KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
Trong buổi Kinh Truyền Tin vào ngày 22/12/2024, Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Đức Phanxicô đã đọc kinh từ nhà nguyện của Nhà Thánh Mátta, do các triệu chứng cảm lạnh. Ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, ngài kêu gọi mọi người tạ ơn vì “phép lạ sự sống” được ban tặng. Ngài nhấn mạnh : “Không một đứa con nào là sai lầm”. Theo truyền thống kể từ Đức Phaolô VI, Đức Phanxicô sau đó đã làm phép cho các tượng Bambinelli – các tượng nhỏ Chúa Giêsu Hài Đồng – do các tín hữu mang đến.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
Đức Thánh Cha đã tiếp đón các nhà lãnh đạo Giáo triều Rôma vào Thứ Bảy, ngày 21/12/2024, để trao đổi lời chúc mừng Giáng sinh. Đức Phanxicô muốn một sự quản trị cởi mở với tinh thần cộng đồng trong sự khiêm tốn biết tự nhận lỗi và nói tốt về người khác cũng như là người kiến tạo lời chúc lành.
BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
Được công bố vào thứ Năm, ngày 12/12/2024, báo cáo kiểm toán do Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) ủy quyền tiết lộ 63 cáo buộc về bạo lực tình dục do các linh mục của Hội thực hiện từ năm 1950 đến năm 2024.
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành vào ngày 1/1/2025, Đức Phanxicô đã liên kết mục tiêu hòa bình với suy tư về chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới về Niềm hy vọng bằng cách lưu ý đến món nợ nước ngoài và nợ sinh thái, cũng như nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về việc tha nợ vốn không chỉ là vấn đề liên đới mà còn là công lý, về tôn trọng sự sống, nhất là xóa bỏ án tử hình, và đồng thời về giảm chi tiêu quân sự
LỜI KHUYÊN CỦA MỘT GIÁO PHỤ SA MẠC ĐỂ THÁO GỠ MỐI DAY OÁN HẬN
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc sống chúng ta? Đôi khi sự oán hận nổi lên và gây ra đau khổ mà không biết làm cách nào để thoát khỏi nó. Thánh Sisoes Cả đã thấy rõ: tự mình báo oán, đó là từ chối sự bảo vệ của Thiên Chúa.
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, trong khi tiếp phái đoàn từ khoa nha khoa của Đại học Napoli “Frederick II”, Đức Phanxicô đã nhắc lại ba nguyên tắc của lời thề Hippocrate: không làm hại, chăm sóc và chữa lành. Ngài cảnh báo các bác sĩ chống lại nguy cơ bỏ bê phẩm giá con người bằng cách “làm theo lợi ích của thị trường và ý thức hệ, thay vì cống hiến hết mình cho lợi ích của cuộc sống sơ sinh, cuộc sống đau khổ, cuộc sống nghèo khổ”.
NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
Một bài báo của tờ “Washington Post” xuất bản cuối tháng 11 cho biết rằng các linh mục, tu sĩ tin rằng họ thực thi nghề nghiệp hạnh phúc nhất thế giới. Do đó, Thiên Chúa Nhân Lành được nêu rõ là Ông Chủ Lớn tốt lành nhất thế giới! Ai vẫn còn nghi ngờ điều đó?
ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
Đức Phanxicô đã tiếp kiến, hôm 28/11/2024, các tham dự viên Đại hội toàn thể của Ủy ban Thần học Quốc tế, một cơ quan giáo triều do Đức Phaolô VI thành lập vào năm 1969 để đáp lại mong muốn của các Nghị phụ Thượng Hội đồng trong Đại hội thường lệ đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục. Nhắc lại kết luận gần đây vào tháng 10 vừa qua của Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ lần thứ 16, cũng như việc mở Cửa Thánh sắp tới, ngài đã mời gọi các thành viên của Ủy ban “đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm” và “phát triển một nền thần học về tính hiệp hành”.
THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
Nhóm nghiên cứu sẽ bao gồm các thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ Văn bản Pháp luật. Mục tiêu là “điển hình hóa” tội lạm dụng thiêng liêng bằng cách đi tới một xác quyết phù hợp hơn về các vấn đề tâm linh và các hiện tượng được cho là siêu nhiên.
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
Thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố «Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội », đặc biệt gửi đến các chủng sinh. Nó tiếp nối một tài liệu khác, được giới thiệu vào tháng 8, trong đó Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của văn chương.
DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
“Công lý là một nhân đức bản lề hết sức quan trọng, giúp trao cho mỗi người các quyền của họ. Và nhân đức này chắc chắn cũng phải được sống trong Giáo hội: các quyền của tín hữu và các quyền của chính Giáo hội đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, không có cộng đồng nhân loại nào, và càng không có trong Giáo hội, việc tôn trọng quyền lợi là đủ; cần phải vượt lên trên các quyền lợi, với lòng nhiệt thành của bác ái, tìm kiếm thiện ích cho người khác qua việc hiến dâng cuộc sống của chính mình một cách quảng đại…. Sự hòa hợp giữa bác ái và công lý được soi sáng trong việc cả hai cùng nhau hướng tới chân lý.”
THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
Trong “Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội”, được công bố vào thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh sự cấp bách đối với ứng viên linh mục trong việc đào sâu “sự nhạy cảm về lịch sử thực sự” và kêu gọi loại bỏ những bóp méo mang tính ý thức hệ được thực hiện đặc biệt bởi các mạng xã hội. Một lời mời gọi đón nhận Giáo hội như một người mẹ và như Giáo hội là, và đồng thời khám phá lại cội nguồn lịch sử của Giáo hội để Giáo hội có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ của mình với thế giới đương đại.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
Trong Sứ điệp Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 39 sẽ được cử hành vào ngày 24/11/2024, Đức Phanxicô mời gọi giới trẻ tự vấn về việc họ xây dựng cuộc sống của họ trên những niềm hy vọng nào và đồng thời khuyến khích giới trẻ hãy lên đường và sống cuộc hành hương đời mình, không phải trên những hy vọng sai lầm, nhưng nơi “ánh sáng Tin Mừng của Chúa Kitô”.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật, ngày 17/11/2024, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “các cuộc khủng hoảng và thất bại, mặc dù đau đớn, nhưng rất quan trọng, bởi vì chúng dạy chúng ta trao cho mỗi thứ đúng trọng lượng của nó, không gắn bó tâm hồn mình với những thực tại của trần gian này, bởi vì chúng sẽ qua đi: chúng nhất định phải tàn phai” và chỉ có Chúa Kitô và Lời Người vẫn còn mãi. Và trong Ngày Thế Giới Người Nghèo, ngài không quên “cảm ơn những ai, trong các giáo phận và giáo xứ, đã tổ chức các sáng kiến liên đới với những người thiệt thòi nhất“.
HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
Tại hội trường Phaolô VI, ngày 17/11/2024, Đức Phanxicô ăn trưa với 1.300 người nghèo. Trong bài giảng thánh lễ nhân Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ VIII, ngài đặt câu hỏi: “Liệu tôi có quay mặt đi khi nhìn thấy sự nghèo đói, những nhu cầu, nỗi đau khổ của người khác không?…Tôi có cảm thấy cùng một lòng trắc ẩn như Chúa trước người nghèo không?…”
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
“Chúng ta trở thành Giáo hội của Chúa Giêsu trong chừng mực chúng ta phục vụ người nghèo”. Đức Phanxicô đã nhắc nhớ như thê vào Chúa Nhật, ngày 17/11/2024, ngày đánh dấu lần thứ tám Ngày Thế Giới Người Nghèo. “Trong khi một phần thế giới buộc phải sống trong các khu ổ chuột của lịch sử, trong khi sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và nền kinh tế gây thiệt hại những người yếu thế nhất, trong khi xã hội tôn thờ ngẫu tượng tiền bạc và tiêu thụ, thì người nghèo và những người bị loại trừ thường không thể làm gì khác hơn là tiếp tục chờ đợi,” Đức Thánh Cha lấy làm tiếc như thế trong bài giảng thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
“HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
Tiếp đón các chủng sinh người Tây Ban Nha vào Thứ Bảy, ngày 16 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải mang lại niềm an ủi cho các tù nhân, những người bị giam giữ về thể xác, cũng như những nạn nhân của các nhà tù ý thức hệ hoặc nhà tù tinh thần, “những nhà tù tạo ra sự bóc lột, chán nản, thiếu hiểu biết và lãng quên Thiên Chúa”.
LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
Hai sự kiện trong tháng này, Entretiens de Valpré (Tọa đàm Valpré) vào ngày 15 và 16 tháng 11 và Tuần lễ Xã hội Pháp vào ngày 23 và 24 tháng 11, sẽ quy tụ các Kitô hữu để suy tư về các vấn đề kinh doanh và lao động. Về những vấn đề này, Thánh Kinh đưa ra những nhận định rất đa dạng.
CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
Trong sứ điệp gửi tới các tham dự viên cuộc họp về công ích do Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tìm kiếm công lý trong “mọi việc bảo vệ sự sống con người”. Đối với ngài, “điều rất quan trọng là phải nhắc nhớ công ích, một trong những nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội”.
NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
Người Công giáo vẫn luôn rất hiện diện và tích cực trong các lĩnh vực liên đới với những người dễ bị tổn thương nhất. Một nghiên cứu được công bố nhân dịp Bữa tối của các nhà xây dựng lần thứ hai cho thấy họ tham gia vào các hoạt động tình nguyện thường xuyên hơn những hoạt động khác.