BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU : BẠN KHÔNG THỂ ĂN BÁNH NÀY NẾU BẠN KHÔNG TRAO BAN BÁNH CHO NGƯỜI ĐÓI KHÁT
« Sau tất cả, ngay cả những cử hành phụng vụ Thánh Thể long trọng của chúng ta, sẽ chỉ còn lại tình yêu », Đức Thánh Cha chia sẻ trong bài giảng lễ Mình và Máu Thánh Chúa, ngày 6/6/2021.
ĐỨC PHANXICÔ : THÁNH THỂ CHỮA LÀNH BỞI VÌ THÁNH THỂ KẾT HIỆP CHÚNG TA VỚI CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6/6/2021, Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ý nghĩa của bí tích Thánh Thể. Nơi bí tích này, Chúa Giêsu liên kết với chúng ta trong sự mong manh của chúng ta, và cho phép chúng ta chuyển từ sự ích kỷ sang sự trao hiến chính mình.
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔI PHỤC THIÊN NHIÊN, ĐÓ LÀ KHÔI PHỤC CHÍNH CHÚNG TA
« Khôi phục thiên nhiên mà chúng ta đã làm hư hại trước hết có nghĩa là khôi phục chính chúng ta », Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như thế trong một sứ điệp gởi cho các cấp Liên Hiệp Quốc nhân dịp khởi động « Thập niên Liên Hiệp Quốc khôi phục hệ sinh thái » để ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên thế giới.
THƯ XIN TỪ NHIỆM CỦA ĐHY MARX GỞI ĐỨC PHANXICÔ : « CON CẢM THẤY MÌNH CÓ LỖI VÀ ĐỒNG TRÁCH NHIỆM »
« Cá nhân con cảm thấy mình có lỗi và đồng trách nhiệm, đặc biệt trong việc im lặng, những thiếu sót và sức nặng đối với uy tín của Thể chế », Đức Hồng y Reinhard Marx viết như thế trong thư đệ trình lên Đức Phanxicô, ngày 21/5/2021, xin từ nhiệm Tổng Giám mục Munich và Freising. Bức thư được phổ biến cho công chúng ngày 4/6/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 36. CHÚA GIÊSU, MẪU GƯƠNG VÀ LINH HỒN CỦA MỖI LỜI CẦU NGUYỆN
« – Nhưng thưa cha, nếu con đang sống trong tình trạng tội trọng, thì tình yêu của Chúa Giêsu vẫn còn đó không ? – Còn chứ – Và Chúa Giêsu tiếp tục cầu nguyện cho con không ? – Có chứ – Nhưng nếu con đã làm những điều rất xấu xa và phạm nhiều tội lỗi, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương con không ? – Tiếp tục chứ. » Đó là cuộc đối thoại được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả trong buổi tiếp kiến chung ngày 2/6/2021.
TÔNG HIẾN « PASCITE GREGEM DEI » VỀ CẢI CÁCH GIÁO LUẬT : TRÁNH CÁC ĐIỀU XẤU NGHIÊM TRỌNG HƠN VÀ XOA DỊU CÁC VẾT THƯƠNG
Mang lại cho các mục tử “một công cụ cứu độ và sữa chửa uyển chuyển hơn, cần được sử dụng cách có ý thức và với đức ái mục tử để tránh những điều xấu nghiêm trọng hơn và xoa dịu các vết thương do sự yếu đuối của con người gây nên”: đó là mục tiêu của Tông hiến “Pascite gregem Dei” (“Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên của Thiên Chúa” (1Pr 5, 2)) của Đức Phanxicô, được công bố hôm 1/1/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 35. NIỀM XÁC TÍN ĐƯỢC LẮNG NGHE
Đức Phanxicô có loạt bài giáo lý về cầu nguyện rất thực tế và gần gũi, đặc biệt trong thời gian cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt này. Những loạt bài này soi sáng đức tin của người Kitô hữu.
