BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 12. CHÚA GIÊSU, CON NGƯỜI CẦU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chúng ta tiếp tục hành trình về cầu nguyện, với câu chuyện Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Mặc dù không phạm tội, Chúa Giêsu vẫn bày tỏ tình liên đới với thân phận con người của chúng ta và cầu nguyện với những tội nhân của dân Thiên Chúa.
CARLO ACUTIS SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH SAU KHI PHÉP LẠ THỨ HAI ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Phép lạ thứ hai được cho là nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Carlo Acutis và do đó mở đường cho việc phong thánh ngài, một sắc lệnh được Bộ Phong thánh ban hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2024 đã thông báo như thế.
FIDUCIA SUPPLICANS: ĐHY FERNÁNDEZ GẶP THƯỢNG PHỤ TAWADROS
Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐHY Victor Manuel Fernández, đã gặp Thượng phụ Chính thống Coptic Tawadros II tại Cairo vào thứ Tư, ngày 22/5/2024. Tâm điểm của cuộc trao đổi là tuyên bố của Giáo hội Chính thống Coptic vào tháng Ba vừa qua về việc bác bỏ “hôn nhân đồng tính”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 20. NHÂN ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, kết thúc chu kỳ giáo lý về các tật xấu và nhân đức, chúng ta hãy dừng lại ở đức khiêm nhường. Mặc dù không nằm trong danh sách các nhân đức đối thần hay bản lề, nhưng nó vẫn là nền tảng của đời sống Kitô hữu. Đối mặt với thói kiêu ngạo đang thổi phồng chúng ta và khiến chúng ta tỏ ra hơn những gì mình là, sự khiêm tốn đưa chúng ta trở lại chiều kích đúng đắn của mình.
TRUNG QUỐC: THEO ĐHY PAROLIN, SỰ VÂNG PHỤC ĐỨC THÁNH CHA KHƠI LẠI LÒNG ÁI QUỐC
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa thánh đã phát biểu hôm thứ Ba, 21/5/2024, tại hội nghị quốc tế được tổ chức tại Đại học Urbanô về Công đồng đầu tiên ở Trung Quốc, một trăm năm sau khi tổ chức nó tại Thượng Hải. ĐHY Parolin nhắc lại rằng nó là gương mẫu cho nhiều xứ truyền giáo khác và đồng thời hoan nghênh công việc vĩ đại được thực hiện bởi Đại diện Tông Tòa là Đức cha Costantini. Về phần mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh Giáo hội ở Trung Quốc phải mang lấy bộ mặt Trung Quốc hơn.
DẪN VÀO SỨ MẠNG HỌC
Lm. Lê Công Đức, PSS
Soạn theo An Introduction to Missiology của Domingo Moraleda, CMF (ICLA/Pontifical University of Santo Tomas, 2004-2005); cùng với tài liệu tham khảo chính:
ĐHY LACROIX: KHÔNG CÒN THỦ TỤC GIÁO LUẬT NÀO NỮA
Phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Ba, 21/5/2024, đã thông báo kết thúc cuộc điều tra sơ bộ theo giáo luật, được thực hiện bởi một thẩm phán người Canada, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, về những luận cứ ẩn danh cáo buộc ĐHY Lacroix về những cử chỉ sờ mó vào cuối những năm 1980. Báo cáo của thẩm phán Denis “không cho phép xác định bất kỳ hành vi sai trái hoặc lạm dụng nào.” Một thủ tục giáo luật cao cấp hơn không được dự kiến.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NÓI KHÔNG VỚI CHIỀU KÍCH BÍ TÍCH CỦA CHỨC PHÓ TẾ NỮ
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình CBS của Mỹ, phát sóng hôm thứ Ba ngày 21 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô loại trừ sự gia nhập của phụ nữ vào chức thánh phó tế.
THÁNH LỄ DƯỚI HÌNH THỨC NGOẠI THƯỜNG NGHĨA LÀ GÌ ?
Trong các cuộc thảo luận về vấn đề phụng vụ, đặc biệt phổ biến trong Giáo hội Pháp, người ta không hiếm khi nghe nói đến “thánh lễ dưới hình thức ngoại thường”. Thành ngữ này đề cập đến điều gì?
