BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC CUỘC HỘI NGỘ GIA ĐÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ X : GIA ĐÌNH LÀ NƠI ĐẦU TIÊN CHÚNG TA HỌC BIẾT YÊU THƯƠNG
Trong bài giảng thánh lễ bế mạc cuộc Hội ngộ Gia đình Thế giới lần thứ X hôm 25/6/2022, do ĐHY Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, chủ tế, Đức Thánh Cha đã tái khẳng định vẻ đẹp của gia đình và kêu gọi bảo vệ nó khỏi sự độc hại của sự dửng dưng và chủ nghĩa cá nhân, và đồng thời giữ gìn « ADN » của gia đình là « lòng hiếu khách và tinh thần phục vụ ».
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO CUỘC HỘI NGỘ GIA ĐÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ X : LỄ HỘI GIA ĐÌNH
Bài diễn văn hôm 22/6/2022 của Đức Phanxicô mời gọi các gia đình sống với đôi mắt hướng về Trời. Ngài nhắc nhở các gia đình có một sứ mạng phải hoàn thành trên thế giới và Giáo hội phải dấn thân cho các gia đình như người Samaritanô nhân hậu, đồng thời mời gọi các gia đình bước đi cùng nhau:
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 15. PHÊRÔ VÀ GIOAN
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 22/6/2022, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, và lần này lấy ý tưởng từ cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu phục sinh và thánh Phêrô ở cuối Tin Mừng theo thánh Gioan, Đức Thánh Cha bàn về những khó khăn chăm lo đức tin của người cao tuổi trong giai đoạn mất đi sự tự chủ.
PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO THÁI LAN, MỘT TÌNH BẠN ĐƯỢC CỦNG CỐ
Hôm 17/6/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn Phật tử Thái Lan, cùng với một số đại diện của Giáo hội Công giáo Thái Lan. Đức Thánh Cha đã chúc mừng « sự gia tăng dần dần và ổn định « việc đối thoại hữu nghĩ và hợp tác chặt chẽ » » giữa hai tôn giáo. Điều đó còn cần thiết hơn nữa khi đối mặt với « tiếng kêu của một nhân loại bị tổn thương và một Trái Đất bị xâu xé ».
THẦN HỌC , MỘT SỰ PHỤC VỤ VÀ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC VỀ CON NGƯỜI THEO ĐỨC PHANXICÔ
Trong bài phát biểu dịp gặp gỡ các nhà đào tạo của chủng viện của Tổng Giáo phận Milan hôm 17/6/2022, Đức Phanxicô đã mô tả cách thức mà vai trò của thần học ngày nay phải được hình dung : một sự phục vụ đức tin của Giáo hội, một trường học có khả năng đào tạo « các chuyên viên về con người và sự gần gũi », và là một phương tiện loan báo Tin Mừng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 14. SỰ PHỤC VỤ VUI TƯƠI CỦA ĐỨC TIN ĐƯỢC HỌC BIẾT TRONG SỰ BIẾT ƠN (x. Mc 1, 29-31)
Trong bài giáo lý về tuổi già trong buổi tiếp kiến chung hôm 15/6/2022, dựa vào đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu cùng các môn đệ đến nhà mẹ vợ của thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã nhắc nhớ rằng việc chăm sóc người cao tuổi là một trách nhiệm của cộng đoàn Kitô hữu, và đồng thời cũng nhấn mạnh rằng người cao tuổi vẫn cần nuôi dưỡng trách nhiệm phục vụ cộng đoàn, bởi vì các Kitô hữu thuộc mọi lứa tuổi, cách riêng tuổi già, luôn là một thời gian để phục vụ với lòng biết ơn trong đức tin.
CÁC GIÁM MỤC ANH : « NGƯỜI XIN TỴ NẠN KHÔNG PHẢI LÀ HÀNG HÓA »
Quyết định của Luân Đôn gởi trả lại những người di cư Rwanda đến Anh bất hợp pháp đã gây ra phản ừng từ các Giám mục Anh quốc và Xứ Wales. Các ngài cho rằng một kế hoạch như thế « không giải quyết được gì », và nhắc lại lối tiếp cận của Đức Phanxicô : « Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập ».
