LUẬT TỰ NHIÊN
LUẬT TỰ NHIÊN[1]
Lý thuyết về luật tự nhiên hướng dẫn đời sống luân lý cũng như những quyết định luân lý, đã xuất hiện khá lâu rồi trong tiến trình tư tưởng Tây phương. Kể từ khi người Hy Lạp đầu tiên suy tư về triết học. Trong tác phẩm của Aristote, Rhetoric and Ethics, (Tu Từ Học và Đạo đức học), ta thấy có mô tả về thứ luật phổ quát này đang áp đặt cho con người.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A: XIN ƠN NGẠC NHIÊN TRƯỚC NHỮNG HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA
“Hôm nay, chúng ta hãy xin ơn biết ngạc nhiên mỗi ngày trước những hồng ân của Thiên Chúa và nhận ra những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, ngay cả những hoàn cảnh khó chấp nhận nhất, như những cơ hội để làm điều tốt, như Chúa Giêsu đã làm với người mù”. Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật IV Mùa Chay nhằm ngày 19/3/2023.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG BUỔI CỬ HÀNH SÁM HỐI « 24 GIỜ CHO CHÚA » : LẠY THIÊN CHÚA, XIN THƯƠNG XÓT CON LÀ KẺ TỘI LỖI
Chiều ngày 17/3/2023, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ giáo xứ Santa Maria delle Grazie ở Rôma để cử hành nghi thức sám hối, trong khuôn khổ « 24 giờ cho Chúa » lần thứ 10, một sáng kiến Mùa Chay diễn ra nơi các giáo phận trên toàn thế giới. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi đừng để cho cái tôi hay « sự giả hình bề ngoài » thắng thế, nhưng hãy đến cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa trong sự thật về con người nghèo nàn, tội lỗi của chúng ta.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : LOUIS BOUYER
Sau Lubac, Daniélou và Balthasar, Jean Duchesne đề cập đến Louis Bouyer. Mục sư của Giáo hội Tin Lành Luther trở lại đạo Công giáo, ngài đã khám phá tầm quan trọng của phụng vụ và truyền thống, đặc biệt nhờ các tu sĩ dòng Biển Đức. Gần gũi với Đức Phaolô VI, ngài đã đóng một vai trò quan trọng nhưng phê bình trong việc thực hiện các cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II.
TIẾP KIẾN CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO, ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHẤN MẠNH VIỆC GIÁO DỤC NỀN VĂN HÓA GẶP GỠ
Đối với Đức Thánh Cha, việc ngài tiếp kiến phái đoàn tu sĩ Phật giáo từ Đài Loan tại Vatican vào ngày 16/3/2023 là một ví dụ đẹp đẽ về « nền văn hóa gặp gỡ » mà ngài rất tha thiết trong khuôn khổ đối thoại liên tôn. Đó là cơ hội cho mỗi người đối thoại biết mình rõ hơn.
ĐỨC PHANXICÔ : KIẾN TRÚC THÁNH PHẢI GIÚP CHO BẦU KHÍ CẦU NGUYỆN
Trong một sứ điệp gởi cho các Học viện giáo hoàng nhân dịp khóa họp trọng thể công khai lần thứ 26, Đức Phanxicô nhấn mạnh cách thức mà các địa điểm cử hành phụng vụ phải được thiết kế và xây dựng để giúp cho bầu khí cầu nguyện. Đức Thánh Cha cũng trao các giải thưởng cảu các Học viện giáo hoàng cho các sáng kiến trong việc thiết kế kiến trúc thánh được thể hiện bằng một ngôn ngữ đương đại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 7 : CÔNG ĐỒNG VATICAN II. 2. TRỞ THÀNH TÔNG ĐỒ TRONG MỘT GIÁO HỘI TÔNG TRUYỀN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về lòng say mê loan báo Tin Mừng và, ở trường học của Công đồng Vatican II, chúng ta tìm cách hiểu rõ hơn trở nên “tông đồ” ngày nay nghĩa là gì.
TA YÊU MẾN THIÊN CHÚA VÌ NGÀI ĐÃ BAN TÌNH YÊU CỦA NGÀI CHO CHÚNG TA
Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta (Rm 5:5)
Trong những năm tháng gần đây, tôi thường xuyên tự chất vất và đặt câu hỏi cho chính mình. Tại sao tôi có thể yêu mến Thiên Chúa, là Đấng vô hình, bằng với tất cả sức mạnh tình yêu của trái tim tôi, và tình yêu ấy qủa ư mãnh liệt và rất hiện thực, như thể tôi đang yêu một con người bằng xương, bằng thịt. Điều này đã xảy ra vì chính Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào tâm hồn tôi qua Thánh Thần của Người là ngôi Ba Thiên Chúa, đây là một hồng ân cao cả mà tôi tin là chính Chúa đã ban cho tôi.
ĐỨC PHANXICÔ KÍN ĐÁO DÂNG THÁNH LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM LÀM GIÁO HOÀNG
Trong một buổi lễ được cử hành riêng tại Vatican vào ngày 13/3/2023, Đức Phanxicô đã mời gọi các Hồng y vun trồng « lòng thương xót » và « sự gần gũi » với Thiên Chúa, và đồng thời nói với các Hồng y rằng họ « không bao giờ nghỉ hưu ».
