CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C: HÃY CHIẾN ĐẤU MÀ VÀO NƯỚC TRỜI!
HÃY CHIẾN ĐẤU MÀ VÀO NƯỚC TRỜI!
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH THÁNH KINH “MUỐI CHO ĐỜI” CỦA HỌC VIỆN MỤC VỤ SÀI-GÒN NĂM HỌC 2013-2014
I. DANH XƯNG VÀ MỤC ĐÍCH
1.1 Danh Xưng: Chương trình Thánh Kinh này được gọi là THÁNH KINH MUỐI CHO ĐỜI, để nói lên mục đích, tinh thần và phương pháp của chương trình.
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM C: NGƯỜI QUẢN GIA TRUNG TÍN
[Kn 18,6-9; Dt 11,1-2.8-19; Lc 12,32-48]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Mỗi người khi được tạo dựng để bước vào đời đều được Thiên Chúa giao phó một chức vụ là quản gia cho chính Thiên Chúa là ông chủ của mình. Và điều hiển nhiên là Thiên Chúa mong đợi nơi mỗi người QUẢN GIA là TRUNG TÍN như Chúa Giê-su nhắn nhủ trong Tin Mừng Lc 12,32-48.
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C: ANH EM PHẢI GIỮ MÌNH KHỎI MỌI THỨ THAM LAM
[Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Nếu suy nghĩ một cách bình tĩnh và khách quan, chúng ta phải nhìn nhận rằng rất nhiều điều tồi tệ, xấu xa (nêu không nói là tất cả) của cá nhân, tập thể, xã hội đều do lòng tham mà ra.
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM C: ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ THẦY DẬY CẦU NGUYỆN
[St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, điều nổi bật nhất là con người không ngừng lỗi phạm đến Thiên Chúa và Thiên Chúa không ngừng thứ tha cho con người. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta có thể nói: cũng nhờ sự lỗi phạm ấy mà con người biết rõ hơn về Thiên Chúa và về chính bản thân mình: mình thì hết sức mỏng giòn và Thiên Chúa thì thật gần gũi, rộng lượng và luôn thứ tha.
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM C: ĐÓN RƯỚC THIÊN CHÚA
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Nếu cốt yếu của Đạo Chúa là mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người thì điều quan trọng nhất của người có đạo là đón rước Thiên Chúa vào trong tâm hồn và cuộc sống của mình. Nhưng cũng như trong tương quan giữa người với người, trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, sự gặp gỡ, đón rước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau.
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM C: CỨU GIÚP NHỮNG NGƯỜI GẶP HOẠN NẠN
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta đọc được nhiều bản tin, chứng kiến cảnh huống nhiều người tỏ ra vô cảm trước những khổ đau, hoạn nạn của người khác.
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C: “ANH EM HÃY RA ĐI!”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giê-su Ki-tô đã long trọng tuyên bố khi sai 72 môn đệ ra đi: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!” Thế mà chưa tới 10% dân số Việt Nam nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa sau gần 500 năm Tin Mừng được rao giảng và đón nhận trên mảnh đất quê hương này.
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM C: “ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong hàng ngũ giáo dân Việt Nam không biết có bao nhiêu người đã “ngộ” ra được điều cốt yếu nhất của người Ki-tô hữu là mối tương quan riêng tư, cá vị của mình với Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa? Nói cách khác điều quan trọng nhất đối với mỗi người tín hữu là người ấy xem Đức Giê-su là ai đối với mình:
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM C: TÌNH YÊU XÓA SẠCH TỘI LỖI
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Qua các đoạn Thánh Kinh của Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay chúng ta thấy xuất hiện trước mặt Thiên Chúa hai con người “đáng tội”, một là vua Đa-vít “lừng danh”, hai là chị phụ nữ “vô danh” đều đáng phải trừng phạt, vì cả hai đều đã phạm tội mất lòng Thiên Chúa.
CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN NĂM C: BÀI HỌC CỦA NHỮNG NGƯỜI TIN ĐỂ LẠI
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Các bài Thánh Kinh của Phụng Vụ hôm nay cho chúng ta một bài học quý giá về Đức Tin mà Hội Thánh mời gọi chúng ta đào sâu, canh tân, sống và truyền bá một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Ê-li-a tin Thiên Chúa cách tuyệt đối đến độ Thiên Chúa bảo sao ông làm y như vậy. Bà góa thành/làng Xa-rép-ta tin lời ngôn sứ đến quên cả mạng sống mình và của người con mình, mà làm theo những gì ông ấy bảo (xem bài đọc 1).
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ : “HY SINH VÌ ANH EM”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong đời sống xã hội có những cuộc sống và cái chết khiến người đời phải xót xa, trách móc nhưng cũng có những cuộc sống và cái chết khiến mọi người phải thương tiếc, kính phục. Những cuộc sống và cái chết đáng kính phục nhất vẫn là của những người đã sống và chết vì người khác, nhất là vì những người bé mọn, nghèo hèn.
LỄ CHÚA BA NGÔI: HUYỀN NHIỆM CỦA THIÊN CHÚA
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người không chỉ để cứu chuộc loài người mà còn để mạc khải Huyền Nhiệm của Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hội Thánh cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi là để tín hữu tôn kính và mến chuộng Huyền Nhiệm Ba Ngôi ấy. Và còn là để mỗi tín hữu đi sâu vào Huyền Nhiệm và sống trong Huyền Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa!
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG NĂM C: “ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong tháng 3.2013 vừa qua, các tín hữu Công giáo Việt Nam có hai cơ hội vô cùng đặc biệt để cảm nghiệm sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần trong lòng Hội Thánh Việt Nam và Hội Thánh toàn cầu: Đó là khi (01/03/2013) Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo Hội Việt Nam công bố “Thư nhận định và góp ý về việc sửa đổi Hiến Pháp 1992” và khi (13/03/2013) Mật Viện Hồng Y chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, Tổng Giám Mục Buenos Aires (Argentina) làm Giáo Hoàng (danh hiệu Phanxicô) của Giáo Hội Công giáo Rôma.
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN: CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Đức Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần vừa có bài viết rất hay, đáng chúng ta đọc. và suy nghĩ, nhất là trong dịp Lễ Chúa Thăng Thiên: “Chúa Giê-su Phục Sinh với những thành tích và những thương tích.” Lễ Chúa Thăng Thiên (hay Chúa Về Trời) là “mắt xích” cuối cùng của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể và Cứu Chuộc. Thiên Chúa (Cha) chẳng những đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết mà còn đem Người về Trời, như để trọng thưởng công trạng lớn lao của Người.
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C: TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chưa có một điều tra, nghiên cứu và thống kê nào cho biết trong số 6-7 triệu giáo dân Việt Nam, có bao nhiêu người hiểu được rằng điều cốt yếu nhất của Ki-tô giáo là tương quan tình yêu của mỗi người và của mỗi cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa và với đồng loại.
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM C: CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Từ ngàn xưa, người La-mã đã có câu: “Homo homini lupus” nghĩa là “con người đối xử với nhau chẳng khác gì chó sói”.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM C : MỤC TỬ SỐNG VÀ CHẾT VÌ CHIÊN
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để mọi tín hữu chiêm ngắm chân dung khả kính khả ái của Vị Mục Tử Nhân Lành là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô và cầu nguyện cách riêng cho các Hồng y, Giám mục và Linh mục đang phục vụ cộng đồng Dân Chúa trong vai trò Lãnh Đạo.
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C : ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Việc mật viện Hồng Y chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục Tổng giáo phận Buenos Aires (Argentina), làm Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, giúp mọi người tín hữu hiểu sâu sắc hơn “ơn gọi và sứ mạng” của Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô.
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM C : CẢM TẠ VÀ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT!
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chính Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo Hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina: