ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: NGOẠI KHÓA VỀ TẾ BÀO GỐC VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI
Khóa học diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng 1 năm 2024, do cha Phêrô Trần Mạnh Hùng hướng dẫn.
NICARAGUA: ĐỨC CHA ALVAREZ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ BỊ TRỤC XUẤT VỀ RÔMA CÙNG VỚI 18 NGƯỜI KHÁC
Đức cha Rolando Alvarez, Giám mục giáo phận Matagalpa và là nhân vật đối lập với chế độ của Daniel Ortega, đã được trả tự do và trục xuất về Vatican vào Chúa nhật ngày 14 tháng 1 cùng với một giám mục khác, 15 linh mục và hai chủng sinh. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán ngoại giao của Vatican.
ĐỨC CHA GALLAGHER : « ĐỨC PHANXICÔ MUỐN THĂM VIỆT NAM »
Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức cha Gallagher, mô tả buổi tiếp kiến vào thứ Năm ngày 19/1/2024 với các đại diện chính trị Việt Nam là “một cuộc gặp gỡ tích cực”. Ngài thông báo rằng ngài sẽ đến Việt Nam vào tháng 4 và ĐHY Parolin sẽ đến thăm đất nước này vào năm 2024. Về chuyến thăm của Đức Thánh Cha, ngài lạc quan: “Tôi nghĩ rằng chuyến đi này sẽ được thực hiện. Đức Phanxicô muốn đến đó và cộng đồng Công giáo cũng rất mong muốn điều đó.”
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ BUỘC PHẢI ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG?
Một người Công giáo có bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng về mọi mặt không? Không tuân theo lời ngài có phải là một tội không? Còn những văn bản chính thức được Vatican công bố thì sao? Cha Cédric Burgun, giáo sư tại Khoa Giáo luật ở Paris, giúp soi sáng vấn đề: đặt ra cho mình những câu hỏi trong lương tâm, tòa trong của mình, là một chuyện ; gieo rắc sự chia rẽ một cách công khai giữa những người Công giáo và chống đối Đức Giáo hoàng Phanxicô một cách có hệ thống là một chuyện khác.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: CÁC GIÁM MỤC CỦA MAGHREB GIẢI PHÓNG MÌNH KHỎI PHẦN CÒN LẠI CỦA CHÂU PHI
Trong một thông cáo, vào cuối Đại hội toàn thể từ ngày 11-15/1/2024, các Giám mục Bắc Phi đã tuyên bố mở ra cho việc chúc lành cho “các đôi bạn bất quy tắc và những người đồng giới”. Các ngài tự tách mình ra khỏi sự từ chối được biểu lộ bởi tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo Công giáo từ lục địa này.
CHÚC LÀNH, ĐÓ LÀ XÁC NHẬN RẰNG CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG
Cuộc tranh luận về ý nghĩa của các lời chúc lành do Giáo hội ban có nguy cơ khiến chúng ta xa rời những điều thiết yếu, cha Benoist de Sinety, linh mục niên trưởng của giáo phận Lille, lập luận. Lời chúc lành của Chúa không dừng lại ở nơi tội lỗi của chúng ta bắt đầu.
VINH DANH CHA HENRI DIDON, NGƯỜI PHÁT MINH RA PHƯƠNG CHÂM OLYMPIC
Chúa Nhật ngày 14/1/2024, giáo phận Créteil đã vinh danh Henri Didon, linh mục và người bạn lớn của Pierre de Coubertin. Ngài đã phát minh ra phương châm của Thế vận hội Olympic: “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ CÁC ĐÔI BẠN BẤT QUY TẮC: “CHÚA CHÚC LÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”
Đức Phanxicô, được nhà báo người Ý Fabio Fazio phỏng vấn trong chương trình “Che tempo che fa” trên kênh Nove, đề cập đến Tuyên ngôn “Fiducia supplicans”: “Mọi người phải bước vào cuộc đối thoại với việc chúc lành và nhìn ra con đường mà Chúa đề nghị”. Về chiến tranh: “Tôi sợ leo thang chiến tranh.” Ngài nói về sự từ nhiệm: “Hiện tại, nó không phải là trung tâm suy nghĩ của tôi”. Ngài thông báo hai chuyến tông du, tới Polynesia vào tháng 8 và tới Argentina vào cuối năm.
TỔNG THỐNG JAVIER MILEI CHÍNH THỨC MỜI ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN THĂM ARGENTINA
Trong lá thư gửi Đức Phanxicô vào ngày 8 tháng 1, tân tổng thống Argentina, Javier Milei, đã chính thức mời Đức Phanxicô đến thăm quê hương của ngài. Cơ hội tạ lỗi sau những lời xúc phạm của vị nguyên thủ quốc gia này đối với Đức Thánh Cha trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua.
ĐỨC PHANXICÔ : CHÚC LÀNH CHO CON NGƯỜI, CHỨ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO TỘI LỖI
Một “xứ truyền giáo”. Đây là cách Đức Phanxicô định nghĩa giáo phận Rôma trong cuộc gặp gỡ kín theo truyền thống, với hàng giáo sĩ Rôma được tổ chức vào ngày 13/1/2024 tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Đức Giáo Hoàng đến sau 9 giờ sáng và được Đức Hồng y Vicar Angelo De Donatis chào đón. Tại đây, ngài tuyên bố : chúc lành cho con người, chứ không chúc lành cho tội lỗi.
KỶ NGUYÊN MỚI Ở BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Việc ĐHY Víctor Manuel Fernández nhậm chức Bộ trưởng vào tháng 9 vừa qua đã mở ra một kỷ nguyên mới ở Bộ Giáo lý Đức tin. Từ tình trạng của những bà mẹ đơn thân cho đến việc lưu giữ tro cốt của những người đã khuất, rồi việc rửa tội cho người chuyển giới… và đặc biệt việc chúc lành cho những người trong hoàn cảnh bất quy tắc, những cách tiếp cận mục vụ mới xuất hiện từ nhiều văn bản được công bố bởi Bộ này. Điều đã khiến nhà báo Cyprien Viet đặt câu hỏi trong một bài viết được đăng trên trang Aleteia, ngày 17/12/2023 : Phải chăng có một cuộc cách mạng ở Bộ Giáo lý Đức tin ?
ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC THÁNH CHA, CÁC GIÁO HỘI CHÂU PHI SẼ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Một thông điệp được phát đi bởi Đức Hồng y Fridolin Ambongo, chủ tịch Sceam, tổng hợp các quan điểm của các Hội đồng Giám mục khác nhau ở lục địa Châu Phi và trả lời, trong sự đồng ý với Đức Giáo Hoàng, cho mối quan tâm của giáo dân, những người thánh hiến và các mục tử, sau khi công bố Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: TIẾNG “KHÔNG” NÓI LÊN TINH THẦN HIỆP HÀNH CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI
Các Giáo hội Châu Phi đã công bố một tuyên bố chung vào Thứ Năm, ngày 11 tháng Giêng, tuyên bố rằng họ đối lập với việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau.
XÍCH LẠI GẦN VỚI TÌNH YÊU NHƯNG KHÔNG VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
Tuyên ngôn Fiducia supplicans cho thấy rõ rệt sự phân cực trong Giáo hội liên quan đến việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Đằng sau đó là những lối tiếp cận tâm linh khác nhau đối với tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa.
THÔNG CÁO CỦA HỘI ĐỒNG THƯỜNG TRỰC CỦA HĐGM PHÁP VỀ TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS : CÁC MỤC TỬ HÃY QUẢNG ĐẠI CHÚC LÀNH
Trong một tuyên bố chung ngày 10/1/2024, các Giám mục Pháp đã đón nhận Tuyên ngôn Fiducia Supplicans một cách tích cực và đồng thời kêu gọi các mục tử hãy quảng đại chúc lành cho những ai đến với họ, thể hiện sự chào đón rộng rãi và vô điều kiện đặc biệt đối với những người đang sống trong hoàn cảnh bất quy tắc. Thông cáo này được đưa ra sau cuộc họp từ thứ Hai ngày 8 tháng Giêng đến thứ Tư ngày 10 tháng Giêng, với sự hiện diện của khoảng 40 Giám mục. Dưới đây là thông cáo:
“FIDUCIA SUPPLICANS”: SỰ TIẾP NHẬN ĐẦY KHÓ KHĂN CỦA CÁC GIÁM MỤC PHÁP
Kể từ khi công bố Tuyên ngôn Fiducia supplicans, cho phép chúc lành cho các đôi bạn “trong hoàn cảnh bất quy tắc” và các cặp đồng giới, các Giám mục Pháp dường như bị chia rẽ về việc tiếp nhận nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 3. TẬT MÊ ĂN UỐNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý tiếp theo về các tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta xem xét tội mê ăn uống. Với tư cách là khách mời tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã dạy về sự tốt lành của thức ăn thức uống, và niềm vui tình bạn ở bàn ăn.
SỰ THẬT VỀ CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI CỦA ĐHY FERNANDEZ
Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đang là trung tâm của sự chỉ trích mạnh mẽ, sau khi được đăng trên một số blog theo chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ một đoạn trích từ một trong những cuốn sách của ngài về “Sự đam mê thần bí“, xuất bản năm 1999, và có những đoạn văn được cho là “khiêu dâm”.
SỰ NỒNG ẤM NGOẠI GIAO GIỮA TÒA THÁNH VÀ VIỆT NAM
Năm 2023 đánh dấu một bước tiến triển đáng kể trong quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Quốc gia cộng sản này, vốn đã cắt đứt mọi quan hệ song phương với Rôma vào năm 1975, trước khi dần dần nối lại đối thoại từ năm 1990, đã tăng cường những cử chỉ cởi mở trong năm qua.
TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG VÀ NỀN NGOẠI GIAO, NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN VÀ NHỮNG QUYỀN CỤ THỂ
Lời chúc truyền thống gửi tới ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Trước 180 nhà ngoại giao tập trung tại Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô đã xác định vào thứ Hai, ngày 8 tháng 1, các ưu tiên quốc tế của Vatican cho năm 2024, liên quan đến các nơi khác nhau của chiến tranh hoặc các vấn đề toàn cầu. Nhìn lại những nét đặc thù lịch sử trong cách tiếp cận ngoại giao của Tòa Thánh, khiến Giáo hội Công giáo, phổ quát tự bản chất, trở thành tôn giáo duy nhất có quyền tiếp cận các quan hệ ngoại giao.