KHÁNH THÀNH NGHĨA TRANG ĐẦU TIÊN DÀNH CHO NGƯỜI DI CƯ CHẾT TRÊN BIỂN Ở CALABRIA
« Một hành vi Kitô giáo và chính trị theo nghĩa cao quý nhất của thuật ngữ », nghĩa là được gợi hứng bởi việc bảo vệ công ích. Chính như thế mà Đức cha Fortunato Morrone của Calabria mô tả quyết định dành một không gian tang lễ đặc biệt cho những người tìm kiếm sự cứu rỗi qua đường biển, nhưng đã tìm thấy cái chết của mình ở đó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 13. ÔNG NICÔĐÊMÔ. « MỘT NGƯỜI GIÀ RỒI, LÀM SAO CÓ THỂ SINH RA ĐƯỢC ? » (Ga 3, 4)
Tóm tắt bài giáo lý ngày thứ Tư 8/6/2022 của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô rằng để nhìn thấy Nước Thiên Chúa, cần phải “sinh ra từ ơn trên”. Người Pharisêu đáng kính này muốn biết Chúa Giêsu và đã bí mật đến gặp Ngài, nhưng ông khó hiểu được sự tái sinh mà Chúa Giêsu đã nói với ông, vì ông đã già.
ĐỨC CHA GUY DE KERIMEL KHÔNG CHO PHÉP CÁC CHỦNG SINH CỦA MÌNH MẶC ÁO SOUTANE
Sau cuộc gặp gỡ với các chủng sinh trong giáo phận của mình, Đức cha Guy de Kerimel, Tổng Giáo phận Toulouse, hôm 2/6/2022, đã gởi cho họ một lá thư thiết lập những quy tắc về trang phục. Ngài mời gọi các linh mục tương lai hãy « trở nên có thể tiếp cận đối với tất cả mọi người » và « đừng đi vào một nhân vật » « quá giáo sĩ ».
ĐỨC PHANXICÔ: HÃY TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CON NGƯỜI VÀ HÃY NGỪNG SỰ TÀN PHÁ RÙNG RỢN Ở UCRAINA
Sau kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 5/6/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục mời gọi cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi các nhà lãnh đạo đừng dẫn nhân loại vào đống đổ nát. Dưới đây là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha:
TẠI SAO GIÁO HỘI QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO ?
Tại sao người Kitô hữu luôn khẳng định mối quan tâm của mình đối với người nghèo và người bị loại trừ ? Từ thập niên 1970, thậm chí họ đã làm nổi bật nguyên tắc « chọn lựa ưu tiên cho người nghèo », nguyên tắc luôn có tính thời sự. Nó hệ tại điều gì ? Cha Étienne Grieu, s.j., hiệu trưởng Trung tâm Sèvres, giải thích.
TẠI SAO NÓI RẰNG NGƯỜI NGHÈO PHÚC ÂM HÓA CHÚNG TA ?
Trong nhiều tổ chức từ thiện, chúng ta nghe nói rằng « người nghèo phúc âm hóa chúng ta ». Thế nhưng, nhiều Kitô hữu nghĩ rằng chính họ mới là những người phải phúc âm hóa người nghèo, và, do đó, bối rối trước lỗi diễn đạt này. Étienne Grieu, hiệu trưởng Trung tâm Sèvres (Paris), giải thích ý nghĩa của nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 12. « XIN ĐỪNG BỎ RƠI CON KHI SỨC LỰC SUY TÀN» (Tv 71(70), 9)
« Có một « giáo huấn của sự mong manh », đừng che giấu những điểm yếu của mình… Chúng có thực, đó là một thực tại và có một giáo huấn của sự mong manh, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta …. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chúng ta. … cần thiết vì lợi ích của việc sống chung của tất cả mọi người. Việc gạt người cao tuổi ra bên lề xã hội, ở bình diện khái niệm cũng như thực tiễn, làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, chứ không chỉ là mùa của tuổi già. »
ĐỨC PHANXICÔ LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI VIỆC CHẶN XUẤT KHẨU LÚA MÌ TỪ UCRAINA
Kết thúc buổi tiếp kiến chung hôm 1/6/2022, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi chấm dứt việc chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ucraina. Ngài khẳng định rằng cần phải bảo đảm « quyền phổ quát đối với thực phẩm ».
