CHO HAY KHÔNG CHO NGƯỜI ĂN XIN ?

Liên quan đến một vấn đề xã hội hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của cha Dominique Greiner, Giáo sư tại Học viện Công giáo Paris. Bài viết này chúng tôi lấy ra từ lớp học với ngài và chuyển ngữ.
ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN NHÓM G20 VỀ CỘI RỄ CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ

Sắp đến cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G20 ở Úc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một bức thư trong đó ngài mời gọi các vị lãnh đạo của nhóm hãy chấm dứt những hình thức ủng hộ khác nhau là các nhóm khủng bố ở Cận đông đang nhận được, chứ không chỉ tin vào một giải pháp quân sự mà thôi.
« Ở BÊN CẠNH NGƯỜI NGHÈO, ĐÓ LÀ TIN MỪNG, CHỨ KHÔNG PHẢI CỘNG SẢN »

Hôm thứ Ba 28/10/2014, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên cuộc Hội ngộ quốc tế các Phong trào dân chúng, được Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình tổ chức, hợp tác với Viện Hàm lâm Khoa học xã hội của Tòa Thánh. Các nông dân không có ruộng đất, những người bán hàng rong, các thợ mỏ, những người thất nghiệp, di cư, bên lề xã hội , những người trẻ sống trong hoàn cảnh bấp bênh, những cư dân sống trong các khu dân nghèo, và cả các giám mục và các nhân viên mục vụ cũng đã đến lắng nghe Đức Thánh Cha.
Ở THƯỢNG HỘI ĐỒNG, SỰ BỐI RỐI VÀ CHỜ ĐỢI NHỮNG LÀM SÁNG TỎ

Sau buổi trình bày hôm thứ Hai 13/10, bản tường trình đúc kết tuần thảo luận đầu tiên của THĐ về gia đình đã được tiếp nhận cách rất khác nhau bởi các tham dự viên của THĐ.
VERITATIS SPLENDOR VÀ NHỮNG HÀNH VI XẤU TỰ NỘI

LTS: Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình nhóm họp tại Rôma đang đặt ra những vấn đề suy nghĩ và gây tranh luận, đặc biệt liên quan đến vấn đề người ly dị tái hôn và đồng tính. Có người đặt câu hỏi phải chăng THĐ này sắp làm một “cuộc cách mạng” ? Có người e ngại Giáo Hội đang đi lệch đường? Dĩ nhiên là không, khi nhìn Giáo Hội như là Giáo Hội của Chúa Thánh Thần, chứ không phải của Nghị Phụ này hay Nghị Phụ kia.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÀO THỜI ĐIỂM NHỮNG VẤN ĐỀ GAI GÓC

Các tham dự viên của THĐ về gia đình đã rộng rãi khơi lên, hôm thứ Tư 8/10 và thứ Năm 9/10, vị trí của người ly dị tái hôn, và trong một chừng mực ít hơn, vị trí của người đồng tính luyến ái.
LUẬT TIỆM TIẾN CÓ THỂ GIÚP TÌM RA NHỮNG GIẢI PHÁP MỤC VỤ

Trong các buổi thảo luận của THĐ Giám mục về gia đình, nhiều phát biểu đã nhấn mạnh đến luật tiệm tiến (la loi de gradualité). Khái niệm này của thần học luân lý có thể giúp các Kitô hữu hiểu và nghe theo giáo huấn của Giáo Hội tốt hơn như thế nào ? Nhật báo La Croix trao đổi với cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý ở Centre Sèvres, Paris, chủ tịch Hội các thần học gia nghiên cứu luân lý (ATEM).
TẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG, KHÔNG AI CÓ Ý KIẾN THAY ĐỔI GIÁO THUYẾT

« Trong các bài tham luận của các Nghị Phụ, không có ai yêu cầu một sự thay đổi giáo thuyết », một trong những vị phát ngôn viên của Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã khẳng định như thế hôm 7/10, vào ngày thứ hai của khóa họp chung của THĐ Giám mục về gia đình. « Đúng hơn cần phải đào sâu việc hiểu chính giáo thuyết này ».
TẠI SAO VATICAN CHO RẰNG CẦN THIẾT CÓ MỘT CUỘC CAN THIỆP QUÂN SỰ Ở I-RẮC?

