Ở ATHENS, BÀI HỌC VỀ DÂN CHỦ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Khi đến Athens hôm 4/12, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi lo lắng cho một Châu Âu « bị chia xé » bởi « những thói ích kỷ dân tộc chủ nghĩa » và đồng thời kêu gọi mở ra cho siêu việt cũng như có một « nền chính trị tốt ».
ĐỨC PHANXICÔ Ở SÍP : HÀNH TRÌNH CỦA NGƯƠI DI CƯ TẠO NÊN « MỘT CHẾ ĐỘ NÔ LỆ TOÀN CẦU »
Vào ngày thứ hai của cuộc tông dung đến Síp và Hy Lạp, hôm 3/6/2021, bằng những lời rất mạnh, Đức Phanxicô đã phê phán sự dửng dưng của Tây phương đối với số phận của người di cư. Và ngài đã kêu gọi tình liên đới Châu Âu để không để cho các nước nhỏ của Châu Âu ở tiền tuyến.
TẠI SÍP, ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI GIÁO HỘI TRỞ THÀNH MỘT « MÔ HÌNH VỀ TÌNH HUYNH ĐỆ »
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tại Síp, ngày 2/12/2021, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng « không có những bức tường trong Giáo hội Công giáo ».
ĐHY PAROLIN : HỌC THUYẾT XÃ HỘI LÀ MỘT LÃNH VỰC HY VỌNG CHO THẾ GIỚI HÔM NAY
« Tôi nghĩ rằng học thuyết xã hội của Giáo hội là một lãnh vực hy vọng trong đó chúng ta thực sự có thể xây dựng và chỉ ra những con đường hy vọng trong thế giới hôm nay ». ĐHY Parolin đã khẳng định như thế trong cuộc trao đổi với Radio Vatican – Vatican News, Tv2000 và Telepace, sau Đại hội học thuyết xã hội của Giáo hội ở Verona, Ý, Vatican News cho biết hôm 28/11/2021.
SỨ ĐIỆP VIDEO NHÂN KỶ NIỆM 70 THÀNH LẬP TỔ CHỨC DI DÂN QUỐC TẾ : ĐỨC PHANXICÔ TỐ GIÁC VIỆC SỬ DỤNG NGƯỜI DI DÂN CHO NHỮNG MỤC ĐÍCH CHÍNH TRỊ
« Di cư không chỉ là câu chuyện về người di cư, nhưng về những bất bình đẳng, sự tuyệt vọng, sự suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, nhưng còn cả những ước mơ, lòng can đảm, du học, đoàn tụ gia đình, những cơ hội mới, an ninh và bảo vệ và công việc vất vả nhưng đàng hoàng. » Đức Phanxicô phân tích hiện tượng di dân như thế trong một sứ điệp video gởi cho Tổ chức di dân quốc tế dịp kỷ niệm 70 thành lập.
SỨ ĐIỆP VIDEO CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGƯỜI NGHÈO
Trong khuôn khổ Ngày Thế giới người nghèo lần thứ V, hiệp hội Fratello đã tổ chức vào lúc 15g ngày Chúa Nhật 14/11/2021 một buổi cầu nguyện toàn cầu. Đức Thánh Cha đã hiệp thông bằng một sứ điệp video đầy cảm động, trong đó ngài tuyên bố rằng « người nghèo là kho tàng của Giáo hội », « Chúa Giêsu cần các bạn để cứu độ thế giới », « có những vị thánh đang ẩn giấu nơi anh chị em ». Đặc biệt, ngài « xin lỗi anh chị em, nhân danh tất cả các Kitô hữu đã làm cho anh chị em bị tổn thương, đã phớt lờ anh chị em, đã sỉ nhục anh chị em ».