ĐỨC PHANXICÔ, VỊ GIÁO HOÀNG VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
Dĩ nhiên, Đức Gioan-Phaolô II có cả một Thông điệp bàn về Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, và chính ngài đã thiết lập Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật của lòng thương xót của Chúa, dịp phong thánh cho nữ tu Faustina, ngày 30/4/2000. Đức Gioan-Phaolô II qua đời đúng vào đêm trước ngày lễ lòng Chúa thương xót. Thế nhưng, Đức tân Giáo hoàng xem ra là một vị Giáo hoàng có lòng sùng mộ và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa cách đặc biệt. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn ( từ ngày được bầu làm Giáo hoàng (13/3/2013) đến ngày 6/4/2013), rất nhiều lần ngài đã rao giảng về lòng thương xót của Thiên Chúa.
ĐỨC PHANXICÔ GIẢI THÍCH TẠI SAO CHỌN DANH HIỆU “PHANXICÔ”: MỘT GIÁO HỘI NGHÈO CHO NGƯỜI NGHÈO
Sáng 16.03.2013, tại thính phòng Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với hàng ngàn phóng viên và các nhà hoạt động truyền thông đến Rôma, để đưa tin tức về Tòa Thánh, « từ lời loan báo đầy ngạc nhiên của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Bênêđictô XVI. Và tôi xin chào mỗi người trong quý vị. Vị trí của truyền thông đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua đến độ đã trở nên không thể thiếu để tường thuật những sự kiện của lịch sử hiện đại.
BÀI PHÁT BIỂU CUỐI CÙNG CỦA ĐHY BERGOGLIO TRƯỚC CÁC HỒNG Y CỦA MẬT TUYỂN VIỆN
Dưới đây là bài tham luận của ĐHY Jorge Mario Bergoglio trước các Hồng y, dịp buổi họp chung ngày 9.3.2013. Chính từ giây phút đó mà ý hướng bầu ngài làm Giáo hoàng đã tiến triển. Trong bài phát biểu này, ĐHY phê bình « tính trần tục thiêng liêng » đang tác động đến Giáo hội.
NHÌN LẠI DANH HIỆU “PHANXICÔ”
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM A: HÃY LÀM DỊU CƠN KHÁT CỦA NGƯỜI KHÁC
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12/3/2023, Đức Phanxicô lưu ý rằng Chúa Giêsu ban tặng “nước hằng sống cho mỗi người chúng ta để chúng ta có thể trở thành nguồn suối tươi mát cho người khác”. “Chúng ta cũng sẽ không còn chỉ nghĩ đến việc làm dịu cơn khát của chính mình, cơn khát vật chất, cơn khát trí tuệ hay văn hóa của mình, nhưng với niềm vui được gặp Chúa, chúng ta sẽ làm dịu cơn khát của người khác, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của người khác”.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, ĐÃ MƯỜI NĂM RỒI !
Mười năm triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô là cơ hội để lắng nghe lại lời kêu gọi của ngài về một « Giáo hội đi ra ».
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VẪN SẴN SÀNG CHO MỘT CHUYẾN TÔNG DU ĐẾN ARGENTINA
Đức Phanxicô đã dành một cuộc phỏng vấn cho trang web Infobae của Argentina, nhân kỷ niệm 10 năm làm giáo hoàng : ngài cho biết hy vọng của ngài về sự thay đổi ở Venezuela và chấm dứt chiến tranh ở Ucraina, trước khi khơi lên hoàn cảnh ở Nicaragua, sự độc thân linh mục và « những kháng cự xấu » trong Giáo hội. Cuộc phỏng vấn được thực hiện từ nhà Thánh Mátta với chủ sở hữu của trang web, Daniel Hadad, cuộc phỏng vấn cũng cho phép đề cập các vấn đề địa chính trị và Giáo hội.
THÀNH NGỮ « CÁC DẤU CHỈ THỜI ĐẠI » CÓ NGHĨA LÀ GÌ ?
Được chính Chúa Giêsu khởi xướng trong Tin Mừng, việc phân định « các dấu chỉ thời đại » là trách nhiệm của mọi Kitô hữu muốn đáp lại những khát vọng và mong đợi của người đương thời.
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU. BÀI 6 : CÔNG ĐỒNG VATICAN II. 1. LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ LÀ VIỆC PHỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy rằng « công đồng » đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội đã được triệu tập ở Giêrusalem để giải quyết một vấn đề liên quan đến việc Phúc Âm hóa, nghĩa là việc loan báo Tin Mừng cho những người không phải là người Do Thái.
MỘT GIÁO HOÀNG VÀ BA TU SĨ DÒNG TÊN ĐƯỢC ĐẶT TÊN CHO BỐN TIỂU HÀNH TINH
Bốn tiểu hành tinh đã được đặt tên để vinh danh Giáo hoàng Grêgôriô XIII, tên khai sinh là Ugo Boncompagni, và ba tu sĩ Dòng Tên, Johann Hagen, Bill Stoeger và Robert Janusz, tất cả đều liên kết với Đài thiên văn Vatican. Việc đặt tên chính thức này đã được Liên minh Thiên văn Quốc tế công bố vào đầu tháng Hai.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI HÃY LẮNG NGHE VÀ LÀM CHỨNG
Hôm 6/3/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến cộng đoàn chủng viện « Saint Mary » ở Cleveland (Ohio, Hoa Kỳ), nhân dịp kỷ niệm 175 năm thành lập. Trong bài phát biểu trước các linh mục, phó tế, chủng sinh, ngài đã khích lệ họ lắng nghe, bước đi cùng nhau và làm chứng, những đặc điểm của con đường hiệp hành.