CHÚA NHẬT 30 TN C: HẠ MÌNH
(Hc 35, 12-14. 16-18); 2 Tm 4, 6-8. 16-18; Lc 18, 9-14).
Ông Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu, vị sư trưởng của đền này. Đệ tử Keichi vào báo: Kitagaki, thống đốc muốn diện kiến thầy. Sư trưởng trả lời: Ta không biết thống đốc nào cả. Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki: Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót, vì không quen biết thống đốc nào cả. Kitagaki hiểu ra: Nếu vậy, hãy báo với thầy của anh là có Kitagaka muốn diện kiến. Đệ tử nói: Để tôi báo lại với thầy lần nữa. Lần này sư trưởng ra đón tận nơi. Ồ, Kitagaki đấy à. Xin mời vào trong nhà.
CHÚA NHẬT 29 TN C: KIÊN TÂM
(Xh 17, 8-13; 2Tm 3, 14 – 4, 2; Lc 18, 1-8).
Truyện kể: Wilma Rudolph bị bạo bệnh ngay từ lúc mới sinh. Cô là một đứa trẻ sinh non thiếu tháng, bị viêm phổi, cảm hồng chẩn và bị bại liệt. Bệnh bại liệt làm cho một chân bị teo cơ và bàn chân mang tật.
CHÚA NHẬT 28 TN C: LÒNG BIẾT ƠN
(2V 5, 14-17; 2Tm 2, 8-13; Lc 17, 11-19).
Có một vở kịch, nhan đề ‘Phố Của Chúng Tôi’ (Our Town), nơi đó có một người phụ nữ trẻ bị chết. Việc xảy ra là cô ta được Chúa cho phép trở lại dương thế để sống lại một ngày của đời cô. Cô chọn ngày sinh nhật của tuổi 12. Trở lại thế gian, mới vài giờ trôi qua, cố ta la lớn ‘Tôi không thể, tôi không thể tiếp tục. Thời gian trôi qúa mau.
CHÚA NHẬT 27 TN C: BỔN PHẬN
(Kb 1, 2-3. 2, 2-4; 2 Tm 1, 6-8. 13-14; Lc 17, 5-10)
Chúng ta biết rằng đức tin không là một mớ kiến thức trong tâm trí mà là đức tin sống động trong việc làm. Đức tin sống với cả con người trong niềm tin, suy tưởng, lời nói và hành động. Truyện kể: Một nhà truyền giáo tới Phi Châu giảng đạo. Ngài muốn chuyển dịch phúc âm thánh Gioan sang thổ ngữ địa phương. Ngài gặp nhiều khó khăn vì ngôn từ rất giới hạn, khó tìm được những chữ thích hợp ý nghĩa từ tiếng Anh.
CHÚA NHẬT 26 QN C: CHIA SẺ
(Am 6, 1a. 4-7; 1 Tm 6, 11-16; Lc 16, 19-31).
Truyện kể: Nhà Vua kia không có con nối dòng, đã niêm yết mời những bạn trẻ điền đơn dự xét để được nhận làm con nuôi trong hoàng tộc. Hai phẩm chất cần có là mến Chúa và yêu tha nhân. Có một cậu bé nhà nghèo muốn điền đơn, nhưng cậu không có thể, vì cậu ăn mặc rách rưới nghèo nàn.
CHÚA NHẬT 25 TN C: TRUNG TÍN
(Am 8, 4-7; 1 Tm 2, 1-8; Lc 16, 1-13).
Truyện kể: Ngày xưa có tên lái buôn gian xảo dùng mạt cưa pha vào cám đem bán. Nhưng có tên bán mướp, còn gian hơn. Hắn lấy mướp đắng, giả làm dưa leo bán giá đắt hơn. Ngày kia, hai gã gặp nhau. Cả hai người tưởng hàng của nhau là thật, liền thỏa thuận đổi cám lấy dưa về dùng. Cả hai người đều hí hửng. Nhưng tới lúc xài mới hay là của giả, rõ ràng gian lại gặp tham
CHÚA NHẬT 23 TN C: KHÔN NGOAN
(Kn 9, 13-18; Plm 1, 9b-10. 12-17; Lc 14, 25-33)
Truyện kể: Một viên chức chính phủ tên là Kruger, sống và làm việc tại Nam Phi. Một hôm, ông được mời đến để giải quyết vụ kiện tụng đất đai giữa hai anh em ruột. Họ tranh luận nhau về sự phân chia sao cho công bằng phần đất mà cha ông để lại.
CHÚA NHẬT 22 TN C: KHIÊM HẠ
(Hc 3, 17-18. 20. 28-29; Dt 12, 18-19. 22-24a; Lc 14, 1. 7-14)
Vào một buổi sáng mùa hè, tôi thả bộ chung quanh công viên Devoe, bên cạnh nhà thờ. Quan sát cảnh sinh hoạt xuất hiện có người già, thanh niên, thiếu nữ, người Mỹ, Tây, Ta và Tầu. Đây đó mấy người còn đang ngủ trên những chiếc ghế gỗ.
