CÁC GIÁM MỤC ANH : « NGƯỜI XIN TỴ NẠN KHÔNG PHẢI LÀ HÀNG HÓA »

Quyết định của Luân Đôn gởi trả lại những người di cư Rwanda đến Anh bất hợp pháp đã gây ra phản ừng từ các Giám mục Anh quốc và Xứ Wales. Các ngài cho rằng một kế hoạch như thế « không giải quyết được gì », và nhắc lại lối tiếp cận của Đức Phanxicô : « Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập ».
KHÁNH THÀNH NGHĨA TRANG ĐẦU TIÊN DÀNH CHO NGƯỜI DI CƯ CHẾT TRÊN BIỂN Ở CALABRIA

« Một hành vi Kitô giáo và chính trị theo nghĩa cao quý nhất của thuật ngữ », nghĩa là được gợi hứng bởi việc bảo vệ công ích. Chính như thế mà Đức cha Fortunato Morrone của Calabria mô tả quyết định dành một không gian tang lễ đặc biệt cho những người tìm kiếm sự cứu rỗi qua đường biển, nhưng đã tìm thấy cái chết của mình ở đó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 13. ÔNG NICÔĐÊMÔ. « MỘT NGƯỜI GIÀ RỒI, LÀM SAO CÓ THỂ SINH RA ĐƯỢC ? » (Ga 3, 4)

Tóm tắt bài giáo lý ngày thứ Tư 8/6/2022 của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô rằng để nhìn thấy Nước Thiên Chúa, cần phải “sinh ra từ ơn trên”. Người Pharisêu đáng kính này muốn biết Chúa Giêsu và đã bí mật đến gặp Ngài, nhưng ông khó hiểu được sự tái sinh mà Chúa Giêsu đã nói với ông, vì ông đã già.
TẠI SAO GIÁO HỘI QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO ?

Tại sao người Kitô hữu luôn khẳng định mối quan tâm của mình đối với người nghèo và người bị loại trừ ? Từ thập niên 1970, thậm chí họ đã làm nổi bật nguyên tắc « chọn lựa ưu tiên cho người nghèo », nguyên tắc luôn có tính thời sự. Nó hệ tại điều gì ? Cha Étienne Grieu, s.j., hiệu trưởng Trung tâm Sèvres, giải thích.
TẠI SAO NÓI RẰNG NGƯỜI NGHÈO PHÚC ÂM HÓA CHÚNG TA ?

Trong nhiều tổ chức từ thiện, chúng ta nghe nói rằng « người nghèo phúc âm hóa chúng ta ». Thế nhưng, nhiều Kitô hữu nghĩ rằng chính họ mới là những người phải phúc âm hóa người nghèo, và, do đó, bối rối trước lỗi diễn đạt này. Étienne Grieu, hiệu trưởng Trung tâm Sèvres (Paris), giải thích ý nghĩa của nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 12. « XIN ĐỪNG BỎ RƠI CON KHI SỨC LỰC SUY TÀN» (Tv 71(70), 9)

« Có một « giáo huấn của sự mong manh », đừng che giấu những điểm yếu của mình… Chúng có thực, đó là một thực tại và có một giáo huấn của sự mong manh, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta …. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chúng ta. … cần thiết vì lợi ích của việc sống chung của tất cả mọi người. Việc gạt người cao tuổi ra bên lề xã hội, ở bình diện khái niệm cũng như thực tiễn, làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, chứ không chỉ là mùa của tuổi già. »
ĐỨC PHANXICÔ LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC CHẶN XUẤT KHẨU LÚA MÌ TỪ UCRAINA

Kết thúc buổi tiếp kiến chung hôm 1/6/2022, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chấm dứt việc chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ucraina. Ngài khẳng định rằng cần phải bảo đảm « quyền phổ quát đối với thực phẩm ».
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, LỜI CẦU NGUYỆN CÓ THỂ THAY ĐỔI SỐ PHẬN CỦA THẾ GIỚI

