CHỦ NGHĨA TỰ DO
Cuối cùng, Giáo hội đã tập làm quen, nếu không nói là theo, nền dân chủ tự do. Việc tán thành quyền tự do lương tâm và nhân quyền dần dần được thừa nhận. Trái lại, chủ nghĩa tư bản tự do, ngày nay bị thống trị bởi lĩnh vực tài chính, kêu gọi sự phân định có tính phê phán, đặc biệt hơn nữa vì tính cấp bách của vấn đề sinh thái đặt ra vấn đề theo những cách mới – vốn không được giải quyết bằng tư tưởng tự do, vì dễ dàng bị bác bỏ – về sự thâm nhập lẫn nhau của kinh tế, xã hội và chính trị.
NHẬP CƯ : ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ ĐỨC PHANXICÔ CÓ THỰC SỰ PHÁT BIỂU KHÁC NHAU ?
Sau chuyến đi tới Marseille, nhiều bình luận đã đối lập Đức Phanxicô với Bênêđíctô XVI về vấn đề nhập cư. Nếu hai Đức Giáo hoàng không mâu thuẫn với nhau vì cả hai đều bảo vệ tư tưởng xã hội của Giáo hội, thì Đức Phanxicô đã đưa ra một sự chuyển hướng chưa từng có về vấn đề này.
LAUDATE DEUM, TỰA ĐỀ CỦA TÔNG HUẤN SẮP TỚI
Tiêu đề tông huấn tiếp theo của Đức Phanxicô sẽ là “Laudate Deum” (Hãy ngợi khen Thiên Chúa). Đức Thánh Cha đã đưa ra thông báo này khi nói chuyện với những người tham dự cuộc họp của các hiệu trưởng các trường đại học Châu Mỹ Latinh vào thứ Năm 21/9/2023, nơi ngài đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau như di cư, biến đổi khí hậu, chính trị và sự loại trừ.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ LUẬT AN TỬ : « CHÚNG TA KHÔNG ĐÙA GIỠN VỚI SỰ SỐNG »
Trên chuyến bay đưa ngài từ Marseille về Rôma, thứ Bảy 23/9/2023, Đức Phanxicô đã được các nhà báo hỏi về dự luật tương lai của Pháp về an tử.
TẠI MARSEILLE, ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC CHÂU ÂU CHỐNG LẠI « SỰ ĐẮM TÀU CỦA NỀN VĂN MINH »
Kết thúc Cuộc gặp ở Địa Trung Hải, vào thứ Bảy 23/9 tại Marseille, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi về “bước nhảy vọt của lương tâm để ngăn chặn sự đắm tàu của nền văn minh”. Trước Emmanuel Macron, ngài đã cầu xin “một số lượng lớn các cuộc nhập cư hợp pháp và thường xuyên” và chỉ trích mô hình đồng hóa người nước ngoài.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MANG LẠI MỘT KHUÔN MẶT CHO NHỮNG NGƯỜI MẤT TÍCH TRÊN BIỂN
Trong cuộc gặp gỡ thứ hai trong ngày đầu tiên này tại thành phố Marseille, thứ Sáu 22/9, sau buổi cầu nguyện tôn kính Đức Mẹ tại Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde, vào lúc 6 giờ chiều (23g VN), Đức Phanxicô đã hướng dẫn lễ tưởng niệm những người di cư và mất tích trên biển, để có giây phút mặc niệm cảm động với các vị lãnh đạo tôn giáo.
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ ĐẤU TRANH HẾT MÌNH CHO VIỆC ĐÓN TIẾP NGƯỜI DI CƯ ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2013, Đức Phanxicô đã không ngừng ủng hộ việc đón tiếp những người di cư. Một quan điểm càng trở nên thời sự hơn bởi sự xuất hiện ồ ạt của những người di cư đến Lampedusa trong những ngày gần đây và ngài cũng sẽ bảo vệ quan điểm này ở Marseille, vào thứ Sáu ngày 22 tháng 9 và thứ Bảy ngày 23 tháng 9.
DI DÂN : KHI ERIC ZEMMOUR VIỆN DẪN THÁNH AUGUSTINÔ CHỐNG LẠI ĐỨC PHANXICÔ
Là khách mời của mạng truyền hình BFMTV vào Chúa Nhật 17/9/2023, Éric Zemmour đã trả lời bằng một câu mà ông gán cho Thánh Augustinô để phản đối phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đón tiếp người di cư.
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
« CÁC CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CON NGƯỜI » : MỐI QUAN NGẠI CỦA ỦY BAN CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu vào thứ Ba, ngày 12 tháng 9, về các quy định mới quản lý việc sử dụng cái gọi là các chất có nguồn gốc từ con người, chẳng hạn như máu, mô và tế bào. Trong một tuyên bố chung, Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Châu Âu và Katholisches Büro ở Berlin cảnh báo về khả năng lạm dụng quy định được cho là quá phóng túng.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI ĐẶC SỦNG HÔN NHÂN NHƯ LỜI NGÔN SỨ VỀ ƯỚC MƠ CỦA THIÊN CHÚA
Hôm thứ Bảy 9/9/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Thăng tiến Gia đình, “Gặp gỡ Hôn nhân”, tại Vatican,nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập. Được truyền cảm hứng từ điều răn tình yêu của Chúa Giêsu, “anh chị em đã dấn thân khám phá lại Bí tích Hôn nhân và Bí tích Truyền chức thánh, bằng cách không chỉ tìm cách đào sâu sự phong phú của chúng một cách riêng biệt mà còn làm nổi bật mối quan hệ giữa hai ơn gọi quan trọng này”.