CHÚA NHẬT 21 TN C: CỬA HẸP
(Is 66, 18-22; Dt 12, 5-7, 11-13; Lc 13, 22-30)
Thiên Chúa đã chọn dân Do-thái làm dân riêng để chuẩn bị đón nhận ơn cứu độ. Thiên Chúa đã từng bước dẫn dắt lịch sử của Dân riêng qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Qua dân này, Thiên Chúa đã mạc khải về chính mình, về vũ trụ và con người.
CHÚA NHẬT 20 TN C: SỨ MỆNH
(Gr 38, 4-6. 8-10; Dt 12, 1-4; Lc 12, 49-53)
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Jerusalem khoảng năm 627 tới sau năm 587 trước Công Nguyên. Tiên tri đã cảnh báo thần dân, vì tội lỗi mà họ đã phạm đến Chúa.
SUY NIỆM CHÚA NHẬT 18 TN C: GIA TÀI
(Gv 1, 2. 2, 21-23; Col 3. 1-5. 9-11; Lc 12, 13-21).
Người ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản. Họ làm một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ. Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây và bỏ vào đó ít hạt bắp rang. Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay vào bốc. Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ. Con khỉ cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không rút tay ra được. Lý do đơn giản là hai tay còn nắm chặt hai nắm hạt bắp.
CHÚA NHẬT 17 TN C: CẦU XIN
(Stk 18, 20-32; Col 2, 12-14; Lc 11, 1-13).
Chúng ta không thể quán xuyến mọi sự trong tầm tay vì còn có nhiều nguyên nhân tùy thuộc. Có ba điều cần để thành công trong mọi công việc là thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
CHÚA NHẬT 16 TN C: HIẾU KHÁCH
(Stk 18, 1-15; Col 1, 24-28; Lc 10, 38-42).
Hiếu khách là một đức tính tốt. Một người hiếu khách là người có tính xã hội. Họ dám mở cửa lòng đối diện với đời và với tha nhân. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy trong bất cứ lãnh vực nào như mở tiệm buôn bán, Công ty xí nghiệp, Trường học, Hội đường, Chùa chiền, Nhà thờ, tư gia…càng có nhiều người tham gia, sinh hoạt, và thăm viếng thì càng sầm uất và thành công sinh hoa lợi.
CHÚA NHẬT 15 TN C: LUẬT YÊU THƯƠNG
(Đnl 30, 10-14; Col 1, 15-20; Lc 10, 25-37)
Người ta kể rằng ngày kia Chúa Giêsu đóng vai bác hành khất đi ăn xin. Chiều đến, Ngài rảo qua các biệt thự xin trọ qua đêm. Kẻ thì bảo vào chuồng ngựa mà ngủ, kẻ nói xuống vựa lúa, kẻ khác bảo chui vào gầm cầu thang…Nhưng xem ra bác hành khất không muốn nhận những tấm lòng tốt đó.
CHÚA NHẬT 11 TN C: THA TỘI
CHÚA NHẬT 10 TN C: TIN MỪNG
(1 Vua 17, 17-24; Gal 1, 11-19; Lc 7, 11-17).
Trải qua lịch sử ơn cứu độ, toàn bộ Kinh Thánh đã trình thuật rất nhiều phép lạ. Thiên Chúa trực tiếp hoặc qua các sứ giả đã thực hiện nhiều phép lạ vĩ đại để can thiệp làm thay đổi tiến trình của luật tự nhiên.
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA C: BÁNH HẰNG SỐNG
(Stk 14, 18-20; 1Cor 11, 23-26; Lc 9, 11b-17)
Ông tổ Abraham đi cứu người cháu là ông Lot bị bắt giữ, khoảng 1850 năm trước khi Chúa Giêsu giáng trần. Trên đường trở về đi qua Salem, ông Abraham đã gặp ông Melchizedek vừa là vua và là tư tế. Melkizedek đã dâng bánh và rượu cho Abraham. Bánh và rượu là biểu tượng của Bí tích Thánh Thể sau này được hiến dâng bởi tư tế theo dòng Melkizedek:
LỄ CHÚA BA NGÔI (C): DUY NHẤT
Sách Phương Ngôn còn gọi là Châm Ngôn (Proverb) nói về sự Khôn Ngoan. Người Do-thái ví sự khôn ngoan như người phụ nữ cố gắng kiên trì dẵn dắt mọi người ra khỏi con đường gian tà và tội lỗi. Trong đoạn sách Châm Ngôn hôm nay, sự Khôn ngoan được diễn tả như một nhân vật đã hiện diện với Thiên Chúa trước khi tạo dựng vũ trụ:
CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH C: CHỨNG NHÂN
Truyện kể: Thấy một thổ dân Phi Châu đang đọc sách. Một nhà buôn Âu Châu đi ngang qua, hỏi xem anh đọc gì? Anh đáp: Đọc Kinh Thánh. Nhà buôn cười cười nói: Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi! Người Phi Châu đáp: Nếu ở đây mà Kinh Thánh lỗi thời, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi.
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C: BÌNH AN
Truyện kể về bác nông dân nối cầu hòa bình: Ngày nào bác cũng phải khàn cả tiếng để đuổi đám gà của những người hàng xóm. Gà chui qua hàng rào và bới nát cả vườn tược của bác. Bác xin những người láng giềng nhốt gà lại, thế nhưng không ai thèm chú ý đến lời yêu cầu của bác.