Trong vương cung thánh đường Đức Bà Cả, hôm 31/5/2022, Đức Phanxicô đã chủ sự buổi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình, vào cuối Tháng Đức Mẹ, được liên kết trực tuyến với các đền thánh của các quốc gia khác nhau và trước sự đại diện đông đảo của các tín hữu Ucraina. Lời khẩn cầu đến Đức Trinh Nữ : hòa giải các tâm hồn đầy bạo lực và báo thù, uốn nắn lại những suy nghĩ mù quáng bởi khát vọng làm giàu cách dễ dàng.
TƯỢNG ĐÀI SỰ SỐNG NHẰM THỂ HIỆN VẺ ĐẸP VÀ SỰ THÁNH THIÊNG CỦA SỰ SỐNG

Đức TGM Paglia, chủ tịch Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, làm phép một tác phẩm điêu khắc mới mang tên “Tượng đài sự sống” vào ngày Chúa Nhật29/5/2022 ở Rôma. Bức tượng đồng của nghệ sĩ Timothy Paul Schmalz, người Canada, mô tả Đức Trinh Nữ Maria cùng với Chúa Hài Đồng chưa chào đời.
ĐỨC PHANXICÔ TIẾP ĐÓN CÁC PHẬT TỬ MÔNG CỔ : CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC PHẬT LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Nhân dịp 30 năm thành lập Doãn phận Tông Tòa ở Mông Cổ, một phái đoàn Phật tử đã gặp gỡ Đức Phanxicô vào sáng 28/5/2022 tại Vatican. Đức Thánh Cha đã ca ngợi mối tương quan hữu nghị với các thành viên của tôn giáo đa số của đất nước này.
HĐGM Ý SẼ ĐƯA RA MỘT BẢN BÁO CÁO VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG

« Sẽ không có sự che giấu nào, không có sự phản kháng nào từ phía các Giám mục. Chúng tôi sẽ đón nhận những cú đánh mà chúng tôi phải đón nhận. Chúng tôi sẽ lãnh lấy trách nhiệm của mình. Chúng tôi mắc nợ các nạn nhân về điều đó, nỗi đau đớn của họ là ưu tiên. Và chúng tôi mắc nợ Mẹ Giáo hội về điều đó », ĐHY Zuppi, tân Chủ tịch HĐGM Ý, đã khẳng định như thế trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí. Báo cáo có thể sẽ được công bố vào ngày 18/11/2022.
NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI : LẮNG NGHE NHÂN LOẠI BÊN KIA TIẾNG ỒN CỦA CHIẾN TRANH

Ngày Thế giới truyền thông xã hội, Chúa Nhật 29/5, có chủ đề lắng nghe và nhấn mạnh tính cấp bách đặt con người ở trung tâm của thông tin. Như Đức Phanxicô đã nhấn mạnh, « không thể làm báo tốt nêu không có khả năng lắng nghe ». Một nhu cầu càng rõ ràng hơn nữa trong thời gian đại dịch và giờ đây trong cuộc chiến tranh ở Ucraina.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2022 : LẮNG NGHE LÀ MỘT CHIỀU KÍCH CỦA TÌNH YÊU

« Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu » và là « thành phần thiết yếu đầu tiên của đối thoại và của việc truyền thông tốt ». Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong Sứ điệp cho Ngày Truyền thông xã hội lần thứ 56, có tựa đề « Lắng nghe bằng trái tim », được công bố hôm 24/1/2022 và sẽ được cử hành vào ngày 29/5/2022, một sứ điệp trong đó ngài mời gọi tái khám phá tầm quan trọng của việc lắng nghe trong xã hội và trong Giáo hội, và đưa ra nhiều chỉ dẫn hữu ích cho những ai tiếp xúc với các thông tin truyền thông mà ngài cảnh giác về « một đại dịch thông tin ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 11. ĐÊM TỐI BẤP BÊNH VỀ Ý NGHĨA VÀ MỌI SỰ TRONG CUỘC SỐNG

