ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỀ LUẬT AN TỬ : « CHÚNG TA KHÔNG ĐÙA GIỠN VỚI SỰ SỐNG »
Trên chuyến bay đưa ngài từ Marseille về Rôma, thứ Bảy 23/9/2023, Đức Phanxicô đã được các nhà báo hỏi về dự luật tương lai của Pháp về an tử.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA BẰNG MỘT TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN VÀ NHƯNG KHÔNG
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 24/9/2023, khi giải thích dụ ngôn thợ làm vườn nho, Đức Phanxicô lưu ý với các Kitô hữu rằng dụ ngôn không được đọc qua tiêu chí về công bằng, nhưng qua tiêu chí tình yêu thương vô điều kiện và nhưng không của Thiên Chúa, và đồng thời cảnh giác nguy cơ chúng ta “có mối quan hệ ‘thương mại’ với Thiên Chúa”, cũng như mối tương quan tính toán với tha nhân.
MARSEILLE: LỜI CHÀO CUỐI LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Xin cảm ơn Đức Hồng y vì những lời phát biểu của ngài và cảm ơn tất cả anh chị em vì sự hiện diện và lời cầu nguyện của anh chị em. Xin cảm ơn !
MARSEILLE : BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NGOẠI LỊCH KÍNH ĐỨC TRINH NỮ MARIA CANH GIỮ
Trước hơn 50.000 tín hữu tụ tập tại sân vận động Vélodrome ở Marseille, ngày 23/9/2023, Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kết thúc chuyến viếng thăm của ngài tại thành phố Marseille. Trong bài giảng, ngài mong ước rằng chúng ta sẽ nhảy mừng trước cuộc sống và trước những người lân cận của chúng ta như người con của bà Elisabét đã nhảy mừng trước Đức Maria:
TẠI MARSEILLE, ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC CHÂU ÂU CHỐNG LẠI « SỰ ĐẮM TÀU CỦA NỀN VĂN MINH »
Kết thúc Cuộc gặp ở Địa Trung Hải, vào thứ Bảy 23/9 tại Marseille, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi về “bước nhảy vọt của lương tâm để ngăn chặn sự đắm tàu của nền văn minh”. Trước Emmanuel Macron, ngài đã cầu xin “một số lượng lớn các cuộc nhập cư hợp pháp và thường xuyên” và chỉ trích mô hình đồng hóa người nước ngoài.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MANG LẠI MỘT KHUÔN MẶT CHO NHỮNG NGƯỜI MẤT TÍCH TRÊN BIỂN
Trong cuộc gặp gỡ thứ hai trong ngày đầu tiên này tại thành phố Marseille, thứ Sáu 22/9, sau buổi cầu nguyện tôn kính Đức Mẹ tại Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde, vào lúc 6 giờ chiều (23g VN), Đức Phanxicô đã hướng dẫn lễ tưởng niệm những người di cư và mất tích trên biển, để có giây phút mặc niệm cảm động với các vị lãnh đạo tôn giáo.
TẠI NOTRE-DAME DE LA GARDE, ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI LÒNG TRẮC ẨN VÀ THA THỨ
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến tông du thứ 44 của mình, Đức Phanxicô đã đến Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde để gặp gỡ hàng giáo sĩ địa phương vào thứ Sáu, 22/9/2023. Trước gần 200 linh mục, phó tế, chủng sinh và những người thánh hiến, trong vương cung thánh đường lâu đời này, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở họ về sứ mệnh gần gũi, dịu dàng và cảm thương đối với tất cả những người bị thương trong cuộc sống. “Hãy là bến cảng an toàn.”
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ ĐẤU TRANH HẾT MÌNH CHO VIỆC ĐÓN TIẾP NGƯỜI DI CƯ ?
Kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2013, Đức Phanxicô đã không ngừng ủng hộ việc đón tiếp những người di cư. Một quan điểm càng trở nên thời sự hơn bởi sự xuất hiện ồ ạt của những người di cư đến Lampedusa trong những ngày gần đây và ngài cũng sẽ bảo vệ quan điểm này ở Marseille, vào thứ Sáu ngày 22 tháng 9 và thứ Bảy ngày 23 tháng 9.
CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY CỦA ĐỨC PHANXICÔ TẠI MARSEILLE
Đức Phanxicô đến Marseille vào thứ Sáu 22/9 và thứ Bảy 23/9/2023 để bế mạc Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải. Ngài có một lịch trình bận rộn, từ gặp tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Élisabeth Borne, cầu nguyện tại Notre-Dame-de-la-Garde, đến các cuộc gặp gỡ ở các quận phía Bắc và cử hành thánh lễ tại Vélodrome.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 21 : THÁNH DANIEL COMBONI, TÔNG ĐỒ CỦA CHÂU PHI VÀ NGÔN SỨ CỦA SỨ MẠNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Trong hành trình về niềm say mê loan báo Tin Mừng của chúng ta, tôi muốn giới thiệu với anh chị em một vị tông đồ đầy lòng nhiệt thành đối với Châu Phi: thánh Daniel Comboni.
