BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 4. SỨ VỤ TÔNG ĐỒ ĐẦU TIÊN
Đức Thánh Cha tiêp tục loạt bài giáo lý về « lòng say mê loan báo Tin Mừng » trong buổi tiếp kiến chung ngày 15/2/2023, bằng cách tập trung vào sứ vụ tông đồ của các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. « Không thể rao giảng Chúa Kitô mà không ở lại với Ngài », Đức Thánh Cha nhấn mạnh và đồng thời giải thích « diễn từ truyền giáo » của Chúa Giêsu qua ba khía cạnh : « tại sao loan báo, loan báo điều gì và loan báo như thế nào ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÔI ĐÃ SỐNG ĐỨC TIN NHƯ THẾ NÀO?
« Tôi đã sống đức tin như thế nào ? Đó có phải là vấn đề tính toán, chủ nghĩa hình thức hay là một câu chuyện tình yêu với Thiên Chúa? », Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu tự vấn như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12/2/2023, khi giải thích đoạn Tin Mừng về việc Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật chứ không bãi bỏ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN LẤN THỨ XXXI : HỌC CÁCH BƯỚC ĐI CÙNG NHAU THEO PHONG CÁCH CỦA THIÊN CHÚA
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Bệnh nhân 2023, được cử hành vào ngày 11/2, Đức Phanxicô mời gọi, trong tinh thần Giáo hội hiệp hành, hãy « suy nghĩ về sự kiện rằng chính qua kinh nghiệm về sự mong manh và bệnh tật mà chúng ta có thể học cách bước đi cùng nhau theo phong cách của Thiên Chúa, Đấng gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. BÀI 3. CHÚA GIÊSU BẬC THẦY CỦA VIỆC LOAN BÁO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, ước muốn chia sẻ với người khác niềm vui của Tin Mừng, giờ đây chúng ta xem xét cách chính Chúa Giêsu, Tôn Sư và Bậc Thầy của chúng ta, chọn trình bày sứ điệp của mình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. BÀI 2. CHÚA GIÊSU, GƯƠNG MẪU CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, ước muốn chia sẻ với người khác niềm vui của Tin Mừng, giờ đây chúng ta nhìn vào gương mẫu và nguồn gốc của nó: tấm gương của chính Chúa Giêsu. Là Ngôi Lời Vĩnh Cửu Thiên Chúa, đã làm người để cứu độ chúng ta, toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu đã dành cho việc tương giao và đối thoại với người khác, trước tiên là với Cha trên trời của Ngài trong việc cầu nguyện sâu xa, và rồi với người khác, đặc biệt là người nghèo, người bị ruồng bỏ và người tội lỗi.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM A: GIẢI PHÓNG BẢN THÂN KHỎI CÁI TÔI ĐỂ LỚN LÊN TRONG TINH THẦN PHỤC VỤ
Hôm Chúa Nhật 15/1/2023, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin, khi giải thích đoan Tin Mừng theo thánh Gioan, Đức Phanxicô đã mời gọi các linh mục và tín hữu noi gương Gioan Tẩy Giả biết xóa mình đi để lớn lên trong tinh thần phục vụ đích thực.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. BÀI 1: ƠN GỌI TÔNG ĐỒ (Mt 9, 9-13)
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta bắt đầu chu kỳ giáo lý mới về lòng say mê loan báo Tin Mừng, lòng nhiệt thành tông đồ. Đó là một chiều kích sống còn đối với Giáo hội. Cộng đoàn Kitô hữu không được khép kín nơi chính mình nhưng « đi ra », can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu.
KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM A : CÔNG LÝ CỦA THIÊN CHÚA LÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỨU ĐỘ
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, 8/1/2023, Đức Phanxicô cảnh giác chúng ta thường “có một ý tưởng hạn chế về công lý” và đồng thời mời gọi thực thi công lý theo cách của Chúa Giêsu với lòng thương xót và chia sẻ những vết thương và sự yếu đuối của người khác, chứ không phải xét đoán và kết án hay chia rẽ người ta thành tốt và xấu.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 14. ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG
Tóm tắt bài giáo lý:
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, một bậc thầy tuyệt vời về dạy giáo lý. Xin cho giáo huấn của ngài giúp chúng ta tái khám phá nơi Chúa Kitô niềm vui tin tưởng và niềm hy vọng được sống.
BẠN BIẾT GÌ VỀ LỄ HIỂN LINH ?
Đối với Giáo hội Công giáo, Lễ Hiển Linh được cử hành ngày 6/1 như luật phụng vụ sách lễ Rôma quy định. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có luật trừ, cách riêng ở các nước mà ngày 6/1 không phải là ngày nghỉ lễ. Trong trường hợp này, Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày Chúa Nhật nằm trong thời gian từ 2 đến 8 tháng Giêng.
