BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 11. ĐÊM TỐI BẤP BÊNH VỀ Ý NGHĨA VÀ MỌI SỰ TRONG CUỘC SỐNG
Hôm 25/5/2022, tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, lần này, dựa vào sách Giảng viên, Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa và bài học sâu xa mà sách này mang lại, đặc biệt cho người cao tuổi.
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C : LẠY CHÚA, XIN BAN CHO CON BÌNH AN CỦA CHÚA ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH
« Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có oán thù nào có thể ngăn cản chúng ta kiên quyết cầu xin món quà này từ Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta bình an. Càng cảm thấy lòng mình phiến động, càng cảm thấy chúng ta lo lắng, thiếu kiên nhẫn, tức giận, thì chúng ta càng xin Chúa ban cho Thánh Thần bình an. Chúng ta hãy học nói mỗi ngày: « Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa » ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 10. ÔNG GIÓP. THỬ THÁCH CỦA ĐỨC TIN, PHÚC LÀNH CỦA SỰ CHỜ ĐỢI
Hôm 18/5/2022, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này bàn về « Ông Gióp. Thử thách của đức tin, phúc lành của sự mong đợi ». Đức Thánh Cha đề cập đến đức tin được sống trong những thử thách, theo mẫu gương của ông Gióp bộc lộ sự phản đối trước sự dữ và không chấp nhận một « bức tranh biếm họa về Thiên Chúa », cho đến khi Thiên Chúa đáp lời ông. Đối với Đức Thánh Cha, thời gian thinh lặng và chờ đợi trong thử thách có thể là một phúc lành.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2022 : XÂY DỰNG TƯƠNG LAI CÙNG VỚI NGƯỜI DI CƯ VÀ TỴ NẠN
Trong Sứ điệp cho Ngày thế giới di dân và tỵ nạn lần thứ 108, sẽ được cử hành vào ngày 25/9/2022, Đức Phanxicô mời gọi không chỉ đón tiếp người di dân và tỵ nạn nhưng còn đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 9. GIUĐITHA. MỘT TUỔI TRẺ ĐÁNG NGƯỠNG MỘ, MỘT TUỔI GIÀ QUẢNG ĐẠI
Hôm 11/5/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này, về nhân vật Giuđitha trong Thánh Kinh. Đó là cơ hội để Đức Thánh Cha suy nghĩ về giai đoạn nghỉ hưu, một giai đoạn thích hợp để xây dựng các mối liên hệ giữa các thế hệ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN II : KIẾN TẠO CUỘC CÁCH MẠNG CỦA SỰ DỊU DÀNG
Trong Sứ điệp này, Đức Thánh Cha mời gọi các ông bà và người cao tuổi « sống một tuổi già tích cực » và « hãy trở thành những người kiến tạo cuộc cách mạng của sự dịu dàng », « để cùng nhau giải thoát thế giới khỏi bóng tối của sự cô đơn và của con quỷ chiến tranh ».
