TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 1 và 2
1. Một nhận thức dần dần về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người
10. Ngay từ thời Cổ đại [18], người ta đã tìm thấy một nhận thức đầu tiên về phẩm giá con người, vốn nằm trong viễn cảnh xã hội: mỗi con người được ban cho một phẩm giá đặc biệt, tùy theo hạng bậc của mình và trong một trật tự nào đó.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: DẪN NHẬP
Dẫn nhập
1. (Dignitas infinita) Một phẩm giá vô hạn, được thiết lập một cách bất khả tước bỏ trong chính hữu thể của nó, đều thuộc về mỗi nhân vị, trong mọi hoàn cảnh và trong bất kỳ trạng thái hay tình huống nào của họ. Nguyên tắc này, hoàn toàn có thể được thừa nhận ngay cả chỉ bằng lý trí, sẽ thiết lập tính tối thượng của nhân vị và việc bảo vệ các quyền của họ.
CHA ALAIN THOMASSET: “PHẨM GIÁ KHÔNG GẮN LIỀN VỚI VẺ BỀ NGOÀI NHƯNG ĐƯỢC BAN TẶNG CÙNG VỚI SỰ SỐNG”
Cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý tại Khoa Loyola Paris, cho rằng Tuyên ngôn về phẩm giá con người được Vatican công bố vào thứ Hai ngày 8/4/2024, trong khi lấy lại giáo huấn học thuyết của Giáo hội, đã mang lại những khác biệt hữu ích giữa nhiều ý nghĩa về phẩm giá vốn đang gây nhầm lẫn ngày nay.
ĐHY FERNÁNDEZ COI VIỆC TRA TẤN HOẶC GIẾT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
ĐHY Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã giới thiệu Tuyên ngôn “Dignitas infinita” tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh; một tài liệu “nền tảng” để nhắc nhở chúng ta rằng “mỗi người đều có phẩm giá bất tước bỏ của mình”. ĐHY tuyên bố: “Đức Giáo hoàng sẽ không bao giờ nói từ ngai tòa (ex cathedra), ngài sẽ không bao giờ tạo ra một tín điều về đức tin hay một tuyên bố dứt khoát”. Về Fiducia Supplicans, một Tuyên ngôn “được khoảng 7 tỷ tín hữu lượt xem”, ĐHY chỉ ra rằng “Đức Giáo hoàng đã mở rộng khái niệm chúc lành”. Ngài cũng cảnh báo những hồng y, giám mục và linh mục nào coi Đức Phanxicô là dị giáo, đi ngược với truyền thống, đó là đang phản bội lời thề vâng phục Đức Thánh Cha vào ngày phong chức của mình.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN LIỆT KÊ “NHỮNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG” ĐỐI VỚI PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Tuyên ngôn “Dignitas infinita” của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua: từ cuộc chiến chống nghèo đói, từ bạo lực chống lại người di cư đến bạo lực đối với nữ giới; từ phá thai đến mang thai hộ và an tử; từ lý thuyết về giống đến bạo lực kỹ thuật số.
ĐỨC CHA MOULINS-BEAUFORT: “GỌI MỘT BẢN VĂN MỞ ĐƯỜNG CHO VIỆC TRỢ TỬ VÀ AN TỬ LÀ “LUẬT HUYNH ĐỆ” LÀ MỘT SỰ ĐÁNH LỪA”
Đối với Đức Cha chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron mở ra cánh cửa cho việc trợ tử (suicide assisté) và an tử (euthanasie). Đức Cha cũng tố cáo “những lời hứa mơ hồ” liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ (soins palliatifs).
CHẤM DỨT SỰ SỐNG, AN TỬ, TRỢ TỬ: ĐỨC PHANXICÔ NÓI GÌ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô luôn bác bỏ việc an tử và trợ tử. Thay vì nhượng bộ trước “lòng trắc ẩn giả tạo”, ngài kêu gọi đồng hành cho đến cùng đối với những người ở cuối đời, mà không đẩy nhanh cái chết của họ.
CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ “CỜ TRẮNG”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một kênh truyền hình Thụy Sĩ, bản ghi âm được phát sóng vào thứ Bảy ngày 9 tháng 3, Đức Thánh Cha kêu gọi Ucraina hãy có “can đảm đàm phán”. Những lời nói đã mở ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Vatican và Ucraina, nhưng lại bộc lộ quan điểm vì hòa bình của một vị Giáo hoàng đặt sự thánh thiêng của sự sống lên trên hết.
ĐỨC PHANXICÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA: “ĐỪNG XẤU HỔ ĐỂ ĐÀM PHÁN”
Vatican News công bố nội dung cuộc phỏng vấn vào đầu tháng Hai của Đức Phanxicô với Lorenzo Buccella, nhà báo của Đài phát thanh Truyền hình Thụy sĩ bằng tiếng Ý (RSI ), kênh Thụy Sĩ sẽ phát sóng vào ngày 20/3/2024.
ĐỨC PHANXICÔ: ĐÁNH GIÁ CAO HƠN VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG DÂN THIÊN CHÚA
Trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị quốc tế liên đại học với chủ đề “Phụ nữ trong Giáo hội: người thợ cả của nhân loại”, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh khả năng của phụ nữ “đoàn kết thông qua sự dịu dàng” và công việc cần thiết để giúp đào tạo phụ nữ trong Giáo hội, vốn là “những nghệ nhân của nhân loại”.
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC, TÒA THÁNH KÊU GỌI KIỂM SOÁT “ROBOT SÁT THỦ”
Trong khi phiên họp đầu tiên của năm 2024 của nhóm các chuyên gia chính phủ về hệ thống vũ khí tự động sát thương (SALA) khai mạc vào ngày 4/3/2024, Đức cha Ettore Balestrero, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, đã nhắc lại rằng vũ khí tự động phải luôn dưới sự giám sát của con người, và nhấn mạnh vào sự cần thiết phải có quy định quốc tế đối với những loại vũ khí này.
PHÁP : VATICAN TỐ GIÁC “QUYỀN” TƯỚC ĐOẠT MẠNG SỐNG CON NGƯỜI
Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống đã công bố một tuyên bố ủng hộ quan điểm của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) về việc đưa vấn đề phá thai vào Hiến pháp Pháp. Hàn lâm viện cho rằng “bảo vệ sự sống con người là mục tiêu đầu tiên của nhân loại” và kêu gọi tất cả các chính phủ và tất cả các truyền thống tôn giáo dấn thân bảo vệ sự sống.
ĐỨC PHANXICÔ: Ý THỨC HỆ VỀ GIỐNG LÀ MỐI NGUY HIỂM XÓA BỎ SỰ KHÁC BIỆT
“Người nam và người nữ được Thiên Chúa tạo dựng và theo hình ảnh Đấng Tạo Hóa”, nghĩa là họ “mang trong mình ước muốn về sự vĩnh cửu và hạnh phúc mà Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn họ và được kêu gọi thực hiện qua một ơn gọi đặc thù”. Đây là điều mà Đức Phanxicô đã nhắc nhở các tham dự viên hội nghị vào ngày 1/3/2024 về chủ đề: “Nam-Nữ, hình ảnh của Thiên Chúa. Hướng tới một nền nhân học về các ơn gọi”. Một sự kiện được thúc đẩy bởi Trung tâm Nghiên cứu và Nhân chủng học về các ơn gọi.
TÒA THÁNH TẠI LIÊN HỢP QUỐC: QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO BỊ VI PHẠM Ở GẦN MỘT PHẦN BA THẾ GIỚI
Trong phiên họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền hiện đang được tổ chức tại Geneva, Đức cha Balestrero, quan sát viên của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vô số vi phạm nhân quyền trên thế giới. Ngài nhấn mạnh rằng “trong quá trình ra quyết định và ngoại giao đa phương, phẩm giá con người phải được đặt ở trung tâm và phải là nguyên tắc chỉ đạo trong việc phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo”.
