BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT. BÀI 11 : SỰ TỰ DO KITÔ GIÁO, MEN GIẢI THOÁT PHỔ QUÁT

« Hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh làm thế nào sự mới mẻ của cuộc sống này mở ra cho chúng ta việc đón nhận mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa và, đồng thời, mở ra cho mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa một sự tự do lớn lao hơn. » Đức Phanxicô nhấn mạnh sự mới mẻ của Tin Mừng trong đời sống Kitô hữu như thế, với bài giáo lý thứ 11 về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về « Sự tự do Kitô giáo, men giải thoát phổ quát ».
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG NGHI THỨC BẾ MẠC CUỘC GẶP GỠ CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH : CÁC TÔN GIÁO VÀ CÁC NỀN VĂN HÓA ĐỐI THOẠI « CÁC DÂN TỘC ANH EM, TRÁI ĐẤT TƯƠNG LAI »

« Đó không phải là những lời rỗng tuếch, nhưng là những yêu cầu khẩn thiết mà chúng ta thực hiện vì lợi ích của anh chị em của chúng ta, chống lại chiến tranh và sự chết, nhân danh Đấng là bình an và sự sống. Ít vũ khí hơn và nhiều thực phẩm hơn, ít giả hình hơn và nhiều minh bạch hơn, nhiều vắcxin hơn được phân phối cách công bằng và ít súng đạn được bán cách thiếu thận trọng hơn. Thời gian hiện nay đòi buộc chúng ta trở nên tiếng nói của nhiều tín hữu, của những người chất phác và không vũ trang, mệt mỏi với bạo lực, để những người có trách nhiệm với công ích dấn thân, không chỉ lên án chiến tranh và chủ nghĩa khủng bố, nhưng còn tạo ra những điều kiện để ngăn chặn chúng. »
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 10 : CHÚA KITÔ ĐÃ GIẢI THOÁT CHÚNG TA

Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát hôm thứ Tư 6/10/2021, và trong bài thứ mười này, ngài giải thích về sự tư do Kitô giáo dưới ánh sáng của Thư gởi tín hữu Galát và Tin Mừng theo thánh Gioan, bằng việc mời gọi « ở lại trong Chúa Giêsu, nguồn mạch sự thật giải thoát chúng ta ».
« FRATELLI TUTTI », ĐỂ TIN MỪNG ĐI VÀO CUỘC SỐNG

Được ký tại Assidi cách đây đúng một năm, ngày 3/10/2020, thông điệp cuối cùng của Đức Giáo hoàng Phanxicô về tình huynh đệ và tình bạn xã hội không phải chỉ là một văn kiện trả lời cho những vấn đề thời sự. Nó nằm trong phạm vi lâu dài, đề nghị một con đường đích thực để đưa nhân loại thoát khỏi vực thẳm hận thù.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: VỚI THIÊN CHÚA, SỰ YẾU ĐUỐI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRỞ NGẠI, NHƯNG LÀ MỘT CƠ HỘI

“Người môn đệ không chỉ phải phục vụ những người bé nhỏ, nhưng còn phải nhìn nhận mình như một người bé nhỏ.” Đó là lời nhắc nhở của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 3/10/2021, khi giải thích đoạn Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Thường niên, năm B, và đồng thời lưu ý rằng “nhìn nhận sự nhỏ bé của mình là điểm khởi đầu để trở nên lớn lao.”
MƯỜI LẦN GIÁO HỘI LẼ RA PHẢI BIẾN MẤT, MƯỜI LẦN GIÁO HỘI ĐÃ CHỖI DẬY

Những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, từ bên ngoài hay từ bên trong. Trong cuốn sách mới nhất của mình, « Giáo hội có thể biến mất không ? » (nxb. Mame), Didier Rance kể lại lịch sử của Giáo hội dưới ánh sáng của sự Phục sinh.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT: BÀI 9. ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

“Về cơ bản, chúng ta là công chính… chúng ta là những thánh nhân. Nhưng rồi, do hành động của chúng ta, chúng ta trở thành tội nhân”. Đức Phanxicô nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ chín về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về đời sống trong đức tin, hôm 29/9/2021.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN 2021 : HƯỚNG ĐẾN MỘT CHÚNG TA NGÀY CÀNG RỘNG LỚN HƠN