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH NĂM C: LẮNG NGHE, BIẾT, ĐI THEO VÀ BẮT CHƯỚC CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 8/5/2022, Đức Phanxicô mời gọi dừng lại suy niệm về mối dây liên kết tồn tại giữa Chúa và mỗi một người chúng ta qua ba động từ “nghe, biết, theo”, và mời gọi chúng ta bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 8. ÔNG ELEAZAR, SỰ MẠCH LẠC CỦA ĐỨC TIN, DI SẢN CỦA DANH DỰ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 4/5/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già, lần này, về nhân vật Eleazar trong sách Macabê quyển thứ hai, và coi ông như là một mẫu gương sống đức tin của người già đối với giới trẻ. Một đức tin không giả hình, hay chỉ trong tâm hồn, nhưng còn thực hành đức tin chân thành và thể hiện ra bên ngoài trong sự mạch lạc sâu xa và kiên định, không đánh đổi đức tin vì những lợi ích yên thân.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C : HÃY BẮT ĐẦU LẠI VỚI CHÚA GIÊSU
« Thưa anh chị em, khi tấm lưới trong cuộc đời chúng ta trống rỗng, thì đó không phải là lúc để cảm thấy buồn tiếc cho bản thân, để vui chơi, để trở lại với những thú tiêu khiển cũ. Đó là lúc để bắt đầu lại với Chúa Giêsu, đó là lúc tìm lại can đảm để bắt đầu lại, đó là lúc phải ra khơi lại lần nữa với Ngài. » Đó là lời khuyên của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 1/5/2022.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 7. BÀ NAOMI, GIAO ƯỚC GIỮA CÁC THẾ HỆ MỞ RA TƯƠNG LAI
Trong bài giáo lý về tuổi già hôm 27/4/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bàn về mối tương quan giữa tuổi trẻ và tuổi già, dựa trên câu chuyện Thánh Kinh trong sách Rút về bà Naomi và cô Rút, về mẹ chồng và nàng dâu. « Tôi mời gọi anh chị em tái khám phá sách Rút ! Đặc biệt trong việc suy niệm về tình yêu và trong việc dạy giáo lý về gia đình », ngài nói.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH : ĐỪNG SỢ NHỮNG CUỘC KHỦNG HOẢNG TRONG ĐỨC TIN VÀ ĐỜI SỐNG
Trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày 24/4/2022, Đức Phanxicô trở lại với hình ảnh của thánh Tôma với lời mời gọi các Kitô hữu đừng sợ những cuộc khủng hoảng trong đức tin và đời sống, bởi vì « khủng hoảng giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang thiếu thốn : chúng khơi dậy nhu cầu cần đến Thiên Chúa và như thế làm cho chúng ta trở về với Chúa, chạm đến các vết thương của Ngài, cảm nghiệm lại tình yêu thương của Ngài… ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 6. « HÃY TÔN KÍNH CHA NGƯƠI VÀ MẸ NGƯƠI » : TÌNH YÊU ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG ĐÃ ĐƯỢC SỐNG
« Vứt bỏ người già, … nghĩ rằng người già là đồ bỏ đi. Xin thưa : đó là tội trọng. » Đức Phanxicô cảnh báo như thế trong bài giáo lý về tuổi già hôm 20/4/2022, giải thích đoạn Thánh Kinh trong sách Huấn ca (3, 3-6.12-13.16) về việc tôn kính cha mẹ.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG NGÀY THỨ HAI BÁT NHẬT PHỤC SINH: HÃY ĐI RA KHỎI NGÔI MỘ CỦA NỖI SỢ HÃI CỦA CHÚNG TA
Hôm thứ Hai 18/4/2022, trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Phanxicô suy niệm về biến cố phục sinh của Chúa Kitô, nhấn mạnh sự chiến thắng của Ngài trên sự chết và sự dữ, và vì thế mời gọi chúng ta đừng sợ hãi và đồng thời khích lệ loan báo niềm vui Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2022 : NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC GỌI LÀ GIÊSU
Thánh lễ Vọng Phục Sinh, hôm 16/4/2022, do Đức Hồng y Giovanni Battista Re chủ tế, trước sự hiện diện của 30 Giám mục, 30 Hồng y, 200 linh mục và đông đảo tu sĩ và giáo dân. Đức Thánh Cha giảng trong thánh lễ này. Ngài mời gọi chúng ta « hãy để các phụ nữ trong Tin Mừng nắm tay chúng ta, để cùng với họ khám phá bình minh của ánh sáng của Thiên Chúa chiếu sáng trong bóng tối của thế giới ». Các phụ nữ này « nhìn thấy », « lắng nghe » và « loan báo ». Và « qua ba hành động này, chúng ta cũng bước vào sự Phục Sinh của Chúa », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời nhắc nhớ « niềm hy vọng của chúng ta được gọi là Giêsu ».
