài cũng hướng suy nghĩ của mình tới Đức Phanxicô, sau đó hy vọng rằng Hồng y đoàn sẽ tiếp tục “gắn bó hoàn toàn với con đường mà Giáo hội hoàn vũ đã đi theo từ nhiều thập kỷ qua, trong đường hướng của Công đồng Vatican II”. Đức Thánh Cha cũng không quên giải thích việc chọn lựa tông hiệu của mình trong đường hướng này, và qua đó “trao cho mọi người di sản học thuyết xã hội của mình”.
CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

Đức Giáo hoàng Lêô XIV công bố chân dung, huy hiệu và khẩu hiệu của mình, phản ánh rõ ràng nguồn gốc thuộc Dòng Thánh Augustinô của ngài.
BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’

Cha Alejandro Moral, Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô và là bạn lâu năm của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV, nói với Vatican News rằng Đức tân Giáo hoàng “ngay lập tức nói về công lý và hòa bình, về những cây cầu giữa tất cả mọi người, về tính hiệp hành”.
TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV

Dòng Thánh Augustinô (tiếng Latinh: Ordo Fratrum Sancti Augustini, viết tắt O.S.A. hoặc o.s.a.) — có tên cũ là “Dòng ẩn sĩ của Thánh Augustinô” (tiếng Latinh: Ordo Fratrum Eremitarum Sancti Augustini) – là một dòng khất sĩ thuộc quyền giáo hoàng, dựa vào tu luật Thánh Augustinô kể từ khi thành lập vào thế kỷ XIII.
“NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ

Chỉ vài giờ sau khi Đức Lê-ô XIV được bầu, ĐHY Jean-Paul Vesco, Tổng giám mục Alger, đã kể lý do tại sao Hồng y đoàn lại nhanh chóng chọn ĐHY Robert Francis Prevost làm người kế nhiệm Thánh Phêrô : « Ngày hôm sau của ngày đi vào mật nghị, chúng tôi đã biết ai sẽ là người kế nhiệm ». Phỏng vấn.
XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI

Trong những lời đầu tiên của Đức Lêô XIV, có một chỉ dẫn quý giá về đời sống của Giáo hội.
TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV

Đức Hồng y Robert Francis Prevost sinh ra tại Chicago. Ngài đã trải qua nhiều năm truyền giáo ở Peru trước khi được bầu làm bề trên Dòng Augustinô trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.
THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5

Văn phòng Phủ Giáo hoàng đã công bố những hoạt động của Đức tân Giáo hoàng trong tháng Năm này. Chúa Nhật tới, tại ban công của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, sẽ diễn ra Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, tiếp theo là buổi gặp gỡ báo chí quốc tế, tiếp kiến các nhân viên của Giáo triều và Vatican, và đoàn ngoại giao, lễ tiếp quản các Vương cung thánh đường của Giáo hoàng… Thánh lễ khai mạc sứ vụ sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, ngày 18/5/2025.
“GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”

Vatican News đăng lại cuộc phỏng vấn với Đức cha Robert Francis Prevost, hiện là Đức Giáo hoàng Lêô XIV. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi giám đốc biên tập truyền thông của Tòa thánh, ông Andrea Tornielli, vào tháng 5 năm 2023, ngay sau khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giám mục.
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI

Mật nghị đã bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng thứ 267. Chào đón 100.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng muốn “cảm ơn tất cả các anh em Hồng y đã chọn ngài làm Người kế vị Thánh Phêrô” và “để bước đi cùng ngài với tư cách là một Giáo hội hiệp nhất trên hành trình tìm kiếm công lý”. Ngài nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô và gửi lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha tới giáo phận Chiclayo của Peru, nơi ngài đang truyền giáo.
HABEMUS PAPAM
ĐHY Robert Prevost, người Mỹ, 70 tuổi, nguyên tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã được bầu chọn trở thành Giáo hoàng thứ 267, kế vị thánh Phêrô, lấy tông hiệu là Lêô XIV. Thông điệp đầu tiên ngài đưa ra cho Giáo hội và thê giới là Hòa Bình: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Ngài kêu gọi xây dựng những chiếc cầu, tình huynh đệ, đối thoại…Đức Lêo XIII là vị Giáo hoàng đầu tiên cho ra đời thông điệp xã hội Rerum Novarum (Tân Sự, 1891), đánh dấu việc Giáo hội chính thức can thiệp vào những vấn đề xã hội.
GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU

“Extra omnes!”, “Xin mọi người ra ngoài!“, cụm từ tiếng Latinh nổi tiếng do Đức cha Diego Ravelli, Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, công bố, vang lên tại Nhà nguyện Sistine vào chiều thứ Tư này, khoảng 5g45 chiều. Với nghi lễ có từ nhiều thế kỷ này, Giáo hội hiện đã đi vào im lặng để cho phép 133 Hồng y cử tri bỏ phiếu, với gánh nặng bầu ra người kế nhiệm Thánh Phêrô. Khi những cánh cửa nặng nề đóng lại, một ranh giới nghiêm ngặt đã được thiết lập giữa thế giới bên ngoài và các Hồng y của Hồng y đoàn.
KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE

Sau khi vào Nhà nguyện Sistine vào thứ Tư, ngày 7 tháng 5, các Hồng y đã tiến hành vòng bỏ phiếu đầu tiên để bầu ra Người kế vị Thánh Phêrô. Các ngài công bố kết quả của cuộc bỏ phiếu đầu tiên này bằng một làn khói đen: không có vị Hồng y nào nhận được 89 phiếu cần thiết để lên ngai Phêrô.
THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »

Để mở đầu cho mật nghị, Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng đã được ĐHY niên trưởng Giovanni Battista Re chủ tế vào thứ Tư ngày 7/5 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và có sự đồng tế của 133 Hồng y cử tri. Nhắc lại trong bài giảng rằng mỗi Giáo hoàng đều tiếp tục hiện thân Thánh Phêrô và sứ mạng của ngài, ĐHY nhấn mạnh rằng việc bầu chọn Giáo hoàng mới không chỉ đơn giản là một sự kế nhiệm những con người, “nhưng đó luôn luôn là Thánh Phêrô Tông đồ quay trở lại”.
MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?

Từ việc bỏ phiếu của các Hồng y cử tri cho đến việc đốt phiếu trong lò gang có từ năm 1939, dưới đây là cái nhìn về những gì diễn ra bên trong Nhà nguyện Sistine trong cuộc bầu cử giáo hoàng.