« Chúng ta đừng sợ ước mơ và cùng nhau thực hiện nó như một nhân loại duy nhất », Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi trong sứ điệp cho Ngày thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 107, được công bố hôm 6/5/2021. Ngài mời gọi « vượt lên những nỗi sợ hãi của chúng ta » và « biến các biên giới thành những nơi gặp gỡ ưu việt ».
TẠI SAO TIN VÀO THIÊN CHÚA ? (2)

Tại sao tin vào Thiên Chúa? Bởi vì có những lý do để tin vào Chúa Giêsu, tác giả cuốn “La Méthode simple pour commencer à croire” (“Phương pháp đơn giản để bắt đầu tin”, nxb. Artège) giải thích, một phương pháp với ba chiều kích : lý trí, tâm hồn và ân sủng. Chính trên nền tảng của tình yêu mà tôi có thể chọn xây dựng đời mình cách hoàn toàn tự do và ý thức bởi vì tôi đã gặp được Chúa Kitô trong đời tôi.
TẠI SAO TIN VÀO THIÊN CHÚA ? (1)

Tại sao tin vào Thiên Chúa? Bởi vì có những lý do để tin vào Chúa Giêsu, tác giả cuốn “La Méthode simple pour commencer à croire” (“Phương pháp đơn giản để bắt đầu tin”, nxb. Artège) giải thích, một phương pháp với ba chiều kích : lý trí, tâm hồn và ân sủng. Chính trên nền tảng của tình yêu mà tôi có thể chọn xây dựng đời mình cách hoàn toàn tự do và ý thức bởi vì tôi đã gặp được Chúa Kitô trong đời tôi.
TƯỞNG NHỚ CỐ LINH MỤC JEAN-BAPTISTE ETCHARREN : « ĐẸP THAY BƯỚC CHÂN NHỮNG SỨ GIẢ LOAN BÁO TIN MỪNG » (Rm 10, 15)

« Đại Ân nhân » là từ ngữ được thốt lên trên môi miệng của nhiều Kitô hữu Việt Nam nói chung và của Giáo phận Huế nói riêng, trước sự ra đi của Cha Jean-Baptiste ETCHARREN, một « vị thừa sai kiệt xuất », một « nhà truyền giáo đích thực », một « thành viên đáng kính và gương mẫu », một « món quà vô giá » được ban cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN B: SỰ CAO CẢ VÀ SỰ THÀNH CÔNG ĐƯỢC ĐO LƯỜNG BẰNG SỰ PHỤC VỤ

“Giá trị của một người không còn tùy thuộc vào vai trò họ có, công việc họ làm, tiền bạc họ có trong ngân hàng nữa…. Sự cao cả và sự thành công trong ánh mắt Thiên Chúa được đo lường theo cách khác: chúng được đo lường bằng sự phục vụ. Không phải theo những gì một người có, nhưng theo những gì một người cho đi.” Đó là lời nhắc nhở của Đức Phanxicô cho các Kitô hữu trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 19/9/2021, và đồng thời mời gọi “nếu chúng ta muốn bước theo Chúa Giêsu, thì chúng ta phải đi theo con đường chính Ngài đã vạch ra, con đường phục vụ”, đặc biệt là những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, không có gì đền đáp.
MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ VIỆC XƯNG TỘI, BÍ TÍCH CỦA NIỀM VUI

Ở trung tâm của ơn tha thứ, có Thiên Chúa ôm lấy chúng ta, chứ không phải danh sách các tội lỗi và sự tủi nhục của chúng ta.
HỌP BÁO CỦA ĐỨC PHANXICÔ : GIÁO HỘI GẦN GŨI VÀ TRẮC ẨN, KHÔNG CHÍNH TRỊ

Nói với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rôma từ Slôvakia hôm 15/9/2021, Đức Phanxicô đã gợi lên cuộc đối thoại với chính quyền Hungary, nạn bài Do Thái, vấn đề tiêm vắcxin, cũng như vấn đề rước lễ của các chính trị gia ủng hộ phá thai, hôn nhân…
BÀI GIẢNG LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI CỦA ĐỨC PHANXICÔ Ở ĐỀN THÁNH QUỐC GIA ŠAŠTIN, SLÔVAKIA: “TRỞ NÊN NHỮNG DẤU HIỆU BỊ NGƯỜI ĐỜI CHỐNG BÁNG”