AI LÀ THÁNH MATTHÊU TRONG BỨC TRANH NÀY ?
Bức tranh dưới đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, được vẽ vào những năm 1599-1600, bởi danh họa người Ý Michelangelo Merisi da Caravaggio, còn được mệnh danh là Caravage. Bức tranh có tên gọi là « Ơn gọi của thánh Matthêu », hiện đang được trưng bày ở bức tường bên trái, cạnh bàn thờ, trong nhà nguyện của nhà thờ Saint-Louis-des-Français, ở Rôma.
ĐỨC PHANXICÔ : « KHÔNG CẦU NGUYỆN, CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỨNG VỮNG VÀ KHÔNG BIẾT ĐI ĐÂU »
Trong buổi tiếp kiến sáng thứ Hai 18/9/2023 tại Vatican, trong diễn văn của mình, Đức Phanxicô đã khuyến khích Dòng Rogationnistes du Cœur de Jésus (Các Tu Huynh Cầu nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu) và Filles du Divin zèle (Các Nữ tử của Lòng Nhiệt Thành của Thiên Chúa), hai dòng được thành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi Thánh Hannibal Marie Di Francia, trở thành những chuyên gia về cầu nguyện và lòng bác ái.
DI DÂN : KHI ERIC ZEMMOUR VIỆN DẪN THÁNH AUGUSTINÔ CHỐNG LẠI ĐỨC PHANXICÔ
Là khách mời của mạng truyền hình BFMTV vào Chúa Nhật 17/9/2023, Éric Zemmour đã trả lời bằng một câu mà ông gán cho Thánh Augustinô để phản đối phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc đón tiếp người di cư.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
“Tha thứ không phải là một việc tốt mà chúng ta có thể chọn làm hoặc không làm: tha thứ là điều kiện căn bản đối với những người Kitô hữu”. Đức Thánh Cha nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 17/9/2023, và đồng thời nhấn mạnh rằng “ngoài sự tha thứ thì không có hy vọng nào; ngoài sự tha thứ không có hòa bình. Tha thứ là dưỡng khí thanh lọc không khí hận thù, tha thứ là liều thuốc giải độc cho chất độc oán giận, là cách xoa dịu cơn giận và chữa lành biết bao căn bệnh tâm hồn đang làm ô nhiễm xã hội”.
TẠI SAO LINH MỤC MẶC ÁO LỄ ?
Áo lễ (chasuble) là một trang phục phụng vụ của linh mục, vốn không được chọn lựa cách ngẫu nhiên, nhưng có liên hệ đến Chúa Kitô.
CÔNG LÝ : CUỘC ĐIỀU TRA NHẮM VÀO ĐỨC CHA AUPETIT ĐÃ KẾT THÚC MÀ KHÔNG CÓ HÀNH ĐỘNG GÌ THÊM
Hôm thứ Năm 14/9/2023, Viện công tố Paris cho biết, thủ tục mở ra cho vụ tấn công tình dục đối với một người dễ bị tổn thương nhắm vào cựu Tổng Giám mục Paris Michel Aupetit đã được khép lại vào ngày 23/8/2023, mà không có hành động gì thêm, vì không phạm tội. Cuộc điều tra được mở vào tháng 12 năm 2022 sau khi có báo cáo từ giáo phận Paris.
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 20. CHÂN PHƯỚC JOSÉ GREGORIO HERNÁNDEZ CISNEROS, VỊ BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ TÔNG ĐỒ CỦA HÒA BÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta đến Venezuela để khám phá gương mặt của một bác sĩ, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, sinh năm 1864, say mê loan báo Tin Mừng.
« CÁC CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CON NGƯỜI » : MỐI QUAN NGẠI CỦA ỦY BAN CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu vào thứ Ba, ngày 12 tháng 9, về các quy định mới quản lý việc sử dụng cái gọi là các chất có nguồn gốc từ con người, chẳng hạn như máu, mô và tế bào. Trong một tuyên bố chung, Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Châu Âu và Katholisches Büro ở Berlin cảnh báo về khả năng lạm dụng quy định được cho là quá phóng túng.
ANNE-SOPHIE VIVIER-MURESAN, KHOA TRƯỞNG KHOA THẦN HỌC CỦA PARIS
Anne-Sophie Vivier-Muresan được bầu làm trưởng khoa Theologicum – Khoa Thần học và Khoa học Tôn giáo của Học viện Công giáo Paris. Bà là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ sở này.