SỰ GẦN GŨI, LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ DỊU DÀNG PHẢI HƯỚNG DẪN MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CHÚNG TA VỚI NGƯỜI NGHÈO
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ với 500 người nghèo ở Assidi, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ ở vương cung thánh đường thánh Phêrô nhân Ngày Thế giới người nghèo lần thứ V. Trong bài giảng của mình, ngài đã liên kết « những nỗi đau khổ hôm nay » và « niềm hy vọng ngày mai », trong viễn cảnh gặp gỡ với Chúa Giêsu.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ BÁO : SỨ MẠNG CỦA ANH CHỊ EM LÀ LÀM CHO THẾ GIỚI ÍT TĂM TỐI HƠN
Nhân dịp lễ trao giải « Quý Bà » và « Hiệp sĩ » Đại Thánh Giá của Huân chương Piô IX cho hai nhà báo chuyên viên về Vatican, Valentina Alazraki và Philip Pullella, sáng 13/11/2021, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của chuyên viên thông tin là cho phép nhìn « người khác cách tin tưởng hơn ».
« GIÁO DỤC, LAO ĐỘNG, ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC THẾ HỆ » : CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2022
Ba bối cảnh và ba con đường để xây dựng hòa bình bền vững : đó là sứ điệp được Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị cho Ngày Thế giới hòa bình sẽ diễn ra vào ngày 1/1/2022.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỞI CHO CÁC THAM DỰ VIÊN DIỄN ĐÀN PARIS LẦN THỨ IV VỀ HÒA BÌNH
«Niềm hy vọng của tôi là truyền thống Kitô giáo, cách riêng học thuyết xã hội của Giáo hội, cũng như các truyền thống tôn giáo khác, có thể đóng góp vào việc đảm bảo cho cuộc gặp gỡ của quý vị niềm hy vọng vững chắc rằng bất công và bạo lực là không thể không tránh được, chúng không phải là số phận của chúng ta. » Đức Phanxicô nói lên xác tín của mình như thế trong sứ điệp gởi cho các tham dự viên Diễn đàn Paris lần thứ IV về Hòa bình, được tổ chức trong khuôn khổ tưởng niệm cuộc đình chiến ngày 11/11/1918, diễn ra từ ngày 11-13/11/2021, với chủ đề « Giảm thiểu những rạn nứt trên thế giới ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ V (2021) : « NGƯỜI NGHÈO, CÁC ÔNG SẼ LUÔN CÓ BÊN MÌNH »
Trong sứ điệp được công bố ngày 14/6/2021 cho Ngày thế giới người nghèo lần thứ V (14/11/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các chính phủ trên toàn thế giới xây dựng « một mô hình xã hội hướng đến tương lai, có khả năng đối diện với những hình thức mới của sự đói nghèo ». Mời gọi thay đổi cách nhìn về người nghèo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: « Lối sống chủ nghĩa cá nhân là đồng lõa với sự nghèo đói, và thường trút lên người nghèo mọi trách nhiệm về thân phận của họ. Nhưng sự nghèo đói không phải là kết quả của số phận, nó là một hậu quả của tính ích kỷ ».
DIỄN VĂN CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI RETROUVAILLE : KHỦNG HOẢNG LÀ MỘT PHẦN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
« Khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế, hôm 6/11/2021 trong diễn văn cho các thành viên của Hiệp hội « Retrouvaille » (« Nối lại tương quan »), một phong trào ở Ý nhằm nâng đỡ tinh thần cho các đôi bạn đang gặp khó khăn.
BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG : TỪ CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN LAUDATO SI’
Từ công đồng Vatican II, ngang qua lời kêu gọi của Đức Phaolô VI đối với hội nghị Stockholm vào năm 1972, cho đến khi công bố thông điệp Laudato Si’, Tòa Thánh, bằng một lôgíc về sự phát triển toàn diện, đã là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường.