“THIÊN CHÚA BƯỚC ĐI VỚI DÂN NGƯỜI”, CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI TỴ NẠN 2024
Thông báo về chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Tỵ nạn lần thứ 110 vào ngày 29 tháng 9 đã được Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện đưa ra. Năm nay, sứ điệp của Đức Thánh Cha “sẽ tập trung vào chiều kích lưu động của Giáo hội, với cái nhìn đặc biệt về những người di cư, ‘hình tượng đương đại’ của Giáo hội đang chuyển động”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN LẦN THỨ 32: CON NGƯỜI Ở MỘT MÌNH THÌ KHÔNG TỐT
Nhân Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 diễn ra vào ngày 11 tháng 2 năm 2024, Đức Phanxicô nhắc lại tầm quan trọng của sự đồng hành và sự dịu dàng đối với người bệnh. Phê bình nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, thờ ơ và vứt bỏ những con người mong manh đang lan rộng trong xã hội chúng ta, sứ điệp của Đức Phanxicô dựa trên đoạn trích từ sách Sáng thế ký: “Con người ở một mình thì không tốt”.
ĐỨC PHANXICÔ: KHÔNG CÓ HAI NHÀ NƯỚC, HÒA BÌNH Ở THÁNH ĐỊA VẪN CÒN XA VỜI
Trong một cuộc phỏng vấn được nhật báo La Stampa của Ý đăng tải, Đức Phanxicô khẩn thiết kêu gọi “một lệnh ngừng bắn toàn cầu”, bởi vì “chúng ta đang ở bên bờ vực thẳm”. Về chủ đề Fiducia supplicans, ngài hy vọng “mọi người bình tâm”, Tuyên ngôn này mong muốn “bao gồm chứ không chia rẽ”. Đức Thánh Cha cũng nói rằng ngài cảm thấy “giống như một cha sở của một giáo xứ toàn cầu”.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 58, NĂM 2024 : LỚN LÊN TRONG NHÂN TÍNH
« Sự tiến triển của các hệ thống “trí tuệ nhân tạo” cũng đang thay đổi một cách triệt để thông tin và truyền thông. » Đó là mối quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ trong Sứ điệp của ngài cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 58, được cử hành vào ngày 24 tháng 1 hằng năm nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Salê, vị thánh bảo trợ của các nhà báo. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta kết hợp trí tuệ nhân tạo và sự khôn ngoan của trái tim vì một nền truyền thông nhân văn trọn vẹn.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ NGOẠI GIAO: CHIẾN TRANH, BI KỊCH VÀ NHỮNG VỤ THẢM SÁT VÔ ÍCH
Một vòng thế giới về các cuộc xung đột đang diễn ra và nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về các vấn đề lớn, Đức Phanxicô đã có bài diễn văn chúc mừng truyền thống tới Ngoại giao đoàn vào Thứ Hai, ngày 8/1/2024. Ngài kêu gọi đặt khuôn mặt và tên tuổi cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh và di cư. Ngài cũng liệt kê những con đường cần thực hiện để đảm bảo hòa bình, chủ đề trọng tâm trong bài phát biểu của ngài.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2024 : NHỮNG HỨA HẸN VÀ NGUY CƠ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 57 (1/1/2024), với tựa đề “Trí tuệ nhân tạo và hòa bình”, Đức Phanxicô cho thấy « trí tuệ nhân tạo sắp ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những thách thức mà nó đặt ra không chỉ là kỹ thuật mà còn cả nhân chủng học, giáo dục, xã hội và chính trị », do đó ngài mời gọi suy nghĩ về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hòa bình toàn cầu và kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua một hiệp ước ràng buộc để thiết lập các quy tắc quốc tế nhằm điều chỉnh sự phát triển và sử dụng nó.