CHÚA NHẬT 11 TN C: THA TỘI
« HÃY TIN TƯỞNG ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU, NGÀI LUÔN THA THỨ CHO CHÚNG TA »
« Thánh Tâm Chúa Giêsu là trung tâm, là nguồn mạch từ đó ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại được nảy sinh ». Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 9.6.2013. Thánh Tâm, « diễn tả tối cao về mặt nhân loại của tình yêu Thiên Chúa », « là biểu tượng tuyệt vời của lòng thương xót của Thiên Chúa ».
CN X TN C: NIỀM VUI GÓA PHỤ
“Trông thấy bà, Chúa động lòng thương”.
Ôi, con mắt của Thiên Chúa, cái nhìn thấy của Thiên Chúa có khác con mắt và cái nhìn của con người trần gian.
LIÊN HIỆP QUỐC : ỦNG HỘ MỘT TUYÊN NGÔN VỀ HÒA BÌNH NHƯ LÀ NHÂN QUYỀN
Hòa bình là một quyền của con người vốn làm cho « sự phát triển con người toàn diện » nên khả thi. Đức cha Tomasi đã tuyên bố như thế tại Liên Hiệp Quốc. Chính vì thế Tòa Thánh muốn có một « tuyên bố » về vấn đề này.
« THAN VÃN TRƯỚC NHAN THIÊN CHÚA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TỘI »
Làm gì khi đối diện với đau khổ ? « Cầu nguyện, cầu nguyện cho họ », Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời. Đối với ngài, đó là mầu nhiệm các thánh thông công : để những người đau khổ đi vào tâm hồn mình.
CHÚA NHẬT 10 TN C: THÁNH VỊNH 29
Chúa là ánh sáng, là Đấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ tôi, tôi sợ gì ai? (Ca nhập lễ)
Lạy Chúa, con tin rằng quyền năng và lòng thương xót của Chúa có thể cứu con khỏi mọi nguy nan phần xác cũng như phần hồn, ngay cả sự chết và nhất là sự chết đời đời. Bởi thế, lạy Chúa, con ca ngợi Chúa!
CHÚA NHẬT 10 TN C: TIN MỪNG
(1 Vua 17, 17-24; Gal 1, 11-19; Lc 7, 11-17).
Trải qua lịch sử ơn cứu độ, toàn bộ Kinh Thánh đã trình thuật rất nhiều phép lạ. Thiên Chúa trực tiếp hoặc qua các sứ giả đã thực hiện nhiều phép lạ vĩ đại để can thiệp làm thay đổi tiến trình của luật tự nhiên.
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM C: TÌNH YÊU XÓA SẠCH TỘI LỖI
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Qua các đoạn Thánh Kinh của Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay chúng ta thấy xuất hiện trước mặt Thiên Chúa hai con người “đáng tội”, một là vua Đa-vít “lừng danh”, hai là chị phụ nữ “vô danh” đều đáng phải trừng phạt, vì cả hai đều đã phạm tội mất lòng Thiên Chúa.
CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN NĂM C: BÀI HỌC CỦA NHỮNG NGƯỜI TIN ĐỂ LẠI
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Các bài Thánh Kinh của Phụng Vụ hôm nay cho chúng ta một bài học quý giá về Đức Tin mà Hội Thánh mời gọi chúng ta đào sâu, canh tân, sống và truyền bá một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Ê-li-a tin Thiên Chúa cách tuyệt đối đến độ Thiên Chúa bảo sao ông làm y như vậy. Bà góa thành/làng Xa-rép-ta tin lời ngôn sứ đến quên cả mạng sống mình và của người con mình, mà làm theo những gì ông ấy bảo (xem bài đọc 1).
NHỮNG BÀI GIẢNG MẠNH MẼ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong các bài giảng của ngày 1 và 2 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ đề cập hai chủ đề thiết yếu : sự sỉ nhục của chiến tranh và bản chất đích thực của Giáo Hội.
« Chiến tranh là sự tự sát của nhân loại bởi vì nó giết chết con tim và giết chết tình yêu »
CHẦU THÁNH THỂ CÙNG VỚI TOÀN THỂ GIÁO HỘI: CHỈ MỘT CHÚA, CHỈ MỘT ĐỨC TIN
Ngày 2.6.2013, toàn thể Giáo Hội đã có giờ chầu Thánh Thể cùng giờ để hiệp thông với Đức Thánh Cha. Chủ đề của cuộc tập hợp toàn cầu này là: “Chỉ một Chúa, chỉ một đức tin”. Đức Thánh Cha đã chọn hai ý hướng cho buổi chầu Thánh Thể toàn cầu này: một ý hướng cầu cho Giáo Hội, để Giáo Hội trung thành với Lời Chúa và với việc loan báo Lời Chúa. Ý hướng kia cầu cho thế giới, nhất là những người đau khổ.
