ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC NHỮNG CÁM DỖ THUỘC CHỦ NGHĨA DÂN TÚY, ĐỒNG NGHĨA VỚI “SỰ PHỦ NHẬN”
Khi đến Trieste, miền bắc nước Ý, Đức Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 về tình trạng dân chủ, “đang gặp khủng hoảng”. Ngài phê bình “nền văn hóa vứt bỏ” và mời gọi người Công giáo tham gia chính trị.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHÚNG TA CẦN CỚ VẤP NGÃ CỦA ĐỨC TIN”
Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 tại quảng trường chính của Trieste. Trong bài giảng của mình, ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vun trồng “một đức tin đánh thức các lương tâm khỏi sự mê muội của họ và chạm đến những vết thương của xã hội”. Ngài nhấn mạnh, sự hiện diện của Thiên Chúa ẩn giấu “trong những góc tối của cuộc sống và các đô thành của chúng ta”.
ĐHY PAROLIN: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG””
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã tham dự buổi trao giải thưởng của các đại sứ tại Tòa thánh cho nhà báo Damosso vì cuộc điều tra của ông về dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris, nhấn mạnh giá trị “di chúc” của thông điệp của Đức Gioan XXIII. Ngài nói về Tuần lễ Xã hội Ý ở Trieste, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông. Ngài nói: “Chiến tranh không bao giờ là ‘chiến tranh chính đáng’”.
TRANH CÃI XUNG QUANH VẤN ĐỀ TIẾP TỤC SỬ DỤNG HAY LOẠI BỎ CÁC BỨC TRANH KHẢM CỦA LINH MỤC RUPNIK
Trong một hội nghị được tổ chức tại Hoa Kỳ vào thứ Sáu ngày 21/6/2024, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican cho rằng việc phá hủy các tác phẩm của linh mục Marko Rupnik, người bị cáo buộc nhiều vụ hãm hiếp, không phải là một “phản ứng của Kitô giáo”. Tại Rôma và Vatican, hơn 40 địa điểm được trang trí bằng những bức tranh khảm của cựu tu sĩ Dòng Tên này. ĐHY Sean O’Malley, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, kêu gọi Giáo triều Rôma hãy “thận trọng”. Đức Giám mục giáo phận Lộ Đức quyết định không làm nổi bật các tác phẩm của Marko Rupnik nữa.
CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: KHÔNG LOẠI TRỪ VÀ ĐỐI XỬ VỚI BẤT KỲ AI LÀ Ô UẾ
“Chúng ta hãy nhìn vào trái tim của Thiên Chúa, để Giáo hội và xã hội không loại trừ cũng chẳng đối xử với bất kỳ ai là ‘ô uế’”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 30/6/2024, để mỗi người, trong xã hội và Giáo hội đều cảm thấy được đón tiếp và yêu thương. Vì đứng trước những người bị xã hội coi là “ô uế”, chính “Đức Giê-su đã để cho mình được chạm đến và Ngài không hề sợ chạm đến”.
PAOLO BENANTI: “ĐỐI VỚI ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI”
Lần đầu tiên, Đức Phanxicô đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ Thứ Năm ngày 13 tháng Sáu đến Thứ Bảy ngày 15 tháng Sáu tại Puglia của Ý. Ngài phát biểu vào thứ Sáu trong một phiên họp về trí tuệ nhân tạo. La Croix đã gặp nhà thần học người Ý, người đã tư vấn cho Đức Thánh Cha về chủ đề này, chủ đề mà Giáo hội vẫn đang tìm kiếm con đường phải theo.
ĐỨC PHANXICÔ TẠI G7: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG ĐƯỢC BUỘC CON NGƯỜI PHỤ THUỘC VÀO MÁY MÓC
Lần đầu tiên, Đức Thánh Cha phát biểu trước các nhà lãnh đạo của bảy quốc gia công nghiệp hóa nhất hành tinh, trình bày suy nghĩ của mình về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với tương lai của nhân loại. Tại Borgo Egnazia ở Puglia phía nam nước Ý, thứ Sáu ngày 14/6/2024, ngài kêu gọi không được buộc con người phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc bằng cách đảm bảo một không gian kiểm soát đáng kể của con người đối với AI. “Nhân phẩm phụ thuộc vào điều đó.”
MANU PAYET CA NGỢI “TINH HIỆN ĐẠI” CỦA ĐỨC PHANXICÔ VÀ BÀI DIỄN VĂN CỦA NGÀI VỀ SỰ HÀI HƯỚC
Đức Phanxicô đã tiếp kiến khoảng một trăm diễn viên hài từ khắp nơi trên thế giới vào sáng thứ Sáu, ngày 14/6/2024, trong đó có diễn viên người Pháp Manu Payet. Vào cuối cuộc gặp gỡ, diễn viên hài người Pháp ca ngợi tính hiện đại của Đức Thánh Cha, người đã nhắc lại trong bài phát biểu của mình về tầm quan trọng của tiếng cười.
