ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHỮNG NGƯỜI LGBT : THIÊN CHÚA LÀ NGƯỜI CHA KHÔNG CHỐI BỎ BẤT CỨ NGƯỜI CON NÀO
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời trong một lá thư viết tay cho những câu hỏi mà cha James Martin, một linh mục dòng Tên, người Mỹ, làm việc đặc biệt trong việc mục vụ chăm sóc đối với người đồng tính hay chuyển giới.
ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN : CÁI NHÌN CỦA ĐHY CZERNY
Đức tân Tổng trưởng Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện nói về sự đóng góp của đạo Công giáo vào việc phát triển bền vững. ĐHY Czerny đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình liên đới giữa các Nhà nước và việc giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị của tình huynh đệ. Ngài mời gọi : « Điều cấp bách là chúng ta cư xử với nhau như anh chị em ».
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, THẾ GIỚI CẦN ĐƯỢC HÍT THỞ HÒA BÌNH
Đức Phanxicô đã gởi một sứ điệp video đến Hội đồng Công giáo Quốc gia về bộ Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ, đang nhóm họp đại hội. Các Kitô hữu phải xây dựng những cầu nối và vượt lên những mô hình chiến tranh đang thắng thế trên thế giới.
XUNG ĐỘT Ở UCRAINA : Ở VATICAN, NHỮNG TRANH LUẬN XUNG QUANH KHÁI NIỆM “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina đang đặt ra vấn đề về sự khước từ tuyệt đối của Đức Phanxicô, kể từ khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài, không muốn gợi lên ý tưởng về một “cuộc chiến tranh chính đáng” , thậm chí để tự vệ chống lại kẻ xâm lược.
ĐỨC PHANXICÔ : ƠN GỌI CỦA GIÁO HỘI LÀ LOAN BÁO TIN MỪNG, KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG SỐ LIỆU
Với việc giảm sút ơn gọi, có « nguy cơ muốn tìm kiếm ơn gọi mà không có sự phân định thích đáng ». Đó là cảnh giác của Đức Thánh Cha được đưa ra trong buổi gặp gỡ với 38 linh mục tu sĩ dòng Tên ở Malta, ngày 3/4/2022. Bản văn buổi nói chuyện đã được phổ biến hôm 14/4/2022 trên « La Civiltà Cattolica ». Ngài cũng nhấn mạnh cần « những chủng sinh bình thường » và « những bề trên bình thường ». Và mô hình Giáo hội tương lai là “khiêm tốn hơn, nghèo khó hơn và ít chính trị hơn”.
ĐỨC CHA MOULINS-BEAUFORT : CHÍNH CHÚA KITÔ VẪN CÒN ĐANG CHẾT Ở KHARKIV HAY Ở MARIOUPOL
Trong diễn văn kết thúc Đại hội khoáng đại mùa xuân, hôm 8/4/2022, Đức Cha chủ tịch ĐHGM Pháp đã đưa ra một suy tư chính trị và sinh thái. Ngài cũng mời gọi quan tâm và liên đới đối với các nạn nhân lạm dụng tính dục, của biến đối khí hậu và của cuộc chiến tranh ở Ucraina.
ĐHY PAROLIN : KHÔNG LOẠI TRỪ MỘT CHUYẾN ĐI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN KIEV
ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, bên lề một sự kiện tại trụ sở Radio Vatican, đã bình luận về tin tức gần đây đến từ Ucraina và xác nhận khả năng một chuyến đi của Đức Phanxicô đến Kiev, nhưng một đánh giá thận trọng vẫn đang tiến hành. Ngài cũng gợi lên việc chuẩn bị gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill của Nga.
Ở PÊRU, GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐƯỢC KÊU GỌI LÀM TRUNG GIAN HÒA GIẢI CHO CUỘC KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI
Đối mặt với phong trào phản đối mạnh mẽ trước tình hình giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, chính phủ Pêru đã kêu gọi Đức Hồng y Pedro Barreto để đối thoại với người biểu tình. Một thỏa thuận sẽ được phê chuẩn vào thứ Năm 7/4/2022 trong một hội đồng phân quyền của các bộ trưởng.
ĐỨC PHANXICÔ TỐ GIÁC CUỘC TÀN SÁT Ở BOUTCHA VÀ THẤT VỌNG VỀ SỰ BẤT LỰC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
Cuộc chiến tranh ở Ucraina một lần nữa được Đức Phanxicô đề cập trong buổi tiếp kiến chung ngày 6/4/2022. Ngài đã chỉ trích « những hành động tàn ác mới » được thực hiện ở thành phố Boutcha chống lại dân thường. Ngài cũng đã chỉ ra « sự bất lực » của Liên Hiệp Quốc trong cuộc xung đột hiện nay.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NGƯỜI DI DÂN, Ở MALTA : « TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ANH CHỊ EM ! »
Đến thăm một trung tâm dành cho người tỵ nạn ở Malta, Đức Phanxicô đã kêu gọi hôm 3/4/2022 đừng rơi vào « cái bẫy » của sự dửng dưng đối với hoàn cảnh của người di cư.
ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚNG TA KHÔNG HỌC HỎI, CHÚNG TA THÍCH CHIẾN TRANH VÀ TINH THẦN CỦA CAIN »
Trong cuộc đối thoại với các phóng viên trên chuyến bay từ Malta về Rôma hôm 3/4/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những cầu hỏi về khả năng một chuyến đi đến Kiev và về sự kinh hoàng của chiến tranh.