CARITAS QUỐC TẾ, HIỆN DIỆN BÊN CẠNH NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TỪ 70 NĂM NAY
Ngày 12/12/2021, Liên đoàn Caritas Quốc tế sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập. Vị tổng thư ký của Liên đoàn, ông Aloysius John, nói với truyền thông Vatican về tầm quan trọng của dịp kỷ niệm này và những thách đố cấp bách nhất đối với Liên đoàn Caritas trong thời gian đại dịch này.
MỘT LINH MỤC TUYỆT THỰC Ở CALAIS, ĐÂU LÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ?
Hôm 11/10/2021, một linh mục và hai vị hữu trách khác đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bạo lực đối với người tỵ nạn ở Calais. Đối với Giáo hội, việc khước từ ăn uống chỉ được sử dụng như là phương sách cuối cùng vì nó gây nguy hiểm cho mạng sống của người tuyệt thực.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO TỔ CHỨC CENTESIMUS ANNUS – PRO PONTIFICE : HỌC THUYẾT XÃ HỘI, MỘT KHO TÀNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI
Hôm 23/10/2021, trong buổi tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị quốc tế của Tổ chức Centesimus Annus – Pro Pontifice, được tổ chức tại Vatican từ 21 đến 22 tháng Mười năm 2021, với chủ đề : « Liên đới, hợp tác và trách nhiệm : những phương thuốc để đấu tranh chống lại những bất công, bất bình đẳng và loại trừ », Đức Phanxicô đã kêu gọi « trên mảnh đất bị ô nhiễm bởi sự thống trị của tài chính, chúng ta cần nhiều hạt giống nhỏ làm nảy mầm một nền kinh tế công bằng và ích lợi, nhân bản và xứng đáng với con người ».
DIỄN TỪ, GIÁO HUẤN HAY HỌC THUYẾT XÃ HỘI ?
Trung tâm Nghiên cứu và Hành động xã hội (Ceras) tái xuất bản tập văn kiện lớn của mình, có tựa đề « Diễn từ (discours) xã hội của Giáo hội Công giáo, từ Đức Lê-ô XIII đến Đức Bênêđictô XVI ».
HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ BÍ TÍCH SÁM HỐI : LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA XUYÊN QUA LỊCH SỬ
Hội nghị chuyên đề sẽ diễn ra ở Tòa Chưởng Ấn ngày 21-22/10/2021 về chủ đề : « Bí tích Sám hối và Tòa Xá giải giữa các cuộc cách mạng và khôi phục (1789-1903) ». Do đó, « thế kỷ XIX lâu dài » sẽ là trọng tâm của cuộc tranh luận theo qua điểm lịch sử và tâm linh. Đối với Đức Ông Krzysztof Nykiel, nhiếp chính Tòa Xá giải, « có một nhu cầu về bí tích hòa giải để một lần nữa làm sống lại vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó ».
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRỞ VỀ VỚI HỆ SINH THÁI TÂM HỒN
Đức Phanxicô đã gởi một sứ điệp cho các tham dự viên của Tuần xã hội Công giáo Ý lần thứ 49, ở Tarente, miền Pouilles, Ý, cho đến Chúa Nhật 24/10. Ngài khai triển cái nhìn của mình về sự dấn thân xã hội của người Kitô hữu, kêu gọi tạo ra « những mạng lưới cứu độ ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 12: TỰ DO ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÌNH YÊU
“Đặc biệt trong thời điểm lịch sử này, chúng ta cần tái khám phá chiều kích cộng đồng, chứ không phải chủ nghĩa cá nhân, của tự do: đại dịch đã dạy chúng ta rằng chúng ta cần nhau, […]. Chúng ta hãy nói và tin rằng tha nhân không phải là một trở ngại cho sự tự do của tôi, nhưng đúng hơn họ là khả năng để thể hiện nó cách trọn vẹn.” Đức Phanxicô đã kêu mời các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ 12 về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về “Tự do được thể hiện trong tình yêu”, tại buổi tiếp kiến chung hôm 20/10/2021.