« Và chúng ta cũng thế, bằng cách nhìn vào Đức Trinh Nữ, Mẹ Sầu Bi, chúng ta mở lòng ra cho một đức tin trở nên trắc ẩn, trở nên chia sẻ cuộc sống với những ai bị tổn thương, với những ai đau khổ và buộc phải mang những thập giá nặng nề trên vai mình. Một đức tin không trừu tượng, nhưng giúp chúng ta nhập thể và liên đới với những ai khó khăn. Đức tin này, theo phong cách của Thiên Chúa, khiêm tốn và không ồn ào, xoa dịu nỗi đau của thế giới và tưới nước ơn cứu độ cho các cánh đồng của lịch sử. »
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC GIÁO LÝ VIÊN SLÔVAKIA: “GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT PHÁO ĐÀI”

« Thật đẹp biết bao, một Giáo hội khiêm hạ, không tách mình khỏi thế gian và không nhìn cuộc sống từ xa, nhưng cư ngụ ở đó. Cư ngụ ở bên trong, chúng ta đừng quên điều đó : chia sẻ, bước đi cùng nhau, đón nhận các vấn đề và những mong đợi của con người. Điều đó giúp chúng ta thoát khỏi tính tự quy ngã : trung tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội ! Chúng ta hãy thoát khỏi sự lo âu thái quá cho chính chúng ta, cho các cơ cấu của chúng ta, cho cách thức mà xã hội cảm thông với chúng ta. »
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TỔNG CÔNG NGHỊ DÒNG CÁT MINH : « HÃY COI CHỪNG TÍNH TRẦN TỤC THIÊNG LIÊNG, LÀ ĐIỀU XẤU XA TỒI TỆ NHẤT CÓ THỂ XẢY RA CHO GIÁO HỘI »

Tình bạn với Thiên Chúa, đời sống huynh đệ và sứ mạng, nhưng cả niềm vui và óc hài hước : rất nhiều phương thuốc cho « tính trần tục thiêng liêng » mà Đức Phanxicô đã chỉ ra cho các đan sĩ dòng Cát Minh.
LỜI KÊU GỌI CỦA CÁC GIÁO HỘI KITÔ VỀ VIỆC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: “CHÚNG TA ĐANG SỐNG Ở MỘT THỜI ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH”

Đứng trước cuộc khủng hoảng khi hậu và những hậu quả bi thảm cả nó, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng phụ Giáo chủ Bartôlômêô và Đức Tổng Giám mục Justin Welby kêu gọi « cùng nhau » hành động : « Cùng nhau, nhân danh các cộng đồng của chúng tôi, chúng tôi kêu gọi tâm hồn và tâm trí của mỗi Kitô hữu, mỗi tín hữu và mỗi người thành tâm thiện chí ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO CÁC THAM DỰ VIÊN HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ THÁNH MẪU HỌC : « MẸ LÀ MẸ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, KHÔNG PHÂN BIỆT SẮC TỘC VÀ QUỐC TỊCH »

Đức Maria là « điểm quy chiếu cho một nền văn hóa có khả năng vượt qua các rào cản vốn có thể tạo ra những chia rẽ », Đức Phanxicô khẳng định như thế hôm 8/9/2021, trong một Sứ điệp gởi cho các tham dự viên của Hội nghị quốc tế lần thứ 25 về Thánh Mẫu học : « Mẹ là Mẹ của tất cả mọi người, không phân biệt sắc tộc hay quốc tịch ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 8 : CHÚNG TA LÀ CON CÁI CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài giáo lý về Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Galát hôm 8/9/2021, Đức Phanxicô cho thấy rằng, đối với thánh Phaolô, niềm tin vào Chúa Kitô, qua phép Rửa, đã làm nên sự khác biệt và mang lại sự mới mẻ có tính cách mạng như thế nào cho đời sống Kitô hữu.