« Trong việc cầu nguyện, chính Thiên Chúa phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta phải hoán cải Thiên Chúa », Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế trong bài giáo lý về niềm xác tín được Thiên Chúa lắng nghe trong lời cầu nguyện, ngày 26/5/2021,và đồng thời mời gọi các Kitô hữu hãy có sự kiên nhẫn và lòng khiêm tốn khi cầu nguyện.
CHÚA THÁNH THẦN THỰC HIỆN SỰ HIỆP NHẤT VÀ PHỔ QUÁT CỦA GIÁO HỘI
Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 23/5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy Chúa Thánh Thần « liên kết những con người khác nhau bằng cách thực hiện sự hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội ». Ngài cũng nói về Giáo hội như một con sông và điều quan trọng là ở lại trong con sông đó, dù có sự nghiêng chiều bên nào đi nữa.
BÀI GIẢNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ: “THỜI CỦA ĐẤNG BẢO TRỢ”
Trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm 23/5/2021, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần để trở nên những người bảo trợ lòng thương xót, những người thông truyền sự an ủi của Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, mà để đạt tới đó không phải « bằng cách thể hiện những bài diễn văn hùng hồn, nhưng bằng cách trở nên gần gũi; không phải bằng những lời nói theo tình cảnh, nhưng bằng cầu nguyện và sự gần gũi », vốn là « những phong cách của Thiên Chúa ».
ĐÊM CANH THỨC LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG : PHẢI CHĂNG NGƯỜI TA CÓ THỂ NÓI VỀ CÁC KITÔ HỮU : « NHÌN XEM HỌ YÊU THƯƠNG NHAU BIẾT BAO » ?
« Phải chăng thế giới có thể nói về các Kitô hữu : « Nhìn xem họ yêu thương nhau biết bao » ? Hay thực sự thế giới có thể nói : « Nhìn xem họ ghét nhau biết bao » ? Hay : « Nhìn xem họ tranh cãi nhau biết bao » ? Đó là câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra trong một sứ điệp video dịp đêm canh thức đại kết lễ Chúa Thánh Thần hiện xống, diễn ra trực tuyến ở Hoa Kỳ, tại Topeka (Texas), ở Ý, ở Rôma, ở Argentian, tại Buenos Aires, và ở Israel, ở Giêrusalem, trong nhà thờ Christ Church của Anh giáo, hôm thứ Bảy 22/5/2021.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC ĐẠI SỨ CỦA 9 NƯỚC CẠNH TÒA THÁNH
Hôm 21/5/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các Đại sứ Singapore, Zimbabwe, Bangladesh, Algeria, Sri Lanka, Barbados, Thụy Điển, Phần Lan và Nepal, nhân dịp đệ trình thư ủy nhiệm của họ.
THÓI LƯỜI BIẾNG, NGUỘI LẠNH TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
LTS. Nhân bài giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 19/5/2021 nói về thói lười biếng, nguội lạnh, một trong bảy tội đầu mối, chúng tôi giới thiệu bài tìm hiểu về « tội đầu mối » này trong khóa học tìm hiểu « Bảy tội đầu mối ». Gọi là « đầu mối » vì từ nó sinh ra những tật xấu khác…
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 34. SỰ PHÂN TÂM, KHÔ KHAN VÀ NGUỘI LẠNH
« Anh chị em hãy có can đảm nói với Thiên Chúa : nhưng tại sao… ? », Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích các tín hữu trong buổi tiếp kiến chung hôm 19/5/2021. Và thậm chí « nổi giận một chút cũng tốt », để « lôi kéo trái tim của Cha chúng ta đến nỗi khốn khổ của chúng ta, đến sự khó khăn của chúng ta, đến cuộc sống của chúng ta ».
