SỰ TỰ DO TRONG ĐƯỜNG LỐI SƯ PHẠM CỦA HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH
Hội Linh mục Xuân Bích, Tỉnh Pháp, đã phổ biến tập tài liệu liên quan đến đường lối sư phạm của mình trong việc đào tạo các linh mục tương lai. Tập tài liệu dài 54 trang, khổ B5, với tựa đề: “Une Pédagogie de la Liberté” và một phụ đề “Notes pédagogiques sur la formation des prêtres aujourd’hui ». Tập tài liệu này, một lần nữa, như là một nỗ lực thích ứng truyền thống đào tạo linh mục của Hội Xuân Bích trong hoàn cảnh hiện nay, hay nói như Cha Vidal, nó không phải là “sửa đổi mục tiêu sư phạm, tức là luôn chuẩn bị các mục tử mà Giáo hội và sứ mạng của Giáo hội cần đến và Giáo hội lãnh nhận từ Chúa, nhưng là những phương tiện của của đường lối đào tạo này” (tr. 4).
SƯ PHẠM XUÂN BÍCH VÀ NHỮNG TIỀN DỮ KIỆN THẦN HỌC
Thảo luận bàn tròn : Sư phạm Xuân Bích về việc đào tạo linh mục và những tiền dữ kiện thần học
Thảo luận, vào ngày 19/11/2008, giữa các cha Laurent Villemin, giáo sư học viện Công giáo Paris, cha Robert Scholtus, giáo sư tại học viện Công giáo Paris và cũng là bề trên của chủng viện Des Carmes, và cha Maurice Vidal, linh mục Xuân Bích, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Joseph Dorée, thuộc Hội Xuân Bích và nguyên là Giám mục của Strasbourg.
“CHẤT XUÂN BÍCH” CHO HÔM NAY
Bắt đầu hiện diện ở đất nước này từ đầu thập niên 1930, và gần như ngay lập tức phải đương đầu với những biến động dồn dập của thời cuộc, nhưng Xuân Bích đã sớm tạo được một uy tín đáng nể trong sứ mạng đào tạo linh mục cho Giáo hội địa phương. Uy tín ấy được hàm chứa trong những cụm từ như “truyền thống Xuân Bích” hay “chất Xuân Bích” vẫn thường được nhắc đến không chỉ bởi các thành viên Xuân Bích Việt Nam mà nhất là bởi các cựu sinh viên Xuân Bích thuộc các thế hệ đầu, và bởi những người khác nữa.
TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP: LỊCH SỬ, CON NGƯỜI, LINH ĐẠO VÀ SƯ PHẠM
A. Cái nhìn chung[1]
1. Từ ngữ và ý nghĩa.
Thành ngữ « Trường phái tu đức Pháp » được cha Henri Bremond dùng lần đầu tiên năm 1920