NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ, ƠN TOÀN XÁ CHO NHỮNG AI CỬ HÀNH NGÀY NÀY

Chúa Nhật ngày 28 tháng Bảy, Tòa Ân Giải Tối cao ban ơn toàn xá cho các đại diện của người già và các tín hữu, “những người được thúc đẩy bởi tinh thần sám hối và bác ái” sẽ tham dự vào các hoạt động phụng vụ khác nhau trên khắp thế giới. Ơn toàn xá cũng liên quan đến những người bệnh, những người đồng hành với họ và những người không thể rời khỏi nhà của mình, “sẽ tham dự vào đó một cách thiêng liêng”, xa lánh tội lỗi và với ý hướng giữ những điều kiện thông thường.
THÁNH LỄ KHAI MẠC THẾ VẬN HỘI OLYMPIC DƯỚI DẤU HIỆU HÒA BÌNH

Thánh lễ đánh dấu việc khai mạc thỏa thuận đình chiến Olympic đã được tổ chức tại nhà thờ Madeleine ở Paris vào thứ Sáu ngày 19 tháng Bảy, một tuần trước khi Thế vận hội 2024 bắt đầu. Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, và Anne Hidalgo, thị trưởng Paris, đã có mặt.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 9. CHUẨN BỊ TƯƠNG LAI VỚI CHÚA GIÊSU, ĐẤNG CỨU ĐỘ VÀ CHỮA LÀNH

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Để khuyến khích chúng ta tạo ra một thế giới mới và tốt đẹp hơn, chúng ta phải nhìn vào Chúa Giêsu. Chính Người đổi mới và hòa giải mọi thụ tạo, đồng thời ban cho chúng ta những phương tiện cần thiết để yêu thương và chữa lành, như chính Người đã làm.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 8. NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ VÀ ĐỨC CẬY

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua được tốt hơn, mỗi người chúng ta được mời gọi đảm nhận phần trách nhiệm của mình. Ngày nay, việc thiếu tôn trọng nguyên tắc bổ trợ (*) đã lan rộng như virus.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 7. BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG VÀ THÁI ĐỘ CHIÊM NIỆM

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, để thoát khỏi đại dịch, chúng ta phải chữa lành và chăm sóc lẫn nhau. Do đó, tất cả những người chăm sóc những người dễ bị tổn thương phải được nâng đỡ trong công việc phục vụ của họ. Ngôi nhà chung của chúng ta cũng cần được chăm sóc. Lạm dụng bất kỳ hình thức sống nào đều là một tội trọng. Thuốc giải độc tốt nhất chống lại việc lạm dụng ngôi nhà chung của chúng ta là chiêm niệm.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 6. TÌNH YÊU VÀ CÔNG ÍCH

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Phản ứng của Kitô giáo đối với đại dịch mà chúng ta đang trải qua được tìm thấy trong tình yêu, và trên hết là tình yêu của Thiên Chúa, vốn đi trước chúng ta. Tình yêu không chỉ giới hạn trong vòng tròn nhỏ của gia đình hoặc bạn bè. Nó làm cho chúng ta phong nhiêu và tự do nếu nó rộng mở và bao hàm, và chính như thế mà nó săn sóc, chữa lành và làm điều tốt.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 5. NGUYÊN TẮC LIÊN ĐỚI VÀ ĐỨC TIN

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Gia đình nhân loại có Thiên Chúa là nguồn gốc duy nhất, nó sống trong một ngôi nhà chung và được mời gọi đến cùng chung một số phận trong Chúa Kitô. Nhưng, khi chúng ta quên điều này, sự bất bình đẳng và loại trừ sẽ xuất hiện, cơ cấu xã hội suy yếu và môi trường xấu đi. Để sự tương tùy của chúng ta không trở thành sự phụ thuộc của người này đối với người kia, chúng ta cần có tình liên đới.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 4. MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA CỦA CẢI VÀ ĐỨC CẬY

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Đại dịch mà thế giới đang trải qua cho thấy những bất bình đẳng to lớn, dù là giữa các cá nhân hay giữa các quốc gia. Chúng là kết quả của một nền kinh tế bệnh hoạn vốn không tính đến những giá trị cơ bản của con người, cũng như không quan tâm đến những thiệt hại mà nó gây ra cho công trình tạo dựng. Căn nguyên thì như nhau, đó là tội muốn chiếm hữu và thống trị anh em, thiên nhiên và chính Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã giao phó trái đất và của cải trong đó cho sự quản lý chung của nhân loại để họ có thể chăm sóc chúng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 3. CHỌN LỰA ƯU TIÊN CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỨC ÁI

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Tiếp tục bài giáo lý về chủ đề “Chữa lành thế giới”, hôm nay chúng ta suy niệm về chọn lựa ưu tiên cho người nghèo và đức ái.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 2. ĐỨC TIN VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Đại dịch mà thế giới hiện đang trải qua không phải là căn bệnh duy nhất cần phải chiến đấu. Cuộc khủng hoảng y tế đã làm nổi bật những bệnh lý xã hội nghiêm trọng hơn, và, trong số đó, có nền văn hóa thờ ơ, vứt bỏ, chủ nghĩa cá nhân và hung hăng, dẫn đến việc coi con người như một đồ vật để sử dụng và loại bỏ. Nhưng đức tin dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài, ban cho chúng ta một phẩm giá độc nhất và mời gọi chúng ta sống hiệp thông với Ngài và với anh chị em chúng ta, trong sự tôn trọng công trình tạo dựng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 1. DẪN NHẬP

