ĐÊM CẦU NGUYỆN ĐẠI KẾT: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Trước sự hiện diện của các thành viên Thượng Hội đồng và đại diện của các niềm tin Kitô khác nhau, Đức Phanxicô đã chủ sự buổi canh thức cầu nguyện đại kết được cộng đồng Taizé tổ chức vào tối thứ Sáu ngày 11/10/2024 tại Quảng trường các vị Tuẫn đạo tiên khởi ở Vatican. Trong bài giảng của mình, ngài cảnh giác “gương xấu gây chia rẽ giữa các Ki-tô hữu, không cùng nhau làm chứng cho Chúa Giê-su” và đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “Thượng Hội đồng này là một cơ hội để thực hiện tốt hơn, để vượt qua những bức tường vẫn còn tồn tại giữa chúng ta”, để “trở nên những môn đệ thừa sai của Đức Ki-tô, với một sứ mạng chung”.
DƯỚI CÁI NHÌN YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC MARIA, ĐỨC PHANXICÔ CẦU XIN HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI
“Xin Mẹ chuyển cầu cho thế giới chúng con đang lâm nguy, để nó có thể bảo vệ sự sống và loại bỏ chiến tranh.” Chính với những lời đầy hy vọng này mà Đức Phanxicô đã hướng về Đức Maria vào đầu buổi tối Chúa Nhật ngày 6 tháng Mười để cầu xin hòa bình cho thế giới bị tàn phá bởi sự bất công và chiến tranh này, trong sự hiệp thông với các Kitô hữu bằng cách lần hạt Mân Côi, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TẠI SÂN VẬN ĐỘNG KING BAUDOUIN, BỈ
Trong bài giảng kết thúc chuyến tông du Bỉ trong thánh lễ hôm Chúa Nhật 29/9/2024, Đức Phanxicô đã quay trở lại vấn đề nhức nhối về lạm dụng tình dục và cho rằng “trong Giáo hội, có chỗ cho tất cả mọi người, nhưng tất cả mọi người đều sẽ bị phán xét”. Ngài cũng đề cao lối sống của nữ tu mới được phong chân phước, Anne de Jésus, như một mẫu mực về “sự thánh thiện nữ tính”.
CỬ HÀNH SÁM HỐI: BẢY TỘI LỖI VÀ BA CHỨNG NHÂN, PHẢN ẢNH VỀ NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA NHÂN LOẠI
Bảy Hồng y đọc những lời cầu xin sự tha thứ do Đức Phanxicô viết và ba chứng từ liên quan đến lạm dụng, trợ giúp những người di cư và các nạn nhân chiến tranh đã mang lại nội dung cho buổi cử hành sám hối ngày 1/10/2024, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Một tiến trình hòa giải và sám hối mà Đức Phanxicô mong muốn hôm trước ngày khai mạc khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục vì một Giáo hội hiệp hành, vào ngày 2 tháng 10.
TẠI BỈ: SỰ KIÊN CƯỜNG TRONG SỨ MẠNG MANG LẠI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bỉ, ngài đã đối diện với những chất vấn khác nhau. Nhưng rõ ràng ngài đến để trả lời cho những chất vấn đó, và nhất là để mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là Giáo hội Bỉ.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ CAN ĐẢM CỦA VUA BAUDOUIN, NGƯỜI ĐÃ KHÔNG KÝ LUẬT PHÁ THAI
Đức Phanxicô đã đến hầm mộ hoàng gia ở nhà thờ Đức Bà Laeken, trước sự hiện diện của vua và hoàng hậu Bỉ, để cầu nguyện trước lăng mộ của vị vua Công giáo, người đã thoái vị trong 36 giờ vào năm 1992 để không ký đạo luật hợp pháp hóa việc phá thai. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta lấy cảm hứng từ gương của nhà vua vào thời điểm mà “luật hình sự” đang được soạn thảo và mong ước rằng án phong chân phước có thể tiến triển.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIÁO HỘI BỈ: “KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KITÔ GIÁO XẢY ĐẾN CẢ”
“Hãy cùng nhau tiến bước, anh chị em và Chúa Thánh Thần, để, như thế, trở thành Giáo hội” Đức Phanxicô đã tuyên bố trong cuộc gặp gỡ vào thứ Bảy, ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Phúc âm hóa, niềm vui, lòng thương xót”.
