« CHÚNG TA PHẢI NGHIÊN CỨU MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ ĐỜI THƯỜNG »
Thần học gia Christoph Theobald, s.j., giáo sư tại Trung tâm Sèvres, ở Paris, đã tham dự cuộc hội thảo do Viện thần học Gioan Phaolô II của Tòa Thánh tổ chức. Trong cuộc trao đổi với nhật báo La Croix, ngài đã khơi lên những thách đố của thần học ngày mai.
VATICAN MUỐN RA VẠ TUYỆT THÔNG BĂNG NHÓM MAFIA
Sau những tuyên bố gần đây của Đức Phanxicô, Tòa Thánh đã thông báo thành lập một nhóm làm việc về vạ tuyệt thông băng nhóm mafia. Trong số các thành viên của nhóm làm việc này có những nhân vật người Ý nổi tiếng chống lại mafia, như thẩm phán Giuseppe Pignatone hay Đức Tổng Giám mục Michele Pennisi.
ĐỨC PHANXICÔ : YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA YÊU THƯƠNG LÀ NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG TÌNH YÊU SAI LẦM KHÁC
«Yêu thương như Chúa Kitô có nghĩa là nói không với « những tình yêu » khác mà thế giới đề nghị cho chúng ta : yêu tiền bạc – người nào yêu tiền bạc thì không yêu thương như Chúa Giêsu – yêu thành công, yêu hư danh, yêu quyền lực… Những con đường « tình yêu » sai lầm này làm chúng ta xa rơi tình yêu của Chúa và dẫn chúng ta đến chỗ trở nên ngày càng ích kỷ hơn, quá say mê bản thân hơn và chuyên chế hơn », đó là lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha Phanxicô khi suy niệm về đoạn Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm B, hôm Chúa Nhật 9/5/2021.
VẮC-XIN CHỐNG COVID : ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ YÊU CẦU « TẠM THỜI BỎ ĐI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ »
Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu « tạm thời bỏ đi quyền sở hữu trí tuệ », để đảm bảo mọi người được tiếp cận vắc-xin chống covid, trong một sứ điệp video nhân dịp buổi hòa nhạc « Vax Live », hôm 8/5/2021. Ngài tố giác việc « đặt luật thị trường hay sở hữu trí tuệ lên trên luật yêu thương và sức khỏe của nhân loại » và đồng thời kêu gọi khả năng sáng tạo để ra khỏi cuộc khủng hoảng xã hội và y tế.
VẮC-XIN CHỐNG COVID : THÊM 300 NGƯỜI NGHÈO KHỔ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG Ở VATICAN
Vatican News cho biết, khoảng 300 người nghèo khổ sẽ được tiêm vắc-xin chống covid-19 trong đại sảnh Phaolô VI, ở Vatican, ngày 8/5/2021. Đây là một sáng kiến mới của cơ quan đặc trách từ thiện của Tòa Thánh mà trước đó đã tiêm vắc-xin chống covid cho 1400 người vô gia cư dịp Tuần Thánh vừa qua.
CUỘC ĐUA « MARATHON CẦU NGUYỆN » : « TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HIỆP NGUYỆN VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG »
Nhiều thư cảm ơn được gởi đến Hội đồng Toàn Thánh cổ võ việc tân Phúc Âm hóa sau khi khai mạc tháng « Marathon cầu nguyện » theo ý Đức Giáo hoàng Phanxicô. Đức cha Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng này, cho biết : « Nhiều tín hữu viết thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiệp nguyện với Đức Giáo hoàng qua tràng chuỗi Mân Côi và đưa thực hành này vào các gia đình ».
ĐÍNH CHÍNH BẢN DỊCH FRATELLI TUTTI
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 32. CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện và trong bài giáo lý này, tôi xin dừng lại ở việc cầu nguyện chiêm niệm.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ THIẾT LẬP « THỪA TÁC VỤ GIÁO LÝ VIÊN »
Đức Phanxicô thiết lập « thừa tác vụ giáo lý viên », trong một Tự sắc sẽ được giới thiệu ở Tòa Thánh vào ngày 11/5/2021.
Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, Tự sắc có tựa đề « Antiquum ministerium » sẽ được giới thiệu bởi Đức cha Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ việc tân Phúc Âm hóa, và Đức cha Franz-Peter Tebartz-van Elst, đại diện ban giáo lý của Hội đồng này.
CÁI NHÌN MỚI MẺ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỀ GIA ĐÌNH
Monique Baujard, Ủy ban « Gia đình và xã hội », HĐGM Pháp.
(Bài này là phần tác giả cập nhật thêm cái nhìn của Đức Phanxicô cho bài viết về « Gia đình » mà chúng tôi đã từng chuyển ngữ và đăng trước đây.)