CÁC NHÀ KHOA HỌC TẠO RA MÔ HÌNH PHÔI NGƯỜI BẰNG TẾ BÀO GỐC
Trong hai ngày vừa qua (ngày 6 và 7 tháng 9/2023), các đài truyền hình ở ngoại quốc và ngay cả tại Việt Nam đã liên tục loan tin về một sự kiện mang tính cách đột phá và cho biết: Các nhà khoa học ở Israel đã tạo ra mô hình phôi người từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm mà không sử dụng tinh trùng, trứng hoặc tử cung.[1] Chính sự kiện này đã mang lại cái nhìn độc đáo về giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai.
“THỰC TẠI ĐƯỢC HIỂU RÕ NHẤT TỪ CÁC VÙNG NGOẠI VI”
Trả lời phỏng vấn trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, liên quan đến vấn đề các vùng ngoại vi xã hội, Đức Phanxicô kêu gọi cùng dấn thân hành động đối với các vùng đang đau khổ trên thế giới và đồng thời cho thấy “thực tại được hiểu rõ nhất từ những vùng ngoại vi”.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC ĐẦU ÓC Ý THỨC HỆ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, Đức Thánh Cha đã trả lời cho một số câu hỏi của các phóng viên về Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Và cả ở đây nữa, Đức Thánh Cha cảnh giác không được đưa ý thức hệ hay chính trị vào Thượng hội đồng. Dưới đây là các câu hỏi của các phóng viên và câu trả lời của Đức Thánh Cha:
ĐỨC PHANXICÔ: TÔI KHÔNG NÓI VỀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC, TÔI ĐANG NÓI VỀ VĂN HÓA
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn ANSA liên quan đến phát biểu của Đức Thánh Cha với giới trẻ Công giáo Nga mà một số người cho rằng ngài tôn vinh chủ nghĩa đế quốc và tán thành các chính sách của tổng thống Putin, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ vấn đề này và qua đó cảnh giác các ý thức hệ trên thế giới và cả trong Giáo hội. Dưới đây là câu hỏi của phóng viên Gasparroni và câu trả lời của Đức Thánh Cha :
ĐỨC PHANXICÔ KHÁNH THÀNH “NHÀ LÒNG THƯƠNG XÓT” Ở MÔNG CỔ, NHẤN MẠNH SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VỊ THA
Đức Phanxicô khánh thành “Nhà Lòng Thương Xót” ở Oulan Bator và phát biểu trước các thành viên của các tổ chức bác ái, ca ngợi cam kết kiên định của họ trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Ở MÔNG CỔ, ĐỨC PHANXICÔ THÚC ĐẨY SỰ HÒA HỢP VÀ TỰ DO TÔN GIÁO
Lấy cảm hứng từ di sản khôn ngoan qua nhiều thiên niên kỷ của các truyền thống tôn giáo Mông Cổ, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ sự siêu việt trong một thế giới quá tập trung vào các thực tại trần thế và bảo vệ sự hòa hợp với người khác. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo của đất nước tại Nhà hát Hun ở Oulan Bator vào Chúa nhật 3/9/2023.
« LINH ĐẠO ĐÓNG VAI TRÒ CHẤT ĐỐT TRONG HOẠT ĐỘNG SINH THÁI »
Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, tại Đại học Công giáo Lyon (UCLy) đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Linh đạo sinh thái: một thách đố đối với đạo đức Kitô giáo”, do Dự án Jean-Bastaire và đơn vị nghiên cứu Confluence tổ chức. Fabien Revol, nhà thần học và triết học, chuyên gia về thần học về công trình Sáng tạo, tại UCLy, nhấn mạnh sự phong phú của tính đa dạng của các nền linh đạo bắt nguồn từ sinh thái học.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG 2023
Trong sứ điệp này, Đức Phanxicô mời gọi « hãy chung tay và thực hiện những bước đi can đảm » bảo vệ ngôi nhà chung « để công lý và hòa bình chảy tràn khắp Trái đất ». Và để « phục hồi ngôi nhà chung của chúng ta để nó tràn đầy sức sống trở lại », « chúng ta phải quyết định thay đổi trái tim của chúng ta, lối sống của chúng ta và các chính sách công đang chi phối xã hội của chúng ta ».
ĐỨC PHANXICÔ : HÃY NÂNG ĐỠ NHỮNG NGƯỜI RƠI VÀO VÒNG NÔ LỆ MA TÚY
Trong một thông điệp gửi tới những người tham gia Đại hội Quốc tế các nhà Độc chất Pháp y lần thứ 60, hiện đang diễn ra tại Rôma, Đức Phanxicô bày tỏ mối quan ngại của mình trước sự gia tăng tiêu thụ ma túy trong thiếu niên và giới trẻ. Ngài viết: chúng ta không thể thờ ơ, vì đằng sau cơn nghiện ẩn giấu những trải nghiệm cụ thể, những câu chuyện về sự cô đơn, bất bình đẳng, loại trừ, thiếu hội nhập.