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU NĂM 2022 : TRỞ THÀNH LINH MỤC LÀ MỘT ÂN SỦNG RẤT LỚN
« Anh em thân mến, là linh mục, đó là một ân sủng, một ân sủng rất lớn, mà trước tiên không phải là một ân sủng cho chúng ta, nhưng cho dân chúng ». Đó là những lời nhắc nhở của Đức Phanxicô dành cho các linh mục trong Thánh lễ làm phép Dầu hôm 15/4/2022, và đồng thời ngài cảnh giác rằng « một linh mục trần tục không gì khác hơn là một người ngoại giáo được giáo sĩ hóa. »
BÀI GIÁO LÝ THỨ TƯ TUẦN THÁNH : SỰ BÌNH AN CỦA LỄ PHỤC SINH
« Bình an của Chúa Giêsu không áp đảo người khác; nó không phải là một thứ hòa bình có vũ trang… Các vũ khí của Tin Mừng là lời cầu nguyện, sự dịu dàng, sự tha thứ và tình yêu trao ban cách nhưng không cho người lân cận của mình, …. Đây là cách sự bình an của Thiên Chúa được mang đến cho thế giới. Đây là lý do tại sao cuộc xâm lược vũ trang trong những ngày này, giống như mọi cuộc chiến tranh, là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, một sự phản bội phạm thượng đối với Chúa của lễ Vượt Qua, một sự yêu thích khuôn mặt của vị thần giả của thế giới này hơn là khuôn mặt hiền lành của Ngài. Chiến tranh luôn là một hành vi của con người, nhằm tạo ra sự sùng bái quyền lực ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 5. LÒNG TRUNG TÍN VỚI SỰ VIẾNG THĂM CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha (ngày 30/3/2022):
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về chủ đề tuổi già, bằng cách xem xét các nhân vật Simêon và bà Anna, những người chắc chắn trong niềm hy vọng của mình, đang chờ đợi Đấng Mêsia. Hai người lớn tuổi này, đầy sức sống tinh thần, dạy cho chúng ta rằng lòng trung tín trong sự chờ đợi sẽ làm tinh tế các giác quan của linh hồn. Đó là những gì chúng ta vẫn còn cầu xin Chúa Thánh Thần trong bài thánh ca Veni Creator Spiritus.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM C : GẦN GŨI VÀ VUI MỪNG ĐÓN TIẾP NHỮNG NGƯỜI ĂN NĂN SÁM HỐI
Giải thích dụ ngôn về người con hoang đàng trong bài giáo lý của Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C, hôm 27/3/2022, Đức Thánh Cha đã suy niệm về tầm quan trọng của việc gần gũi với những ai đang trên đường hoán cải, nhưng còn về nhu cầu vui mừng về sự hoán cải của người khác, « vì điều tốt của một người khác cũng là điều tốt của tôi ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 4. VĨNH BIỆT VÀ DI SẢN : KÝ ỨC VÀ CHỨNG TÁ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/3/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già. Dựa vào trình thuật Thánh Kinh về di chúc thiêng liêng của Môisê, hay còn được gọi là « Bài ca của Môisê », ngài mời gọi các Kitô hữu suy niệm về kinh nghiệm đức tin của Môisê, vốn được truyền lại như di sản trong Giáo hội. Theo hình ảnh của Môisê, người cao tuổi ngày nay « đi vào đất hứa, mà Thiên Chúa mong muốn cho mỗi thế hệ, khi họ mang lại cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền lại lịch sử đức tin ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C : SỰ DỮ KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
Chúng ta đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa trách nhiệm về những sự dữ của chúng ta, nhưng trái lại nhìn vào bản thân mình. Chiến tranh hay đại dịch không phải là những trừng phạt của Thiên Chúa, chính những chọn lựa sai lầm và bạo lực của chúng ta đã tạo ra sự dữ và sự dữ không bao giờ đến từ Thiên Chúa. Phần Ngài, Thiên Chúa không bao giờ mất kiên nhẫn trước những tội lỗi lặp đi lặp lại của chúng ta và Ngài luôn ban cho chúng ta « một khả năng khác » để hoán cải. Đó là hướng suy tư của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/3/2022.