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý về chủ đề “chữa lành thế giới”. Đại dịch tiếp tục tàn phá mọi châu lục, làm lộ ra tính dễ bị tổn thương của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hướng mắt về Chúa Giêsu trong đức tin và hy vọng về một Vương quốc chữa lành và cứu rỗi, một Vương quốc công lý và hòa bình.
CUỘC GẶP GỠ HIROSHIMA: ĐỨC PHANXICÔ MONG MUỐN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHỤC VỤ HÒA BÌNH

Ngày 9 và 10 tháng Bảy này tại Hiroshima, Nhật Bản, một sự kiện liên tôn mang tính lịch sử đang diễn ra: tại địa điểm bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945, 16 nhà lãnh đạo của các tôn giáo chính đã ký Lời kêu gọi Rôma về đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Một cơ hội để Đức Phanxicô nhắc lại rằng đổi mới công nghệ phải đi đôi với hòa bình, với sự tôn trọng phẩm giá con người.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC NHỮNG CÁM DỖ THUỘC CHỦ NGHĨA DÂN TÚY, ĐỒNG NGHĨA VỚI “SỰ PHỦ NHẬN”

Khi đến Trieste, miền bắc nước Ý, Đức Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 về tình trạng dân chủ, “đang gặp khủng hoảng”. Ngài phê bình “nền văn hóa vứt bỏ” và mời gọi người Công giáo tham gia chính trị.
ĐỨC PHANXICÔ: “CHÚNG TA CẦN CỚ VẤP NGÃ CỦA ĐỨC TIN”

Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 tại quảng trường chính của Trieste. Trong bài giảng của mình, ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vun trồng “một đức tin đánh thức các lương tâm khỏi sự mê muội của họ và chạm đến những vết thương của xã hội”. Ngài nhấn mạnh, sự hiện diện của Thiên Chúa ẩn giấu “trong những góc tối của cuộc sống và các đô thành của chúng ta”.
ĐHY PAROLIN: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG””

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã tham dự buổi trao giải thưởng của các đại sứ tại Tòa thánh cho nhà báo Damosso vì cuộc điều tra của ông về dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris, nhấn mạnh giá trị “di chúc” của thông điệp của Đức Gioan XXIII. Ngài nói về Tuần lễ Xã hội Ý ở Trieste, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông. Ngài nói: “Chiến tranh không bao giờ là ‘chiến tranh chính đáng’”.
TRANH CÃI XUNG QUANH VẤN ĐỀ TIẾP TỤC SỬ DỤNG HAY LOẠI BỎ CÁC BỨC TRANH KHẢM CỦA LINH MỤC RUPNIK

Trong một hội nghị được tổ chức tại Hoa Kỳ vào thứ Sáu ngày 21/6/2024, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican cho rằng việc phá hủy các tác phẩm của linh mục Marko Rupnik, người bị cáo buộc nhiều vụ hãm hiếp, không phải là một “phản ứng của Kitô giáo”. Tại Rôma và Vatican, hơn 40 địa điểm được trang trí bằng những bức tranh khảm của cựu tu sĩ Dòng Tên này. ĐHY Sean O’Malley, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, kêu gọi Giáo triều Rôma hãy “thận trọng”. Đức Giám mục giáo phận Lộ Đức quyết định không làm nổi bật các tác phẩm của Marko Rupnik nữa.
CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”

Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: KHÔNG LOẠI TRỪ VÀ ĐỐI XỬ VỚI BẤT KỲ AI LÀ Ô UẾ

“Chúng ta hãy nhìn vào trái tim của Thiên Chúa, để Giáo hội và xã hội không loại trừ cũng chẳng đối xử với bất kỳ ai là ‘ô uế’”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 30/6/2024, để mỗi người, trong xã hội và Giáo hội đều cảm thấy được đón tiếp và yêu thương. Vì đứng trước những người bị xã hội coi là “ô uế”, chính “Đức Giê-su đã để cho mình được chạm đến và Ngài không hề sợ chạm đến”.
PAOLO BENANTI: “ĐỐI VỚI ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI”

Lần đầu tiên, Đức Phanxicô đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ Thứ Năm ngày 13 tháng Sáu đến Thứ Bảy ngày 15 tháng Sáu tại Puglia của Ý. Ngài phát biểu vào thứ Sáu trong một phiên họp về trí tuệ nhân tạo. La Croix đã gặp nhà thần học người Ý, người đã tư vấn cho Đức Thánh Cha về chủ đề này, chủ đề mà Giáo hội vẫn đang tìm kiếm con đường phải theo.
ĐỨC PHANXICÔ TẠI G7: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG ĐƯỢC BUỘC CON NGƯỜI PHỤ THUỘC VÀO MÁY MÓC

Lần đầu tiên, Đức Thánh Cha phát biểu trước các nhà lãnh đạo của bảy quốc gia công nghiệp hóa nhất hành tinh, trình bày suy nghĩ của mình về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với tương lai của nhân loại. Tại Borgo Egnazia ở Puglia phía nam nước Ý, thứ Sáu ngày 14/6/2024, ngài kêu gọi không được buộc con người phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc bằng cách đảm bảo một không gian kiểm soát đáng kể của con người đối với AI. “Nhân phẩm phụ thuộc vào điều đó.”