BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ TUỔI GIÀ- BÀI 3. TUỔI GIÀ, NGUỒN LỰC CHO TUỔI TRẺ VÔ TÂM
Tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, trong buổi tiếp kiến chung hôm 16/3/2022, Đức Phanxicô bàn về hình ảnh ông Nô-ê. Đang khi thế giới hiện nay phải chịu nhiều ràng buộc và áp lực khác nhau, nơi mà sự băng hoại đang thống trị, thì ơn gọi của Nô-ê, được Thiên Chúa chọn, rất giàu ý nghĩa.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI CHUYỆN VỚI THƯỢNG PHỤ KIRILL
Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã có buổi nói chuyện trực tuyến với Đức Kirill, Thượng phụ của Moscou và toàn Nga vào chiều thứ Tư 16/3/2022 về cuộc chiến tranh ở Ucraina và về vai trò của Kitô hữu và các mục tử của họ để thúc đẩy hòa bình.
LỜI CẦU NGUYỆN « LẠ LÙNG » CỦA ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc một lời cầu nguyện cho Ucraina và Nga hôm 16/3/2022, sau buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư hàng tuần, trong đó, ngài cầu xin Thiên Chúa thương xót và tha thứ cho tội lỗi của con người với nhau và đồng thời xin Thiên Chúa “ngăn chặn bàn tay của Cain“, ngăn chặn bạo lực chiến tranh. Lời cầu nguyện này làm chúng tôi nhớ lại một lời cầu nguyện mạnh mẽ và lạ lùng khác của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong Thánh lễ Đêm Giáng Sinh 2010 mà chúng tôi đã bàn đến. Giờ đây, trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina, gây ra sự đổ máu và chết chóc thảm thương, chúng tôi xin đăng lại bài này như một lời cầu xin Thiên Chúa “hãy bẻ gãy ngọn roi của kẻ áp bức. Xin hãy thiêu hủy những gót giày chiến binh. Xin hãy chấm dứt cái thời áo choàng đẫm máu“để thế giới được hòa bình và con người được chung sống trong tình huynh đệ.
« LẠY CHÚA, XIN THA THỨ CHO CHÚNG CON » : LỜI CẦU NGUYỆN CHO UCRAINA VÀ NGA DO ĐỨC PHANXICÔ ĐỌC
Sau buổi tiếp kiến chung ngày 16/3/2022, Đức Thánh Cha đã đọc một lời cầu nguyện do Đức cha Domenico Battaglia, Tổng Giám mục Napoli, biên soạn trong những ngày qua. Dưới đây là lời cầu nguyện :
ĐỨC PHANXICÔ SẼ THÁNH HIẾN UCRAINA VÀ NGA CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ
Vatican thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Ucraina và Nga, vào ngày 25/3/2022, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria. Một hành vi có tầm quan trọng thiêng liêng mang tính biểu tượng cao.
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ CHƯA BAO GIỜ NHẮC ĐẾN TÊN « PUTIN » VÀ « NGA » KHI LÊN ÁN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VÀO UCRAINA ?
Trong bài xã luận được đăng trên Vatican News với tựa đề “Tiếng kêu trong sa mạc của Đức Giáo hoàng”, Andrea Tornielli, Giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, đã trả lời cho một số chỉ trích đối với Đức Phanxicô khi ngài không nêu đích danh « Putin » hay « Nga » trong những tuyên bố kêu gọi chấm dứt chiến tranh, dù ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ chưa hề có để nói về cuộc xâm lược vốn không phải là một hoạt động quân sự đặc biệt này : « sự man rợ của việc giết hại trẻ em và những công dân vô tội », « cuộc xâm lược vũ trang không thể chấp nhận được», « phỉ báng danh » Thiên Chúa.
