BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo hội, bây giờ chúng ta xem xét vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc cầu nguyện. Ngài dạy chúng ta cầu nguyện bằng trái tim. Trong các Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn chúng ta và chứng thực rằng, trong sự kết hợp với Chúa Phục Sinh, chúng ta thực sự là con cái của Cha trên trời.
MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO SƠ CLARE CROCKETT
Đầu tiên là diễn viên, rồi tiếp đến là người dẫn chương trình truyền hình. Sống ở Derry, Bắc Ai Len, một thanh nữ đã bỏ lại đằng sau sự nghiệp diễn viên đầy hứa hẹn để hiến dâng đời mình cho Chúa. Lễ mở án phong chân phước cho Sơ Clare Crockett sẽ diễn ra vào ngày Chúa Nhật, 12/1/2025, tại Nhà thờ Chính tòa Alcalá de Henares, Madrid, Tây Ban Nha.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TƯỞNG NHỚ CÁC HỒNG Y VÀ GIÁM MỤC ĐÃ QUA ĐỜI
Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma, thánh lễ cầu nguyện cho các Hồng y và Giám mục đã qua đời trong năm đã diễn ra vào thứ Hai ngày 4 tháng 11. Nhân dịp này, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung suy niệm về hành vi “tưởng nhớ”, có nghĩa là: “đưa trở lại với trái tim”, mời gọi mọi người cầu nguyện để các ngài được muôn đời vui hưởng cùng với các thánh.
KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 2024: “CÓ BIẾT BAO SỰ THÁNH THIỆN KÍN ẨN TRONG GIÁO HỘI!”
Trong buổi đọc Kinh Truyền tin dịp Lễ Các Thánh Nam Nữ, 1/11/2024, Đức Phanxicô mời gọi mỗi người biến đời mình thành một con đường nên thánh, và đồng thời nhắc nhớ có biết bao vị thánh ở kề bên, và tất cả các vị thánh kín ẩn và khiêm tốn trong Giáo hội đều mang lại một chứng tá đức tin quan trọng.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI GIEO HY VỌNG CHO NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT
Loan báo Chúa Kitô, sửa chữa những bất bình đẳng và gieo hy vọng: đây là ba khẩu hiệu mà ĐTC Phanxicô đã chỉ ra vào sáng thứ Hai 4/11/2024 cho các tham dự viên cuộc họp “Các Giáo hội, các bệnh viện dã chiến” diễn ra vào tuần này tại Rôma. Ngài kêu gọi “đi tìm kiếm” những người không đến nhà thờ và không từ chối sự giúp đỡ từ những người vô thần hoặc có niềm tin khác.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B: NGUỒN MẠCH CỦA MỌI SỰ CHÍNH LÀ TÌNH YÊU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 3/11/2024, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng những việc thực hành bên ngoài không quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta yêu thương nhau như thế nào. Và mọi sự phải được thực hiện với tình yêu.
KHI CÁC GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ KHỚP VỚI HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Những người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao thưởng vào ngày 14 tháng Mười vì công trình của họ cho thấy các chính sách kinh tế là viển vông nếu không có thể chế tốt thúc đẩy quyền sở hữu, tự do kinh doanh và sự đổi mới. Nhà kinh tế học Jean-Yves Naudet nhận xét: một sự phân tích khớp với học thuyết xã hội của Giáo hội kể từ thông điệp “Rerum novarum”.
MARGUERITE STERN, CỰU FEMEN, XIN LỖI NGƯỜI CÔNG GIÁO
Tác giả phản đối ý thức hệ chuyển giới đã xin lỗi trong một video gửi người Công giáo về những hành động trong quá khứ của mình. Từng là thành viên của phong trào nữ quyền Femen, Marguerite Stern đã vào nhà thờ Đức Bà Paris để tố cáo chế độ phụ quyền và sự phản đối của Giáo hội đối với hôn nhân của các cặp đồng giới.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: “TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ TỪ BỎ VIỆC VIẾT MỘT TÔNG HUẤN? »
Vào cuối phiên họp cuối cùng của Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô đã quyết định không viết một tông huấn như thường lệ, nhưng bằng lòng với việc xuất bản Tài liệu cuối cùng. Nhà thần học Arnaud Join-Lambert trình bày những lý do có thể biện minh cho sự lựa chọn lạc điệu này, vốn không phải mới lạ.
THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS – Bản dịch Việt ngữ
THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
VỀ TÌNH YÊU NHÂN LOẠI VÀ THẦN LINH CỦA TRÁI TIM CHÚA GIÊSU KITÔ
(Lm. Lê Công Đức dịch)
NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Lễ Các Thánh Nam Nữ là lễ của tất cả các thánh vô danh chưa được Giáo hội chính thức công nhận. Đó là một lời mời gọi nên thánh dành cho tất cả mọi người . Nhưng lễ này không phải lúc nào cũng có cùng một ý nghĩa.
“LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
Đức cha Rino Fisichella đã giới thiệu với báo chí, vào thứ Hai ngày 28/10/2024, linh vật của Năm Thánh 2025, được thiết kế bởi nghệ sĩ người Ý Simone Legno, người nổi tiếng vì yêu thích văn hóa đại chúng Nhật Bản. Linh vật này là nhân vật nữ Luce (ánh sáng) có mái tóc xanh và vẻ ngoài khả ái kiểu kawaii đã gây ra những phản ứng trái chiều.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo hội, giờ đây chúng ta xem xét ân huệ của Chúa Thánh Thần được lãnh nhận trong Bí tích Thêm Sức. Trong Bí tích này, qua việc đặt tay, chúng ta nhận được ấn tín không thể xóa nhòa của Chúa Thánh Thần, thúc đẩy chúng ta loan truyền và bảo vệ đức tin với tư cách là những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô trên thế giới.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Được Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu vào năm 2022, báo cáo này là đánh giá đầu tiên về bản chất và hiệu quả của các chính sách và thủ tục bảo vệ được áp dụng trong Giáo hội trên các châu lục khác nhau. Nó cũng đưa ra các khuyến nghị để tiếp tục cải thiện cuộc chiến chống tội phạm ấu dâm.
DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục nhấn mạnh rằng với thông điệp Dilexit nos, Đức Phanxicô chỉ ra các giá trị cơ bản cho một thế giới được đánh dấu bằng những xung đột và sự vô cảm: ngày nay, thước đo “trí tuệ” về cuộc sống đang chiếm ưu thế, Đức Phanxicô mời gọi chúng ta khám phá lại “ trung tâm thống nhất mang lại ý nghĩa cho những gì chúng ta đang sống: trái tim” và cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
Thượng Hội đồng vừa kết thúc vào Thứ Bảy ngày 26 tháng 10 năm 2024 tại Rôma, đề xuất một cách quản trị mới trong Giáo hội, ít cứng nhắc hơn và phân quyền hơn. Không mang tính cách mạng, cuộc cải cách này có một từ chính: quan tâm, kể cả thần học, đến các bối cảnh.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
Trong bài huấn dụ buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 27/10/2024, Đức Phanxicô nhắc nhớ các Kitô hữu về thân phận nghèo nàn, mù lòa nội tâm, như anh mù Bartimê, cần được biến đổi nhờ cái nhìn đầy yêu thương của Chúa Giêsu, và đồng thời cũng mời gọi mỗi Kitô hữu noi gương lòng trắc ẩn và sự gần gũi của Chúa Giêsu đối với những người nghèo khổ. Ngài nhấn mạnh : « Khi anh chị em đến gần một người nghèo và làm cho người đó cảm thấy sự gần gũi của anh chị em, đó là chính Chúa Giêsu đến gần anh chị em qua con người của người nghèo đó ».
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
Trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng ngày 27/10/2024, trước sự hiện diện của gần 5000 người, Đức Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy noi gương hoán cải của anh mù Bartimê: một người được Chúa Giêsu chữa lành khỏi chứng mù lòa, không còn ngồi yên bên vệ đường, nhưng đã bước đi theo Người trên con đường Người đi. Một hình ảnh của một Giáo hội hiệp hành cho thế giới ngày nay.
NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
Từ Chúa Nhật ngày 27 tháng 10 đến ngày 8 tháng 12 năm 2024, chiếc ghế được truyền thống công nhận là ngai tòa của vị Giáo hoàng đầu tiên sẽ được trưng bày cho các tín hữu và du khách gần bàn thờ tuyên xưng trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Rôma.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
Khi thông báo rằng sẽ không có Tông huấn nào sau khi công bố tài liệu cuối cùng của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành, Đức Phanxicô đề nghị một tầm nhìn mới về việc thực thi quyền bính của mình và ký một hành động quan trọng về một cách thức mới để trở thành Giáo hội. Phỏng vấn cha Gilles Routhier, nhà thần học người Canada, người đã tham gia vào tất cả các giai đoạn của Thượng Hội đồng kể từ năm 2021.