KINH TRUYỀN TIN LỄ THÁNH TÊPHANÔ TUẪN ĐẠO: LỄ GIÁNG SINH KHÔNG PHẢI LÀ CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 26/12/2022, Đức Phanxicô đã nói với các tín hữu về thánh Têphanô, vị tuẫn đạo đầu tiên của Giáo hội, người nêu gương cho chúng ta qua “lòng bác ái đối với anh chị em chúng ta, qua sự trung thành với Lời Chúa, và sự tha thứ”. Chứng tá của ngài cho thấy rằng “Lễ Giáng Sinh không phải là câu chuyện cổ tích”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 13. MỘT SỐ TRỢ GIÚP CHO VIỆC PHÂN ĐỊNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta kết thúc loạt bài giáo lý về sự phân định thiêng liêng bằng cách xem xét một số trợ giúp có thể giúp chúng ta phân định đúng đắn ý muốn của Thiên Chúa đối với cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta bắt đầu bằng việc gặp gỡ với Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM A : THIÊN CHÚA CÓ THỂ BIẾN KHỦNG HOẢNG THÀNH CHÂN TRỜI MỚI
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật IV Mùa Vọng, ngày 18/12/2022, Đức Phanxicô, khi suy niệm về thánh Giuse, đã mời gọi các Kitô hữu « không đầu hàng cho những cảm giác tiêu cực » khi bị khủng hoảng, nhưng tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, vì Người có thể « biến những cuộc khủng hoảng thành những chân trời mới ».
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2023
Hôm 16/12/2022, Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày thế giới hòa bình lần thứ 56, được cử hành vào ngày 1/1/2023. Đức Thánh Cha đề cập đến đại dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ucraina, một cuộc chiến « do chọn lựa tội lỗi của con người », hai cuộc khủng hoảng lớn làm cho nhân loại phải tự vấn và phải vượt qua. Đối với ngài, chỉ tình huynh đệ và lòng trắc ẩn, được thúc đẩy bởi tình yêu thương của Thiên Chúa, mới có thể giúp nhân loại vạch ra những nẻo đường hòa bình.
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 12. TỈNH THỨC
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang đến cuối cuộc hành trình của mình, theo bước thánh Inhaxiô Loyola, về sự phân định. Sau khi xem xét các yếu tố thiết yếu của sự phân định là cầu nguyện và biết mình, “cuốn sách của cuộc đời”, những an ủi và phiền muộn dẫn chúng ta đến việc chọn lựa, giờ đây chúng ta phải sống trong thái độ tỉnh thức, để đảm bảo sự trung thành theo đuổi các chọn lựa đã được phân định của chúng ta.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM A: MÙA VỌNG LÀ THỜI GIAN ĐỂ LẬT NGƯỢC CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TA
“Ngay cả người có niềm tin lớn lao nhất cũng trải qua đường hầm của sự nghi ngờ. Và đây không phải là một điều xấu; trái lại, đôi khi nó cần thiết cho sự phát triển thiêng liêng: nó giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa luôn lớn hơn những gì chúng ta tưởng tượng về Người.”
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 11. XÁC NHẬN QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Trong quá trình phân định, điều quan trọng là chú ý đến giai đoạn ngay sau quyết định được đưa ra, để nắm bắt các dấu hiệu xác nhận hay bác bỏ nó. Một trong những dấu hiệu này là biết liệu quyết định được đưa ra có đáp lại tình yêu và lòng quảng đại của Chúa đối với chúng ta hay không.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM A: MÙA VỌNG LÀ THỜI ĐIỂM ÂN SỦNG ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT CUỘC SỐNG MỚI
“Mùa Vọng là thời điểm ân sủng để cất bỏ những chiếc mặt nạ của chúng ta … và xếp hàng với những người khiêm tốn, … để đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, để xin sự tha thứ từ những người chúng ta đã xúc phạm. Đây là cách bắt đầu một cuộc sống mới”. Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Vọng, hôm 4/12/2022,
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 10. SỰ AN ỦI ĐÍCH THỰC
“Sự an ủi đích thực là một hình thức xác nhận rằng chúng ta đang làm những gì Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, chúng ta đang bước đi trên con đường của Ngài, tức là trên con đường của sự sống, niềm vui và bình an. Quả thế, sự phân định không chỉ liên quan đến những gì tốt hay điều tốt nhất có thể, nhưng còn điều gì tốt cho tôi ở đây và bây giờ : như thế, tôi được mời gọi lớn lên, bằng cách đặt ra giới hạn cho những đề nghị khác, quyến rũ nhưng không thực tế, để không bị lừa phỉnh trong khi tìm kiếm điều tốt thực sự.”
BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 9. SỰ AN ỦI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến,
Sau khi bàn về sự phiền muộn, hôm nay chúng ta nói về sự an ủi, vốn là một yếu tố quan trọng khác để phân định.