BỈ: ĐỨC PHANXICÔ HỨA HẸN MỘT “CUỘC CHIẾN KIÊN QUYẾT” CHỐNG LẠI NẠN LẠM DỤNG, MỘT “SỰ XẤU HỔ” CHO GIÁO HỘI
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tới Bỉ, Đức Thánh Cha đã phát biểu, sau Vua Bỉ và người đứng đầu cơ quan hành pháp, về “tai họa” lạm dụng, một “phản chứng đau đớn” vốn là một “sự xấu hổ” đối với Giáo hội. Ngài nói, với sự khiêm tốn và quyết tâm, cần phải làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa và cầu xin sự tha thứ.
LUXEMBOURG: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ HỢP TÁC VÀ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên tại Đại Công quốc trong khuôn khổ chuyến tông du tới hai quốc gia vùng Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg), Đức Phanxicô đã kêu gọi “những người được trao quyền bính” dấn thân vào văn hóa đối thoại và thỏa hiệp nhằm xây dựng an ninh và hòa bình cho tất cả mọi người.
SẮP KHÁNH THÀNH VIỆN BẤT BẠO ĐỘNG Ở RÔMA
Vài ngày trước khi khai mở Viện Bất bạo động Pax Christi tại Rôma, ĐHY Robert McElroy nói với Vatican News rằng tất cả các hình thức bạo lực đều trái ngược với Tin Mừng và các Kitô hữu phải vượt qua sự mù quáng trước những xung đột đang hoành hành ở một số nơi trên thế giới.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: “MỘT GIÁO HỘI MUỐN TRỞ THÀNH HIỆP HÀNH PHẢI CẦU XIN VÀ TRAO BAN SỰ THA THỨ”
Khóa họp cuối cùng ở Rôma của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành sẽ khai mạc bằng một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng kèm theo một buổi cử hành trong đó cộng đoàn sẽ được mời gọi xưng thú các tội lạm dụng chống lại hòa bình, chống lại công trình tạo dựng, người di cư, phụ nữ, v.v. Giải mã với Thierry Bonaventura, phụ trách truyền thông của Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng.
ĐỨC THÁNH CHA NÓI VỚI CÁC HỒNG Y: NHẮM MỤC TIÊU THÂM HỤT BẰNG 0 VÀ TRÁNH SỰ DƯ THỪA
Trong một lá thư được công bố vào thứ Sáu ngày 20/9/2024, Đức Phanxicô yêu cầu Hồng y đoàn tăng thêm nỗ lực để thực hiện cuộc cải cách kinh tế mà Tòa Thánh đã phát động cách đây 10 năm. Nhắm mục tiêu “thâm hụt bằng 0”, ngài cho rằng các tổ chức của Vatican ghi nhận số dư nên “góp phần bù đắp thâm hụt chung”.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIỚI TRẺ HÃY TRỞ THÀNH “MEN CỦA TIN MỪNG”
Hôm 20/9/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến hơn 80 bạn trẻ thuộc phong trào sinh viên Công giáo quốc tế, “Pax Romana”. Khuyến khích họ trong công việc giáo dục và đào tạo dựa trên cơ sở học thuyết xã hội của Giáo hội, ngài đảm bảo đánh giá cao công việc của phong trào “thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển con người toàn diện”.
GIÁO HỘI PHÁP XIN VATICAN ĐIỀU TRA TRƯỜNG HỢP ABBÉ PIERRE
Trong một diễn đàn được đăng vào thứ Hai ngày 16 tháng 9, Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đặt câu hỏi về cách xử lý của Giáo hội và xã hội đối với trường hợp của Abbé Pierre. Trong những tiết lộ gần đây, Abbé Pierre đã bị một số phụ nữ buộc tội tấn công tình dục. Đức Tổng Giám mục Reims kêu gọi làm sáng tỏ vấn đề này, nhưng cũng “suy nghĩ về tính dục là gì và cách thức để sống nó tốt nhất ”.