ĐỨC PHANXICÔ, VỊ GIÁO HOÀNG CỦA ĐỐI THOẠI TRÊN CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG
Kỷ niệm 9 năm Đức Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng diễn ra vào thời điểm u ám của lịch sử, được ghi dấu bởi cuộc xung đột ở Ucraina. Nhưng ngày 13/3/2013 cho đến nay, Đức Thánh Cha đã không ngừng hành động vì hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, mang niềm hy vọng của Thiên Chúa đến các vùng ngoại vi của thế giới.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM C : GIỮ CHO TÂM HỒN ĐƯỢC ÁNH SÁNG CỦA CHÚA KITÔ THỨC TỈNH
« Chúng ta có thể nghĩ rằng chính ánh sáng của Chúa Giêsu đã thức tỉnh họ. Giống như họ, chúng ta cũng cần đến ánh sáng của Thiên Chúa, ánh sáng khiến chúng ta nhìn thấy mọi sự bằng một cách khác : nó thu hút chúng ta, nó đánh thức chúng ta, nó khơi lại trong chúng ta ước muốn và sức mạnh cầu nguyện, nhìn vào bên trong bản thân, và dành thời gian cho người khác. Chúng ta có thể vượt qua sự mệt mỏi của thân xác bằng sức mạnh của Thánh Thần của Thiên Chúa. » Đức Phanxicô giải thích như thế về bài Tin Mừng Chúa Giêsu Hiển Dung trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/3/2022, và đồng thời nhắc nhớ thời gian Mùa Chay « là một thời gian mà Thiên Chúa muốn đánh thức chúng ta khỏi sự uể oải trong tâm hồn, khỏi sự mê ngủ không để Chúa Thánh Thần được biểu lộ ».
ĐỨC PHANXICÔ: HÃY DỪNG CUỘC THẢM SÁT NÀY!
Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/3/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi chấm dứt chiến tranh, gia tăng thời gian cầu nguyện cho hòa bình và đồng thời khẳng định rằng những ai ủng hộ bạo lực là phỉ báng danh Thiên Chúa. Dưới đây là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha:
Ở LVIV, MỘT TRƯỞNG GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MUỐN ĐOẠN TUYỆT VỚI THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MOSCOU
Trưởng Giáo chủ Lviv, Đức Filaret, của Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina, phụ thuộc Tòa Thượng phụ của Moscou, kêu gọi ủng hộ một Giáo hội tự trị độc lập.
ĐỨC KIRILL XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH Ở UCRAINA « TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG TÂY VÀ NGA »
Đức Thượng phụ Kirill của Moscou đã khẳng định hôm 10/3 rằng trách nhiệm của cuộc chiến tranh ở Ucraina là phải tìm kiếm từ phía những người muốn « làm suy yếu nước Nga ». Ngài tố cáo ý muốn của Tây phương tiến hành một « cuộc cảo tạo tinh thần » người Ucraina để làm cho họ chống lại các nước láng giềng phía Đông.
CÁC BÀ MẸ NỔI DẬY Ở NGA, TRONG KHI NGƯỜI DÂN UCRAINA TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN
Những người lính nghĩa vụ trẻ tuổi của Nga đã được gởi đi chiến đấu ở Ucraina, mà không biết họ đang được gởi đi tham chiến. Các bà mẹ của họ đang phản đối cách mạnh mẽ bởi vì họ không có tin tức gì về những đứa con trai của mình. Trong khi đó, người dân Ucraina đang cố gắng kháng chiến chống lại những kẻ xâm lược: một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ sự tự do của mình.
ĐHY HOLLERICH THÚC GIỤC ĐỨC KIRILL KÊU GỌI CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
Chủ tịch Ủy ban các Hội đồng Giám mục Châu Âu (Comece) đã viết thư cho Đức Thượng phụ Chính Thống giáo Moscou và toàn Nga để ngài mang lại hy vọng và yêu cầu chính quyền Nga chấm dứt thù địch, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và khuyến khích mở các hành lang nhân đạo.