LIÊN HIỆP QUỐC : TOÀ THÁNH NHẤN MẠNH « CÁI GIÁ CON NGƯỜI PHẢI TRẢ » CHO VIỆC TÀN PHÁ RỪNG
Ý thức về « cái giá con người phải trả cho việc tàn phá rừng » và « những hậu quả sâu xa và cụ thể » của nó cách riêng đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất : đó là ước muốn của Đức cha Gabriele Caccia, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.
GIÁO HỘI VÀ NỀN DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
Bài thuyết trình của cha Frédéric LOUZEAU,
tiến sĩ triết học và thần học, chủ tịch Khoa Notre-Dame
ĐỨC PHANXICÔ : « SỰ PHONG NHIÊU CỦA ĐỜI SỐNG CHÚNG TA TÙY THUỘC VÀO ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN »
« Sự phong nhiêu của đời sống chúng ta tùy thuộc vào đời sống cầu nguyện », Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích như thế khi diễn giải đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 2/5/2021, trước khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng, ở quảng trường thánh Phêrô.
CUỘC ĐUA « MARATHON CẦU NGUYỆN », NGÀY 1 : LẦN HẠT CẦU NGUYỆN XIN CHẤM DỨT ĐẠI DỊCH
« Lạy Mẹ Maria, Đấng An Ủi người sầu khổ, xin Mẹ ôm lấy tất cả con cái của Mẹ trong cơn hoạn nạn và xin Mẹ hãy xin Thiên Chúa toàn năng can thiệp để giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch khủng khiếp này, để cuộc sống có thể trở lại bình thường trong sự thanh thản. »
THÊM BẢY TƯỚC HIỆU MỚI VÀO KINH CẦU THÁNH GIUSE
Hôm 1/5/2021, Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đã gởi thư cho các Chủ tịch các Hội đồng Giám mục về những lời cầu mới trong Kinh cầu kính Thánh Giuse. Theo đó, từ nay thánh Giuse có thể được kêu cầu dưới bảy tước hiệu mới trong Kinh cầu kính ngài. Nội dung bức thư như sau :
CÓ ĐẠO
“Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?”
Ki tô giáo thuở ban đầu cũng được gọi là “Con Đường”. Các Ki tô hữu là những người đi theo “Con Đường”. Thật thú vị khi cách gọi này đi thẳng vào tiếng Việt mười bảy thế kỷ sau, và vẫn còn tồn tại cho đến thế kỷ 21 hôm nay. Các tín hữu chúng ta gọi mình là người có “đạo”. Cả anh chị em ngoài Ki tô giáo cũng gọi chúng ta là “bên đạo”, còn họ là người ngoại đạo. Mà “đạo” có nghĩa là “con đường” đấy!
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 31. SUY NIỆM
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em !
Hôm nay, chúng ta nói về hình thức cầu nguyện này : suy niệm (nguyện gẫm). Đối với một Kitô hữu, « suy niệm », đó là tìm kiếm một tổng hợp : điều đó có nghĩa là đặt mình trước trang sách lớn của Mạc Khải để nỗ lực biến nó trở thành của chúng ta, bằng cách đảm nhận nó cách trọn vẹn. Và người Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không giữ Lời đó khép kín nơi mình, vì Lời này phải gặp gỡ « một cuốn sách khác », mà sách Giáo lý gọi là « cuốn sách cuộc sống » (x. GLGHCG, số 2706). Đó là những gì chúng ta cố gắng làm mỗi lần chúng ta suy niệm Lời Chúa.
CƠN DỊCH NÓI VỚI TA ĐIỀU GÌ?
“Quả thực, điều quan trọng không phải là bạn làm việc cho cơ chế hay tổ chức nào, mà điều quan trọng là nhận ra phải chăng chúng ta cũng đã thuộc về một hệ thống vốn chỉ biết hành động hơn là hiện hữu. Ngay cả cơn đại dịch mà chúng ta bị nhấn chìm trong đó hơn một năm qua, chúng ta cũng có nguy cơ nghĩ về nó và trải qua nó như thể đây chỉ là chuyện một cỗ máy bị kẹt khựng lại, và ta chờ đợi cỗ máy vận hành trở lại như trước hay ngay cả trơn tru hơn trước.”
ĐỨC PHANXICÔ CHỈ RA BỐN « SỰ GẦN GŨI » MÀ MỘT LINH MỤC CẦN PHẢI CÓ
Truyền chức cho 9 tân linh mục vào ngày Chúa Nhật 25/4/2021, Đức Phanxicô đã khuyến khích các linh mục trở nên gần gũi với các Giám mục, với các anh em linh mục, với Thiên Chúa và với các dân Chúa.
NGUYÊN TẮC LIÊN ĐỚI
Bertrand Cassaigne, s.j., Ceras, tạp chí Projet
Bác ái là nguồn mạch. Liên đới là sự thể hiện của bác ái : nguyên tắc hiểu biết và hành động, diễn tả cách thức mà phẩm giá mỗi người được nhìn nhận, vượt lên trên những bất bình đẳng. Vừa là sự nhìn nhận những khát vọng vừa là sự thực hiện xuyên qua luật pháp và các thể chế.