TOÀN VĂN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ Ở CẤP ĐỊA PHƯƠNG
Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã biên soạn Những định hướng mục vụ này nhằm giúp cho các Giáo hội địa phương chuẩn bị tốt hơn cho Ngày Giới Trẻ cấp quốc gia hay giáo phận, qua đó kêu gọi các vị hữu trách Giáo hội địa phương quan tâm hơn đến giới trẻ và dành cho giới trẻ, như những nhân vật chính, một chỗ đứng quan trọng trong việc xây dựng Giáo hội. Bộ cũng mời gọi các bạn trẻ tham gia vào việc chuẩn bị Ngày Quốc tế Giới trẻ, được cử hành ở cấp địa phương này.
ĐỨC PHANXICÔ : ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN « LUÔN LÀ MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI THỰC TẠI »
Đời sống thánh hiến « luôn là một cuộc đối thoại với thực tại », Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở như thế trong sứ điệp video gởi cho các tham dự viên Tuần lễ quốc gia lần thứ 50 về các Hội dòng đời sống thánh hiến ở Tây Ban Nha, diễn ra trực tuyến từ 17-22/5/2021 về chủ đề « Được thánh hiến vì sự sống của thế giới. Đời sống thánh hiến trong xã hội hôm nay ».
NGUYÊN TẮC MỤC ĐÍCH PHỔ QUÁT CỦA CỦA CẢI
Christian Mellon, s.j., Ceras, nguyên thư ký của Ủy ban Công lý và Hòa bình, Pháp
Nếu nguyên tắc « mục đích phổ quát của của cải » bén rễ trong truyền thống lâu đời nhất, thì chính công thức mà Vatican II đưa ra ngày nay lại được trích dẫn phổ biến nhất : « Thiên Chúa đã dự định trái đất và tất cả những gì nó chứa đựng cho mọi người và mọi dân tộc sử dụng, để của cải của công trình tạo dựng phải chảy vào tay của mọi người cách công bằng, theo quy luật công lý, không thể tách rời với bác ái » (Gaudium et spes, GS 69,1).
BÁC ÁI
Luc Dubrulle, Linh mục, Học viện Công giáo Paris
« Thiên Chúa là tình yêu ». Nền tảng tín lý này là nguyên tắc để hiểu bác ái như là « tiêu chí tối thượng và phổ quát của toàn thể nền đạo đức xã hội ». Từ Thông điệp Rerum novarum cho đến Thông điệp Caritas in veritate, bác ái trở thành hoạt động, khoa học, linh hồn, chân lý ; nó có thể là xã hội và chính trị. Nó là « con đường chủ đạo của Học thuyết xã hội của Giáo hội ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 33 . CHIẾN ĐẤU KHI CẦU NGUYỆN
« Lời cầu nguyện làm được điều kỳ diệu, vì lời cầu nguyện đi thẳng vào trái tim nhân từ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta như một người Cha », Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố như thế trong bài giáo lý hôm thứ Tư 12/5/2021, về việc chiến đấu trong đời sống cầu nguyện.
TÔNG THƯ DƯỚI HÌNH THỨC TỰ SẮC ANTIQUUM MINISTERIUM CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ THIẾT LẬP THỪA TÁC VỤ GIÁO LÝ VIÊN
1. Thừa tác vụ Giáo lý viên trong Giáo hội là rất lâu đời. Các thần học gia đồng ý với nhau rằng những ví dụ đầu tiên đã được tìm thấy nơi những bản văn của Tân Ước. Phận vụ giảng dạy tìm thấy hình thức ban đầu của nó nơi « những người có trách vụ giảng dạy » mà thánh Tông đồ dựa vào khi viết cho cộng đoàn Côrintô : « Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Ðồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao? Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất » (1 Cr 12, 28-31).
« CHÚNG TA PHẢI NGHIÊN CỨU MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ ĐỜI THƯỜNG »
Thần học gia Christoph Theobald, s.j., giáo sư tại Trung tâm Sèvres, ở Paris, đã tham dự cuộc hội thảo do Viện thần học Gioan Phaolô II của Tòa Thánh tổ chức. Trong cuộc trao đổi với nhật báo La Croix, ngài đã khơi lên những thách đố của thần học ngày mai.