ĐHY PAROLIN : « KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC », VIỆC NÉM BOM MỘT BỆNH VIỆN NHI Ở MARIOUPOL
« Không thể chấp nhận được ! » : Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kết án việc ném bom một bệnh viện nhi và một nhà hộ sinh ở Marioupol, Ucraina, hôm 9/3/2022, Radio Vatican đưa tin.
ĐỨC PHANXICÔ : GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI CẦN SỰ CAN ĐẢM CỦA CÁC PHỤ NỮ
Khi Hội nghị quốc tế về các nữ tiến sĩ Hội Thánh và là quan thầy của Châu Âu được tổ chức ở Rôma kết thúc vào ngày 8/3, Đức Phanxicô đã nói với tất cả các tham dự viên. Ngài giải thích : « Sự nhạy cảm của thế giới hiện nay đòi hỏi người phụ nữ phải được phục hồi phẩm giá và giá trị nội tại » mà họ đã được Đấng Tạo Hóa phú ban.
ẤN ĐỘ : MỘT KITÔ HỮU THUỘC TẦNG LỚP CÙNG ĐINH ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THỊ TRƯỞNG CHENNAI
Priya Rajan, một phụ nữ 28 tuổi, thuộc tầng lớp cùng đinh của xã hội Ấn Độ, thuộc Giáo hội Tin Lành Phúc Âm, đã được bầu làm thị trưởng thành phố Chennai vào ngày 4/3/2022. Một sự bổ nhiệm đặc biệt mang tính biểu tượng đối với các nhóm thiểu số Kitô giáo của đất nước Ấn Độ.
CON ĐƯỜNG CÔNG NGHỊ : LẬP TRƯỜNG TẾ NHỊ CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỨC DÈ DẶT
Sau khi bỏ phiếu cho một loạt đề xuất gợi ý những thay đổi sâu xa trong khuôn khổ của con đường công nghị, các Giám mục Đức đang nhóm họp cho khóa họp khoáng đại từ 7-10/3/2022. Trong số các Giám mục, những vị phản đối hay những vị dè dặt với những cải cách đang được bàn luận cảm thấy khó khăn để cho mình được lắng nghe, nhưng các ngài trông cậy vào sự ủng hộ của Vatican.
ĐHY PAROLIN ĐIỆN THOẠI CHO BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO NGA : « HÃY CHẤM DỨT CÁC CUỘC GIAO TRANH »
Một cuộc điện đàm đã diễn ra vào hôm 8/3/2022 giữa Đức Hồng y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Bộ trưởng ngoại giao Liên bang Nga, ông Sergei Lavrov. ĐHY đã lặp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng và bày tỏ sự sẵn lòng cho mọi hình thức trung gian.
“NHỮNG DÒNG SÔNG MÁU” Ở UCRAINA: “CHIẾN TRANH”, KHÔNG PHẢI “HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ”
Đức Giáo hoàng Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin kêu gọi chống lại cuộc tấn công của Nga “gieo rắc chết chóc, hủy diệt và khốn khổ”. Ngài cảm ơn các phóng viên đã liều mạng sống để cho phép chúng ta “đánh giá sự tàn ác” của những gì đang diễn ra ở các thành phố của Ucraina.
TÔNG HUẤN AMORIS LAETITIA CỦA ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ NGƯỜI NỮ
54. “Trong cái nhìn toát lược này, tôi muốn nhấn mạnh rằng cho dù đã có những bước tiến quan trọng trong việc nhìn nhận các quyền của phụ nữ và sự tham dự của họ vào đời sống công cộng, tại một số nước vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thăng tiến những quyền này. Những tập tục không thể chấp nhận vẫn cần được loại bỏ. Tôi nghĩ cách riêng đến sự bạc đãi đáng xấu hổ mà đôi khi phụ nữ phải chịu, những bạo lực trong gia đình và rất nhiều hình thức nô dịch hóa, trong đó không hề cho thấy sức mạnh của đàn ông mà đúng hơn chỉ là những hành động nhu nhược nhát đảm.