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, GIÁO HỘI RỘNG MỞ, NHƯNG KHÔNG THỂ CHÚC LÀNH CHO CÁC CUỘC KẾT HỢP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh CBS của Mỹ, Đức Phanxicô tái khẳng định sự cởi mở của Giáo hội đối với “mọi người” và làm sáng tỏ một số điểm về các lời chúc lành được tuyên ngôn Fiducia Supplicans cho phép. Sau đó, ngài phê phán việc mang thai hộ vốn đã trở thành “một công việc kinh doanh” cũng như các ý thức hệ vốn luôn luôn “xấu”. Ngài tiếp tục kêu gọi các quốc gia đang có chiến tranh: “Hãy dừng lại và thương lượng!” Về những người di cư, ngài kêu gọi đừng thờ ơ.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TIẾP TỤC “NÓI VỀ HÒA BÌNH VỚI NHỮNG AI ĐANG MUỐN CHIẾN TRANH”
Trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng Năm, Đức Phanxicô đã khuyến khích các tín hữu đừng nản lòng trước những bất hạnh của thế giới, và hãy không ngừng “ngước mắt nhìn về những chân trời hòa bình, tình huynh đệ, công lý và tình liên đới”.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 2024: LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng, Chúa Nhật ngày 19/5/2024, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh một tư tưởng được tường thuật trong Tin Mừng hôm nay: “Chúa Thánh Thần dạy chúng ta tất cả những gì Ngài đã nghe”. Như là câu trả lời cho những câu hỏi về chỗ đứng nào dành cho các hành động của Ngài trong cuộc sống của chúng ta và làm thế nào vun trồng chúng để sống tốt hơn và trở thành âm vang cho người khác, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần sẽ dạy chúng ta.
MỞ RA CHO MẦU NHIỆM, BẰNG CÁCH CHĂM SÓC ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI ĐƠN SƠ
Một bài bình luận về các chuẩn mực mới liên quan đến các hiện tượng được cho là siêu nhiên.
CÁC CHUẨN MỰC THỦ TỤC ĐỂ PHÂN ĐỊNH CÁC HIỆN TƯỢNG ĐƯỢC CHO LÀ SIÊU NHIÊN : BÀI GIỚI THIỆU CỦA ĐHY FERNANDEZ
Lắng nghe Chúa Thánh Thần đang hoạt động nơi dân trung thành của Thiên Chúa
SỰ PHÂN BIỆT CỦA ĐỨC JOSEPH RATZINGER GIỮA SIÊU NHIÊN VÀ HOA TRÁI THIÊNG LIÊNG
Trong cuốn “Đối thoại về đức tin” của Vittorio Messori, Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã nói về các tiêu chí để đánh giá các hiện tượng được cho là siêu nhiên. Đó cũng chính là những tiêu chí mà chúng ta tìm thấy trong tài liệu mới của Bộ Giáo lý Đức tin.
MỄ DU: VỚI CÁC CHUẨN MỰC MỚI, VIỆC ĐƯA RA KẾT LUẬN SẼ DỄ DÀNG HƠN
Trong cuộc họp báo giới thiệu các chuẩn mực mới để phân định các hiện tượng được cho là siêu nhiên, hôm thứ Sáu, ngày 17/5/2024 tại Rôma, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐHY Víctor Manuel Fernández, đã trả lời các nhà báo về “trường hợp Medjugorje”.
NHỮNG CHUẨN MỰC MỚI VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG ĐƯỢC CHO LÀ SIÊU NHIÊN
Từ nihil obstat đến tuyên bố phủ nhận: tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin được Đức Giáo hoàng phê chuẩn cung cấp sáu kết luận khác nhau cho việc phân định các cuộc hiện ra. Theo nguyên tắc chung, cả Giám mục lẫn Tòa Thánh đều không bày tỏ ý kiến về tính chất siêu nhiên của hiện tượng, đồng thời chỉ giới hạn trong việc cho phép và cổ vũ việc sùng kính và hành hương.
ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, QUYỀN TỰ DO CỦA GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM LÀ VÌ LỢI ÍCH CỦA XÃ HỘI
Trong một thông cáo về cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội vào thứ Sáu, ngày 17/5/2024, nhóm làm việc chung đã tái khẳng định mối quan hệ tuyệt vời và nhấn mạnh rằng “cộng đồng Công giáo” tại quốc gia Đông Nam Á này “sẽ tiếp tục được huấn quyền của Giáo hội truyền cảm hứng để sống Tin Mừng trong thế giới và đồng thời là những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
ĐỂ TRỞ THÀNH TIẾN SĨ HỘI THÁNH
Trong những tuần gần đây, tin đồn lan truyền về việc có thể nâng thánh Edith Stein (1891-1942) lên hàng “Tiến sĩ Hội Thánh”– một danh hiệu hiếm hoi, chỉ có 37 người trong hơn 2000 năm lịch sử. Nữ tu Cát Minh người Đức, gốc Do Thái, này sẽ là người phụ nữ thứ năm nhận được danh hiệu này. Đâu là những điều kiện được đòi hỏi để trở thành Tiến sĩ Hội Thánh?
THÁNH EDITH STEIN SẼ TRỞ THÀNH TIẾN SĨ HỘI THÁNH?
Được tiếp kiến riêng tại Vatican vào ngày 18/4/2024, bề trên của Dòng Cát Minh chân trần, cha Miguel Márquez Calle, đã chính thức xin Đức Phanxicô tuyên bố Edith Stein, còn được gọi là Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, là Tiến sĩ Hội Thánh.