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, LỜI CẦU NGUYỆN CÓ THỂ THAY ĐỔI SỐ PHẬN CỦA THẾ GIỚI
Trong vương cung thánh đường Đức Bà Cả, hôm 31/5/2022, Đức Phanxicô đã chủ sự buổi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình, vào cuối Tháng Đức Mẹ, được liên kết trực tuyến với các đền thánh của các quốc gia khác nhau và trước sự đại diện đông đảo của các tín hữu Ucraina. Lời khẩn cầu đến Đức Trinh Nữ : hòa giải các tâm hồn đầy bạo lực và báo thù, uốn nắn lại những suy nghĩ mù quáng bởi khát vọng làm giàu cách dễ dàng.
TƯỢNG ĐÀI SỰ SỐNG NHẰM THỂ HIỆN VẺ ĐẸP VÀ SỰ THÁNH THIÊNG CỦA SỰ SỐNG
Đức TGM Paglia, chủ tịch Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống, làm phép một tác phẩm điêu khắc mới mang tên “Tượng đài sự sống” vào ngày Chúa Nhật29/5/2022 ở Rôma. Bức tượng đồng của nghệ sĩ Timothy Paul Schmalz, người Canada, mô tả Đức Trinh Nữ Maria cùng với Chúa Hài Đồng chưa chào đời.
ĐỨC PHANXICÔ TIẾP ĐÓN CÁC PHẬT TỬ MÔNG CỔ : CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC PHẬT LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG HÒA BÌNH
Nhân dịp 30 năm thành lập Doãn phận Tông Tòa ở Mông Cổ, một phái đoàn Phật tử đã gặp gỡ Đức Phanxicô vào sáng 28/5/2022 tại Vatican. Đức Thánh Cha đã ca ngợi mối tương quan hữu nghị với các thành viên của tôn giáo đa số của đất nước này.
HĐGM Ý SẼ ĐƯA RA MỘT BẢN BÁO CÁO VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG
« Sẽ không có sự che giấu nào, không có sự phản kháng nào từ phía các Giám mục. Chúng tôi sẽ đón nhận những cú đánh mà chúng tôi phải đón nhận. Chúng tôi sẽ lãnh lấy trách nhiệm của mình. Chúng tôi mắc nợ các nạn nhân về điều đó, nỗi đau đớn của họ là ưu tiên. Và chúng tôi mắc nợ Mẹ Giáo hội về điều đó », ĐHY Zuppi, tân Chủ tịch HĐGM Ý, đã khẳng định như thế trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí. Báo cáo có thể sẽ được công bố vào ngày 18/11/2022.
NỮ TU VÕ SƯ LINDA SIM GIÀNH HUY CHƯƠNG VÀNG QUYỀN TAEKWONDO THẾ GIỚI
Nữ tu người Singapore, Sơ Linda Sim, 67 tuổi, cao 1,5m, cân nặng gần 50 kg, là nhà vô địch Quyền Taekwondo thế giới. Sơ gia nhập dòng Franciscan Missionaries of the Divine Motherhood cách đây 43 năm. Sơ chia sẻ rằng, đối với Sơ, “Quyền (Poomsae, một chuỗi các động tác trong taekwondo) là một loại hình nghệ thuật và đối với tôi, nó giống như một điệu nhảy. Nó không bạo lực và phương châm của Taekwondo Thế giới là “hòa bình quý hơn chiến thắng””.