Hôm 25/5/2022, tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, lần này, dựa vào sách Giảng viên, Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa và bài học sâu xa mà sách này mang lại, đặc biệt cho người cao tuổi.
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước về đa dạng sinh học, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên của Hội nghị « Thiên nhiên trong Tâm trí. Một nền văn hóa mới về thiên nhiên để bảo vệ sự đa dạng sinh học ». Vào hôm trước của Ngày thế giới đa dạng sinh học, ngài nhấn mạnh sự cần thiết khích lệ việc giáo dục môi trường, khi đối diện với quy mô rộng lớn của một thách thức « liên quan đến tất cả chúng ta ».
ĐỨC PHANXICÔ : CÁC NHÀ GIÁO DỤC, NHỮNG NHÂN VẬT CHÍNH CỦA SỰ THAY ĐỔI LỐI SỐNG

Hôm 21/5/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các Sư huynh dòng La San, dịp Tổng công hội lần thứ 46. Ngài đã khích lệ họ đặt các nguyên tắc Tin Mừng vào trung tâm sứ mạng của họ, và góp phần trả lời cho những thách thức hiện tại – cách riêng về tình huynh đệ và bảo vệ môi trường.
GIÁO HỘI CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG TIẾN TRÌNH HIỆP HÀNH

Hai cơ quan của Vatican tổ chức một buổi lắng nghe về chủ đề “Giáo hội là ngôi nhà của anh chị em: Sự đóng góp của người khuyết tật vào Thượng hội đồng về Tính hiệp hành”, để mang lại cho người khuyết tật một tiếng nói trong tiến trình hiệp hành.
TƯỞNG NHỚ MARADONA, CÁC DANH THỦ BÓNG ĐÁ DẤN THÂN VÌ HÒA BÌNH CÙNG VỚI ĐỨC PHANXICÔ

Hôm 19/5/2022, ba ngôi sao bóng đá, Ronaldinho, Dani Alves và Maxi Rodriguez, đã gặp Đức Phanxicô trong một sự kiện được tổ chức bởi Scholas Occurentes, một tổ chức vì giáo dục, đặc biệt hoạt động ở Châu Mỹ Latinh. Một trận cầu vì hòa bình sẽ được tổ chức vào ngày 10/10 tới ở Rôma và sẽ là cơ hội tưởng nhớ Diego Maradona, qua đời năm 2020.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐẠI HỌC GIÁO HOÀNG RUMANI Ở RÔMA NUÔI DƯỠNG CỘI NGUỒN ĐỂ TRUYỀN ĐẠT ĐỨC TIN

Hôm 19/5/2022, Đức Phanxicô đã ngỏ lời với các thành viên của Đại học giáo hoàng Rumani ở Rôma còn được gọi là trường « Pio Romeno », nhân kỷ niệm 85 năm thành lập. Ngài khích lệ các linh mục và chủng sinh nuôi dưỡng cội nguồn của đức tin, đề phòng sự tầm thường và biểu lộ tính phổ quát của đạo Công giáo bằng việc vun trồng mảnh đất và giữ gìn bầu không khí tốt lành.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 10. ÔNG GIÓP. THỬ THÁCH CỦA ĐỨC TIN, PHÚC LÀNH CỦA SỰ CHỜ ĐỢI

Hôm 18/5/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này bàn về « Ông Gióp. Thử thách của đức tin, phúc lành của sự mong đợi ». Đức Thánh Cha đề cập đến đức tin được sống trong những thử thách, theo mẫu gương của ông Gióp bộc lộ sự phản đối trước sự dữ và không chấp nhận một « bức tranh biếm họa về Thiên Chúa », cho đến khi Thiên Chúa đáp lời ông. Đối với Đức Thánh Cha, thời gian thinh lặng và chờ đợi trong thử thách có thể là một phúc lành.