DÁM « MẤT THƠI GIAN ĐỂ CA NGỢI THIÊN CHÚA »
Trong thánh lễ hôm 31.5.2013, Đức Thánh Cha đã khuyến khích « mất thời gian » để « ca ngợi Thiên Chúa cách nhưng không ». Ngài cũng mời gọi sống « trong niềm vui » chứ không phải với « bộ mặt đưa đám ».
SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN SAU LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
“Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện,”
Trong lòng và đang tắm máu sông ta!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ: THÁNH VỊNH 109
“Con là Thượng Tế tới muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê”.
Thiên Chúa đã đặt Đức Kitô làm linh mục thượng phẩm đời đời. để vinh danh Ngài và cứu độ nhân loại (SLGH tr. 1695). Đức Kitô đã hoàn tất lễ dâng chính thân mình trên thập giá và sự phục sinh của Người đã đặt sự chết là kẻ thù cuối cùng dưới chân Người.
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ: LÀM LỄ
Bài Đọc 2 (1Côrintô 11, 23-26), Thánh Phaolô nhắc lại việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và Chúa tha thiết mời gọi các tông đồ tiếp tục cử hành Thánh Thể cho đến ngày tận thế: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
LỄ ĐỨC MẸ ĐI VIẾNG, LỄ TRUYỀN GIÁO
Theo Đức cha Perrier, «trong chù kỳ phụng vụ, sau lễ Chúa Hiển Linh và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, lễ Đức Mẹ Đi Viếng có thể là lễ thứ ba về truyền giáo ». Quả thế, như cuộc gặp gỡ trong dạ mẹ giữa Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả minh họa, « con người, được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, đang chờ đợi được biết Ngài ». « Và « hoạt động truyền giáo của Giáo Hội dựa trên xác tín này ». Như Gioan Tẩy Giả, nhân loại đang chờ mong được biết Chúa Giêsu.
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ : “HY SINH VÌ ANH EM”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong đời sống xã hội có những cuộc sống và cái chết khiến người đời phải xót xa, trách móc nhưng cũng có những cuộc sống và cái chết khiến mọi người phải thương tiếc, kính phục. Những cuộc sống và cái chết đáng kính phục nhất vẫn là của những người đã sống và chết vì người khác, nhất là vì những người bé mọn, nghèo hèn.
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA C: BÁNH HẰNG SỐNG
(Stk 14, 18-20; 1Cor 11, 23-26; Lc 9, 11b-17)
Ông tổ Abraham đi cứu người cháu là ông Lot bị bắt giữ, khoảng 1850 năm trước khi Chúa Giêsu giáng trần. Trên đường trở về đi qua Salem, ông Abraham đã gặp ông Melchizedek vừa là vua và là tư tế. Melkizedek đã dâng bánh và rượu cho Abraham. Bánh và rượu là biểu tượng của Bí tích Thánh Thể sau này được hiến dâng bởi tư tế theo dòng Melkizedek:
XÓA BỎ « CÁC TRẠM HẢI QUAN MỤC VỤ »
Xảy ra điều gì nếu một bà mẹ độc thân muốn xin rửa tội cho con mình ? Không tính đến những phí tổn của các nghi thức, cung cấp giấy tờ : nhiều ngăn trở, tệ hơn, nhiều « trạm hải quan » mục vụ, Đức Thánh Cha đã lấy làm tiếc như thế trong thánh lễ hôm 25.5.2013. Đối với ngài, Kitô hữu không được là « người kiểm soát đức tin », nhưng là « người tạo điều kiện dễ dàng » cho đức tin.
MỘT LINH MỤC THEO HỘI TAM ĐIỂM BỊ VATICAN BUỘC TỪ NHIỆM
Theo yêu cầu của Vatican, Đức Giám mục của giáo phận Annecy, là Đức cha Boivineau, đã buộc cha sở giáo xứ Megève, ở Haute-Savoie, phải từ nhiệm. Giáo Hội đã trách cứ cha Pascal Vesin vì đã tham gia Hội Tam Điểm. Đối với Rôma, việc vừa thuộc về Giáo Hội vừa thuộc về Hội Tam Điểm là điều không thể được. Cha Vesin được kết nạp vào năm 2001.