« Chúng ta không học hỏi ! Xin Chúa thương xót chúng ta, tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều có tội ! ». Đó là những lời của Đức Phanxicô với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rôma.
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ Ở MALTA : NHÂN LOẠI LÀ TRÊN HẾT
« Ước mong Malta tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng » : Đức Phanxicô, trong bài phát biểu trước chính quyền Malta, đã ca ngợi tấm gương mà quần đảo đại diện cho nhiều dân tộc. Ngài đã nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của xã hội Malta và nhắc lại tính cấp bách của một hành động chung để bảo vệ môi trường, trước khi phê bình gay gắt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina và cuộc chạy đua vũ trang.
CÁC TRƯỜNG NỘI TRÚ BẢN ĐỊA CANADA : ĐỨC PHANXICÔ XIN LỖI
Trong một tuyên bố lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô, hôm 1/4/2022, đã xin lỗi các vị đại diện của những người bản địa Canada vì vai trò của Giáo hội Công giáo trong các trường nội trú ở Canada.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 5. LÒNG TRUNG TÍN VỚI SỰ VIẾNG THĂM CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha (ngày 30/3/2022):
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về chủ đề tuổi già, bằng cách xem xét các nhân vật Simêon và bà Anna, những người chắc chắn trong niềm hy vọng của mình, đang chờ đợi Đấng Mêsia. Hai người lớn tuổi này, đầy sức sống tinh thần, dạy cho chúng ta rằng lòng trung tín trong sự chờ đợi sẽ làm tinh tế các giác quan của linh hồn. Đó là những gì chúng ta vẫn còn cầu xin Chúa Thánh Thần trong bài thánh ca Veni Creator Spiritus.
ĐỨC PHANXICÔ: HÃY XÓA BỎ CHIẾN TRANH KHỎI LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI TRƯỚC KHI NÓ XÓA BỎ LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI
Hôm Chúa Nhật 27/3/2022, sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô tiếp tục nói về cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina. Và đây là lần mà Đức Thánh Cha dùng những kiểu nói mạnh mẽ nhất cho đến nay để lên án cuộc chiến tranh này: “cuộc xâm lược Ucraina”, “cuộc chiến tranh tàn ác và điên rồ”, “hành động thú tính của chiến tranh”, “một hành động man rợ và phạm thánh”, “đã đến thời điểm xóa bỏ chiến tranh, xóa bỏ nó khỏi lịch sử nhân loại trước khi nó xóa bỏ lịch sử nhân loại”, “Đủ rồi. Hãy dừng nó lại. Hãy làm im tiếng vũ khí. Hãy tiến tới hòa bình cách nghiêm túc”.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CHUYỂN TỪ VĂN HÓA QUYỀN LỰC SANG VĂN HÓA CHĂM SÓC
Sáng 24/3/2022, Đức Phanxicô đã tố giác sự dấn thân của một số chính phủ gia tăng chi tiêu quân sự của họ. Trái lại, ngài kêu gọi thay đổi mô hình trong mối tương quan quốc tế, bằng cách áp dụng « văn hóa chăm sóc ». Và phụ nữ có thể có một vai trò quyết định, Đức Thánh Cha nhận định như thế khi nói trước các tham dự viên của cuộc gặp gỡ của Trung Tâm Phụ Nữ Ý.
DI DÂN : NHỮNG CHỈ DẪN MỚI CỦA TÒA THÁNH VỀ MỤC VỤ LIÊN VĂN HÓA
Được công bố hôm 22/3/2022 bởi phân bộ Di dân và Tỵ nạn của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, một văn kiên do Đức Thánh Cha viết lời tựa đã đề nghị những đường hướng để « phát triển nền văn hóa gặp gỡ » và một Giáo hội ngày càng bao hàm hơn, trước những thách đố của việc di cư.
ĐỨC PHANXICÔ : « CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC UCRAINA LÀ PHI NHÂN VÀ PHẠM THÁNH »
Sau buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 20/3/2022, một lần nữa Đức Phanxicô đã tố giác cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina. Đặc biết ngài lấy làm tiếc tên lửa và bom đạn ảnh hưởng đến dân thường và kêu gọi tất cả các tác nhân của cộng đồng quốc tế để họ thực sự dấn thân để chấm dứt cuộc chiến ghê tởm này .
UCRAINA : ĐỐI MẶT VỚI « SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC TAI ÁC », ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI ĐỐI THOẠI
Một sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố hôm 18/3/2022 nhân dịp khai mạc Ngày Xã hội Công giáo Châu Âu, diễn ra ở Bratislava cho đến Chúa Nhật, về chủ đề « Châu Âu vượt qua đại dịch, một xuất phát mới ». Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Ucraina và Nga, và đồng thời kêu gọi Châu Âu hướng đến một đà nhiệt huyết mới ở bình diện chính trị và xã hội. Đối với ngài, Kitô hữu có một chứng tá phải mang lại, chứng tá của bác ái Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ : CÔNG ÍCH KHÔNG THỂ ĐƯỢC BẢO VỆ BẰNG VŨ LỰC
Đức Phanxicô tiếp kiến hôm 18/3/2022 các tham dự viên hội nghị của Tổ chức Tòa Thánh « Gravissimum educationis », về chủ đề « Giáo dục dân chủ trong một thế giới bị chia cắt ». Ngài đã tố giác hai nọc độc đối với nền dân chủ – chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa thế tục -, trước khi đưa ra ba đường hướng để truyền đạt cho giới trẻ những nguyên tắc dân chủ.