GIÁO HỘI PHÁP HOAN NGHÊNH NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC PHANXICÔ LIÊN QUAN ĐẾN ABBÉ PIERRE
Hôm 13/9/2024, trên chuyến bay đưa ngài trở lại Vatican sau chuyến tông du lần thứ 45, chuyến tông du dài nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Khi được hỏi về các trường hợp lạm dụng tình dục do Abbé Pierre thực hiện, Đức Thánh Cha đặc biệt tuyên bố rằng “Cha Pierre là một người đã làm rất nhiều điều tốt nhưng ngài cũng là một tội nhân. Chúng ta phải nói rõ ràng về những điều này, không được giấu giếm.”
SINGAPORE: ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI KHẢ NĂNG ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN CỦA GIỚI TRẺ SINGAPORE
Chính trong khung cảnh hài hòa của khán phòng của Trường Cao đẳng Công giáo, Đức Phanxicô đã kết thúc chuyến tông du tới Singapore vào thứ Sáu ngày 13/9/2024. 600 sinh viên từ 50 trường học và các tổ chức liên tôn trong thành phố đã lắng nghe lời kêu gọi đoàn kết tôn giáo của Đức Thánh Cha. Ngài khen ngợi khả năng đối thoại liên tôn của giới trẻ và đồng thời lưu ý rằng các tôn giáo là những con đường dẫn đến Thiên Chúa.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHIẾN TRANH Ở GAZA, QUÁ ĐÁNG LẮM RỒI! KHÔNG CÓ BƯỚC NÀO ĐƯỢC THỰC HIỆN VÌ HÒA BÌNH”
Trên chuyến bay từ Singapore trở về Rôma ngày 13/9/2024, Đức Phanxicô đã trả lời các nhà báo đi cùng ngài và nói về thảm kịch thường dân thiệt mạng. Về cuộc bầu cử Mỹ: giữa Harris và Trump, ngài kêu gọi mọi người hãy lựa chọn theo lương tâm. Đức Thánh Cha cũng lên án rõ ràng việc phá thai cũng như việc từ chối người di cư. Ngài hoan nghênh thỏa thuận với Bắc Kinh: Trung Quốc là một lời hứa và một niềm hy vọng cho Giáo hội.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ TẠI SÂN VẬN ĐỘNG QUỐC GIA SINGAPORE: KHÔNG CÓ TÌNH YÊU, CHÚNG TA CHẲNG LÀ GÌ CẢ
50.000 tín hữu từ Singapore và các nước lân cận đã tham dự thánh lễ do Đức Phanxicô chủ tế vào thứ Năm ngày 12/9/2024 tại sân vận động quốc gia. Trong bài giảng của mình, ngài nhắc lại sự cao cả và uy nghi của các dự án của chúng ta có thể khiến chúng ta quên rằng nếu không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả. Ngài lưu ý rằng “có một kỳ công vĩ đại cần được đón nhận với lòng kính trọng và ngưỡng mộ” còn hơn “các công trình của con người”, đó là “những anh chị em mà chúng ta gặp gỡ mọi ngày trên đường chúng ta đi”. Và “toà nhà đẹp nhất, kho tàng quý giá nhất, việc đầu tư sinh lời nhất dưới con mắt của Thiên Chúa”, đó “chính là chúng ta, là hết thảy mọi người”.
THÁNH LỄ TẠI SINGAPORE: ĐỨC THÁNH CHA KHUYẾN KHÍCH “TÌNH YÊU XÂY DỰNG”
50.000 tín hữu từ Singapore và các nước lân cận đã tham dự thánh lễ do Đức Phanxicô chủ tế vào thứ Năm ngày 12/9/2024 tại sân vận động thành phố. Trong bài giảng của mình, ngài nhắc lại sự cao cả và uy nghi của các dự án của chúng ta có thể khiến chúng ta quên rằng nếu không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả.
TẠI ĐẠI HỌC SINGAPORE, ĐỨC PHANXICÔ HOAN NGHÊNH QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TRONG SỰ TRUNG THÀNH VỚI LUẬT PHÁP
Tại trung tâm văn hóa của Đại học Quốc gia Singapore, thứ Năm ngày 12/9/2024, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu công khai đầu tiên trên đất Singapore trước hàng ngàn đại diện chính trị, văn hóa và kinh tế có ảnh hưởng từ khu vực châu Á này. Đức Phanxicô ca ngợi những đức tính của “đối thoại mang tính xây dựng” giữa chính quyền và các tôn giáo, “điều kiện tiên quyết cho sự phát triển không xung đột hay hỗn loạn, nhưng cân bằng và bền vững”.