ĐỨC PHANXICÔ TỪ VƯỜN VATICAN: “TÔI CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY CHO THÁNH ĐỊA”
“Tất cả chúng ta phải làm việc và dấn thân để đạt được một nền hòa bình lâu dài, nơi Nhà nước Palestine và Nhà nước Israel có thể chung sống cạnh nhau, phá bỏ những bức tường thù địch và hận thù.” Lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Lời kêu gọi cho hoà bình tại Thánh địa. Trong khu vườn Vatican vào ngày 8 tháng 6 năm 2014, Đức Phanxicô đã cầu nguyện và trồng một cây ô liu với các tổng thống Israel và Palestine như một dấu hiệu hòa bình cho Trung Đông.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN LẦN THỨ 110 (NĂM 2024) : NGƯỜI NGHÈO CỨU CHÚNG TA
Những người di cư ngày nay giống như những người Do Thái trong cuộc Xuất hành. Chính với sự tương đồng này mà Đức Phanxicô đã khai triển sứ điệp của mình cho Ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 110, với chủ đề “Thiên Chúa bước đi cùng với dân Ngài”, sẽ được cử hành vào ngày 29 tháng 9 năm 2024. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Thiên Chúa bước đi với dân của Ngài và mỗi cuộc gặp gỡ với người di cư cũng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Và “theo nghĩa này, người nghèo cứu chúng ta, bởi vì họ cho phép chúng ta gặp được khuôn mặt của Chúa”.
SƠ GENEVIÈVE GIỚI THIỆU NGƯỜI LGBTQ+ VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Giống như hầu hết các ngày Thứ Tư hàng tuần, Sơ Geneviève, người đã sống từ 56 năm qua cùng với những người làm việc tại khu chợ phiên Luna Park ở ngoại ô Rôma, đã đến chào Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến chung. Sơ thường giới thiệu với ngài những người sơ đồng hành. Sơ nói: “Cuối cùng, họ đã tìm thấy một Giáo hội đến gặp họ.”
10 LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ KHÔNG NHƯỢNG BỘ CHO CÁC TẬT XẤU
Đời sống Kitô hữu được đánh dấu bằng những cám dỗ, những thách thức, những cuộc chiến đấu thiêng liêng. Trong loạt bài giáo lý về các thói xấu và nhân đức, Đức Phanxicô trình bày chi tiết mười thái độ cơ bản cho phép chọn điều tốt và tránh điều xấu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ. CHÚA THÁNH THẦN HƯỚNG DẪN DÂN THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. BÀI 1. THẦN KHÍ THIÊN CHÚA BAY LƯỢN TRÊN MẶT NƯỚC
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới về “Chúa Thánh Thần và Hiền Thê”, tập trung vào cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn dân Chúa trong suốt lịch sử cứu độ.
PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO ĐƯỢC MỜI GỌI CỘNG TÁC VÌ HÒA BÌNH
Trước phái đoàn tăng sĩ Thái Lan, Đức Phanxicô gợi lên Trái đất và nhân loại bị tổn thương, đồng thời nhắc lại việc các truyền thống tôn giáo sẵn sàng làm việc cùng nhau có thể mang lại tia hy vọng như thế nào. Ngài kêu gọi luôn luôn “khơi lại đối thoại và hợp tác” với Giáo hội cũng như các tổ chức khác để thúc đẩy một tình bạn vốn hỗ trợ hòa bình và tình huynh đệ.
FIDUCIA SUPPLICANS: ĐHY FERNÁNDEZ GẶP THƯỢNG PHỤ TAWADROS
Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐHY Victor Manuel Fernández, đã gặp Thượng phụ Chính thống Coptic Tawadros II tại Cairo vào thứ Tư, ngày 22/5/2024. Tâm điểm của cuộc trao đổi là tuyên bố của Giáo hội Chính thống Coptic vào tháng Ba vừa qua về việc bác bỏ “hôn nhân đồng tính”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 20. NHÂN ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, kết thúc chu kỳ giáo lý về các tật xấu và nhân đức, chúng ta hãy dừng lại ở đức khiêm nhường. Mặc dù không nằm trong danh sách các nhân đức đối thần hay bản lề, nhưng nó vẫn là nền tảng của đời sống Kitô hữu. Đối mặt với thói kiêu ngạo đang thổi phồng chúng ta và khiến chúng ta tỏ ra hơn những gì mình là, sự khiêm tốn đưa chúng ta trở lại chiều kích đúng đắn của mình.
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, GIÁO HỘI RỘNG MỞ, NHƯNG KHÔNG THỂ CHÚC LÀNH CHO CÁC CUỘC KẾT HỢP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh CBS của Mỹ, Đức Phanxicô tái khẳng định sự cởi mở của Giáo hội đối với “mọi người” và làm sáng tỏ một số điểm về các lời chúc lành được tuyên ngôn Fiducia Supplicans cho phép. Sau đó, ngài phê phán việc mang thai hộ vốn đã trở thành “một công việc kinh doanh” cũng như các ý thức hệ vốn luôn luôn “xấu”. Ngài tiếp tục kêu gọi các quốc gia đang có chiến tranh: “Hãy dừng lại và thương lượng!” Về những người di cư, ngài kêu gọi đừng thờ ơ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 19. ĐỨC MẾN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, với đức mến, hôm nay chúng ta đạt đến đỉnh cao của chu kỳ giáo lý về các nhân đức. Bởi vì đó là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta, nên đức mến đến với chúng ta từ Thiên Chúa và kết hợp chúng ta với Ngài.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NASA: “TỪ KHÔNG GIAN, TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ CÔNG DÂN CỦA TRÁI ĐẤT”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, người đứng đầu NASA, cơ quan liên bang Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian. Đối với Bill Nelson, các chuyến du hành vũ trụ cho phép rút ra những bài học quý giá về tình huynh đệ nhân loại.