SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành vào ngày 1/1/2025, Đức Phanxicô đã liên kết mục tiêu hòa bình với suy tư về chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới về Niềm hy vọng bằng cách lưu ý đến món nợ nước ngoài và nợ sinh thái, cũng như nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về việc tha nợ vốn không chỉ là vấn đề liên đới mà còn là công lý, về tôn trọng sự sống, nhất là xóa bỏ án tử hình, và đồng thời về giảm chi tiêu quân sự
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, trong khi tiếp phái đoàn từ khoa nha khoa của Đại học Napoli “Frederick II”, Đức Phanxicô đã nhắc lại ba nguyên tắc của lời thề Hippocrate: không làm hại, chăm sóc và chữa lành. Ngài cảnh báo các bác sĩ chống lại nguy cơ bỏ bê phẩm giá con người bằng cách “làm theo lợi ích của thị trường và ý thức hệ, thay vì cống hiến hết mình cho lợi ích của cuộc sống sơ sinh, cuộc sống đau khổ, cuộc sống nghèo khổ”.
DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
“Công lý là một nhân đức bản lề hết sức quan trọng, giúp trao cho mỗi người các quyền của họ. Và nhân đức này chắc chắn cũng phải được sống trong Giáo hội: các quyền của tín hữu và các quyền của chính Giáo hội đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, không có cộng đồng nhân loại nào, và càng không có trong Giáo hội, việc tôn trọng quyền lợi là đủ; cần phải vượt lên trên các quyền lợi, với lòng nhiệt thành của bác ái, tìm kiếm thiện ích cho người khác qua việc hiến dâng cuộc sống của chính mình một cách quảng đại…. Sự hòa hợp giữa bác ái và công lý được soi sáng trong việc cả hai cùng nhau hướng tới chân lý.”
LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
Hai sự kiện trong tháng này, Entretiens de Valpré (Tọa đàm Valpré) vào ngày 15 và 16 tháng 11 và Tuần lễ Xã hội Pháp vào ngày 23 và 24 tháng 11, sẽ quy tụ các Kitô hữu để suy tư về các vấn đề kinh doanh và lao động. Về những vấn đề này, Thánh Kinh đưa ra những nhận định rất đa dạng.
CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
Trong sứ điệp gửi tới các tham dự viên cuộc họp về công ích do Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tìm kiếm công lý trong “mọi việc bảo vệ sự sống con người”. Đối với ngài, “điều rất quan trọng là phải nhắc nhớ công ích, một trong những nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội”.
NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
Người Công giáo vẫn luôn rất hiện diện và tích cực trong các lĩnh vực liên đới với những người dễ bị tổn thương nhất. Một nghiên cứu được công bố nhân dịp Bữa tối của các nhà xây dựng lần thứ hai cho thấy họ tham gia vào các hoạt động tình nguyện thường xuyên hơn những hoạt động khác.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
Trong Năm Cầu Nguyện này, “chúng ta phải biến lời cầu nguyện của người nghèo thành của chúng ta và cầu nguyện với họ”, trở thành “bạn hữu” với họ, với “tâm hồn khiêm nhường”.
ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
Trong bài tham luận vào thứ Năm ngày 7/11/2024, trong cuộc tranh luận về việc loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, Đức cha Gabriel Caccia, quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc, đã lưu ý rằng những thành kiến liên quan đến sự bất bao dung về chủng tộc có những hình thức tinh vi khó giải quyết hơn, đặc biệt là trong sự gia tăng của nạn phân biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại trực tuyến và trên các nền tảng kỹ thuật số.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIEO HY VỌNG CHO NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT
Loan báo Chúa Kitô, sửa chữa những bất bình đẳng và gieo hy vọng: đây là ba khẩu hiệu mà ĐTC Phanxicô đã chỉ ra vào sáng thứ Hai 4/11/2024 cho các tham dự viên cuộc họp “Các Giáo hội, các bệnh viện dã chiến” diễn ra vào tuần này tại Rôma. Ngài kêu gọi “đi tìm kiếm” những người không đến nhà thờ và không từ chối sự giúp đỡ từ những người vô thần hoặc có niềm tin khác.
KHI CÁC GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ KHỚP VỚI HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Những người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao thưởng vào ngày 14 tháng Mười vì công trình của họ cho thấy các chính sách kinh tế là viển vông nếu không có thể chế tốt thúc đẩy quyền sở hữu, tự do kinh doanh và sự đổi mới. Nhà kinh tế học Jean-Yves Naudet nhận xét: một sự phân tích khớp với học thuyết xã hội của Giáo hội kể từ thông điệp “Rerum novarum”.
CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI
Cha Gustavo Gutiérrez , thần học gia người Peru, người khởi xướng phong trào thần học giải phóng, vốn khơi dậy những hy vọng và tranh cãi lớn lao trong Giáo hội Công giáo, đã qua đời hôm thứ Ba ngày 22 tháng Mười, thọ 96 tuổi.
“THẦY ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐEM BÌNH AN, NHƯNG ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO”: CHÚA GIÊSU CÓ BẠO LỰC KHÔNG?
Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo”. Xét từ bối cảnh của nó, câu này có vẻ mâu thuẫn với hình ảnh bất bạo động của Chúa Kitô. Chúa Giêsu không đến để rao giảng hòa bình sao? Các yếu tố giải thích.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ TRƯỞNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G7 VỀ VIỆC HOÀ NHẬP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Tiếp kiến các bộ trưởng và các đại biểu tham gia G7 về chủ đề khuyết tật, được tổ chức tại Ý từ ngày 14 đến 16 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô nhắc lại sự cần thiết phải bao gồm tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là những người khuyết tật hoặc “có khả năng khác”. Đối mặt với “nền văn hóa vứt bỏ”, việc dành một chỗ cho tất cả mọi người “không phải là vấn đề trợ giúp mà là vấn đề công lý và tôn trọng phẩm giá”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI 2024
Trong sứ điệp gửi tới Tổng Giám đốc FAO, ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), nhân dịp Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44 được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 vừa qua, Đức Phanxicô yêu cầu các nguyên tắc bổ trợ và liên đới phải được coi là nền tảng của các chương trình phát triển lương thực. Ngài mời gọi lắng nghe và dành ưu tiên cho các nhu cầu của công nhân, nông dân và những người nghèo đói.
TẠI BỈ: SỰ KIÊN CƯỜNG TRONG SỨ MẠNG MANG LẠI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bỉ, ngài đã đối diện với những chất vấn khác nhau. Nhưng rõ ràng ngài đến để trả lời cho những chất vấn đó, và nhất là để mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là Giáo hội Bỉ.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
SẮP KHÁNH THÀNH VIỆN BẤT BẠO ĐỘNG Ở RÔMA
Vài ngày trước khi khai mở Viện Bất bạo động Pax Christi tại Rôma, ĐHY Robert McElroy nói với Vatican News rằng tất cả các hình thức bạo lực đều trái ngược với Tin Mừng và các Kitô hữu phải vượt qua sự mù quáng trước những xung đột đang hoành hành ở một số nơi trên thế giới.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIỚI TRẺ HÃY TRỞ THÀNH “MEN CỦA TIN MỪNG”
Hôm 20/9/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến hơn 80 bạn trẻ thuộc phong trào sinh viên Công giáo quốc tế, “Pax Romana”. Khuyến khích họ trong công việc giáo dục và đào tạo dựa trên cơ sở học thuyết xã hội của Giáo hội, ngài đảm bảo đánh giá cao công việc của phong trào “thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển con người toàn diện”.
SINGAPORE: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI KHẢ NĂNG ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN CỦA GIỚI TRẺ SINGAPORE
Chính trong khung cảnh hài hòa của khán phòng của Trường Cao đẳng Công giáo, Đức Phanxicô đã kết thúc chuyến tông du tới Singapore vào thứ Sáu ngày 13/9/2024. 600 sinh viên từ 50 trường học và các tổ chức liên tôn trong thành phố đã lắng nghe lời kêu gọi đoàn kết tôn giáo của Đức Thánh Cha. Ngài khen ngợi khả năng đối thoại liên tôn của giới trẻ và đồng thời lưu ý rằng các tôn giáo là những con đường dẫn đến Thiên Chúa.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHIẾN TRANH Ở GAZA, QUÁ ĐÁNG LẮM RỒI! KHÔNG CÓ BƯỚC NÀO ĐƯỢC THỰC HIỆN VÌ HÒA BÌNH”
Trên chuyến bay từ Singapore trở về Rôma ngày 13/9/2024, Đức Phanxicô đã trả lời các nhà báo đi cùng ngài và nói về thảm kịch thường dân thiệt mạng. Về cuộc bầu cử Mỹ: giữa Harris và Trump, ngài kêu gọi mọi người hãy lựa chọn theo lương tâm. Đức Thánh Cha cũng lên án rõ ràng việc phá thai cũng như việc từ chối người di cư. Ngài hoan nghênh thỏa thuận với Bắc Kinh: Trung Quốc là một lời hứa và một niềm hy vọng cho Giáo hội.