Đang khi từ thập niên 1960, lập trường của Vatican là rất dè dặt đối với việc sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết các xung đột, thì Đức cha Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố hôm 9/8/2014, rằng một cuộc can thiệp quân sự ở I-rắc là “cần thiết vào lúc này để ngăn chặn đà tiến công của nhóm chiến binh Hồi giáo ở I-rắc”.
VỊ BÁC SĨ VỚI QUYỀN PHẢN ĐỐI LƯƠNG TÂM ĐÃ BẢO VỆ MẠNG SỐNG CỦA CRISTIANO RONALDO

Đó là vào năm 1984. Dolores Aveiro, mẹ của danh thủ bóng đá Cristiano Ronaldo, đã tiết lộ những giây phút cùng quẫn trong cuốn tự truyện « Người Mẹ can đảm », được phổ biến ngày 18/7/2014, tại Bồ Đào Nha.
GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG VÀ CÁC CUỘC HÔN NHÂN THỨ HAI

Mới đây, ĐHY Walter Kasper đã dựa vào thực hành của các Giáo Hội Chính Thống liên quan đến các cuộc hôn nhân thứ hai để chủ trương rằng những người Công giáo ly dị tái hôn cũng nên có khả năng rước lễ.
RƯỚC LỄ BẰNG LÒNG MUỐN

Lời nói trước: Chúng tôi chuyển ngữ bài viết dưới đây (Rước lễ bằng lòng muốn) của cha Carlo Buzzi liên quan đến những lập trường của ngài trong việc cho người ly dị tái hôn rước lễ hay không. Chúng tôi đã từng chuyển ngữ một bức thư của ngài trước đây (xem ở đây) liên quan đến vấn đề này với mục đích để tiếp cận những cái nhìn đa dạng về vấn đề.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC VỊ LÃNH ĐẠO LIÊN HIỆP QUỐC

Cấp bách huy động một nền đạo đức toàn cầu
Trong buổi tiếp kiến phái đoàn của tổ chức LHQ do ông Tổng thư ký Ban Ki-moon dẫn đầu , hôm thứ Sáu 9/5/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi Tổ chức Liên Hiệp Quốc cần có « một sự huy động đạo đức toàn cầu đích thực mà, bên kia những khác biệt của niềm tin (credo) hay chính kiến, mở rộng và vận dụng một lý tưởng huynh đệ và liên đới chung, đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và những người bị loại trừ ». Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Đức Thánh Cha :
TRANH LUẬN PHÁP LÝ VỚI TÒA THÁNH Ở ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC CHỐNG TRA TẤN

Phái đoàn Vatican ở Genève đã đưa ra các con số rõ ràng về việc truy tố đối với các linh mục bị cáo buộc lạm dụng tính dục.
THIỆN ÍCH CỦA TRẺ EM LÀ ƯU TIÊN TRONG MỌI QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố của Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên
Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên của Tòa Thánh, được thiết lập ngày 22/3/2014 bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, đã có buổi nhóm họp đầu tiên từ 1-3/5/2014, tại Nhà Thánh Mátta. Cuộc gặp gỡ này có mục đích suy nghĩ về bản chất và các mục tiêu của Ủy ban, và đề nghị việc sáp nhập các thành viên mới đại diện cho các vùng khác trên thế giới.
LỄ THÁNH GIUSE THỢ, SUY NGHĨ VỀ CÁC Ý NGHĨA LAO ĐỘNG KITÔ GIÁO

Tối thứ Năm 1.5.2014, lễ Thánh Giuse Thợ, các người cha gia đình trong giáo xứ Kim Long, Huế, đã hân hoan mừng lễ bổn mạng của mình. Với tâm tình đơn sơ, các “cột trụ” gia đình này đã tham gia đoàn rước chủ tế, đọc sách Thánh, hát đáp ca, dâng lời nguyện tín hữu và tham gia vào khiên bàn kiệu Đức Mẹ của Giáo xứ.
LY DỊ TÁI HÔN, NĂM ĐIỀU KIỆN CỦA ĐHY KASPER

Dịp khai mạc công nghị Hồng y về gia đình, ngày 20/2/2014, ĐHY W. Kasper đã phác thảo những đường hướng lớn về việc tái nhận họ vào việc rước lễ sau khi kết thúc một chặng đường sám hối.
PHỔ BIẾN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI, MỘT ƯU TƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP

Ban « Gia đình và xã hội » của HĐGM Pháp đã soạn thảo một lộ trình đào tạo để « hiểu biết học thuyết xã hội của Giáo Hội và đưa nó vào thực hành », với mục tiêu giúp cho công chúng khám phá học thuyết này.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: TRUYỀN THÔNG CẦN PHẢI QUẢNG BÁ VĂN HÓA GẶP GỠ

Sẽ không tốt khi cố gắng truyền bá Tin Mừng nếu chúng ta không cởi mở để gặp gỡ cuộc sống và sự thật của những người khác. Đó là chủ đề chính trong sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 48,
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 48

Dưới đây là toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2014, với tựa đề “Việc truyền thông nhằm phục một nền văn hóa gặp gỡ đích thực”. Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha quan niệm việc truyền thông như là một sự xích lại gần, trong tình người, để hiểu biết nhau hơn và giúp đỡ nhau. Đối với ngài, “diễn tả tình nhân ái” là “ơn gọi” của truyền thông.