BÀI GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH – BÀI 14. ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG
Tóm tắt bài giáo lý:
Anh chị em thân mến,
Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, một bậc thầy tuyệt vời về dạy giáo lý. Xin cho giáo huấn của ngài giúp chúng ta tái khám phá nơi Chúa Kitô niềm vui tin tưởng và niềm hy vọng được sống.
BẠN BIẾT GÌ VỀ LỄ HIỂN LINH ?
Đối với Giáo hội Công giáo, Lễ Hiển Linh được cử hành ngày 6/1 như luật phụng vụ sách lễ Rôma quy định. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có luật trừ, cách riêng ở các nước mà ngày 6/1 không phải là ngày nghỉ lễ. Trong trường hợp này, Lễ Hiển Linh được mừng vào ngày Chúa Nhật nằm trong thời gian từ 2 đến 8 tháng Giêng.
LỄ AN TÁNG ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI : ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI « SỰ KHÔN NGOAN » CỦA VỊ TIỀN NHIỆM
Trước khoảng 50.000 người, quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô hôm 5/1/2023 trong thánh lễ an táng Đức cố Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô đã bày tỏ lòng kính trọng đối với vị Giáo hoàng quá cố, gợi lên mối tương quan của một vị Giáo hoàng và đoàn dân của mình.
THI HÀI CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI SẼ ĐƯỢC AN TÁNG TẠI NGÔI MỘ CỦA ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 1/1/2023 : ĐỨC MARIA MANG LẠI CHO CHÚNG TA NIỀM HY VỌNG
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, hôm 1/1/2023. Trong bài giảng, với niềm xác tín « Thiên Chúa có một người Mẹ », ngài đã khích lệ khởi đầu năm mới dưới cái nhìn của Mẹ Thiên Chúa và đồng thời mời gọi các tín hữu hướng về Đức Maria để giữ vững niềm hy vọng, và bắt chước những người chăn chiên ra đi và gặp gỡ tha nhân.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRƯỚC NGHỊ VIỆN BUNDESTAG, ĐỨC
Dưới đây là bài phát biểu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước Nghị viện Bundestag ngày 22/9/2011, trong đó ngài đưa ra cái nhìn của ngài về chính trị và đồng thời nêu lên những nền tảng luân lý cho hoạt động chính trị của một Nhà nước pháp quyền.
CÁI NHÌN KHÁCH QUAN VỀ LỜI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐÍCTÔ XVI LIÊN QUAN ĐẾN BAO CAO SU
Nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh Sida (1/12) vừa qua, chúng tôi đăng lại bài viết sau đây, được viết trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”, tranh cãi xung quanh lời phát biểu của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, khi ngài tông du đến Camerun (16/03/2009). Bài viết này cũng góp phần làm sáng tỏ thái độ và lập trường của Giáo hội Công giáo trong cuộc chiến đấu phòng chống bệnh Sida, và vào thời điểm đó chúng tôi muốn giúp độc giả Việt Nam hiểu đúng về lời phát biểu của ngài khi có quá nhiều sự bóp méo và hiểu sai trên các phương tiện truyền thông.
KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 1/1/2023 : XÂY DỰNG LẠI HY VỌNG BẰNG NGÔN NGỮ CHĂM SÓC VÀ YÊU THƯƠNG
« Nếu chúng ta muốn xây dựng lại hy vọng, thì chúng ta cần từ bỏ ngôn ngữ, những hành động và chọn lựa do tính ích kỷ khởi xướng và học biết ngôn ngữ yêu thương, vốn là ngôn ngữ chăm sóc ». Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin ngày lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, 1/1/2023, và đồng thời nhấn mạnh « chăm sóc là một ngôn ngữ mới chống lại những ngôn ngữ của tính ích kỷ ». Ngài mời gọi : « Cử hành Ngày Thế giới Hòa bình hôm nay, chúng ta hãy ý thức lại trách nhiệm đã được giao phó cho chúng ta để xây dựng tương lai ».
NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI TRƯỚC KHI QUA ĐỜI
Theo nhật báo La Nacion của Argentina, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã qua đời sáng thứ Bảy 31/12/2022 tại Vatican, sau khi nói bằng tiếng Đức « Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa ».
DI CHÚC TINH THẦN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố, vào tối thứ Bảy 31/12/2022, ngày ngài qua đời, di chúc do chính ngài viết vào ngày 29/8/2006.
NHỮNG MỐC THỜI GIAN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
71 năm linh mục, 8 năm giáo hoàng, tiến sĩ thần học, chuyên viên tại Công đồng Vatican II, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Một cuộc đời hoàn toàn phục vụ Giáo hội.
DI SẢN CỦA BA THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Ba thông điệp trong tám năm Giáo hoàng : hai trong số đó về nhân đức đối thần, thông điệp thứ ba về học thuyết xã hội. Trong khuôn khổ này, huấn quyền của Đức Bênêđíctô XVI đã nêu bật điều chính yếu và đồng thời chiều sâu.
CUỘC TRANH LUẬN GIỮA VỊ HỒNG Y VÀ NHÀ VÔ THẦN : « ĐỨC TIN CÓ TƯƠNG THÍCH VỚI LÝ TRÍ KHÔNG ? »
Ngày 21/9/2000, tại Nhà hát Quirino , ĐHY Josef Ratzinger, Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tương lai, đã tranh luận với Paolo Flores d’Arcais, triết gia duy lý và là giám đốc tạp chí « MicroMega ». Đề tài : Đức tin có tương thích với lý trí không ?
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, THẦN HỌC GIA VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Đức Bênêđictô XVI sẽ không để lại hình ảnh về một Giáo Hoàng xã hội. Tuy nhiên, ta sẽ giữ lại những lập trường của ngài về môi trường sinh thái hay tài chính thế giới. Và, nhất là, Thông điệp « Caritas in veritate », qua đó ngài để lại dấu ấn thần học cho tư tưởng xã hội của Giáo Hội.
ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, THẦN HỌC GIA VỀ ĐỨC ÁI
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha đã rộng rãi đề cập các chủ đề liên quan đến học thuyết xã hội của Giáo Hội. Với thông điệp Caritas in veritate, năm 2009, ngài đã đề nghị một suy tư thần học mới mẻ, biến đức ái thành một khái niệm trung tâm.
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : HANS URS von BALTHASAR
Sau các Đức Hồng y de Lubac và Daniélou, Jean Duchesne dẫn chúng ta vào công trình của Balthasar, trong số các thần học gia lớn của thế kỷ XX. Dịch giả của Péguy, Claudel, Bernanos, ngài là tác giả của một công trình đầy ấn tượng, bao gồm một tổng hợp bậc thầy về siêu nghiệm. Đặc biệt ngài khôi phục lại vị trí cho vẻ đẹp trong thần học, mà việc chú ý đến cái đúng (tín lý) và cái tốt (luân lý) đã làm quên đi.
« TOTUM AMORIS EST », TÔNG THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ THÁNH PHANXICÔ SALÊ
Thánh Phanxicô Salê, Giám mục Genève, tiến sĩ Hội Thánh và là đấng sáng lập dòng Đi Viếng, được Đức Thánh Cha vinh danh nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ngài. Đức Thánh Cha đề cập đến những điểm nổi bật trong linh đạo của ngài, được bén rễ trong đức ái, bằng cách trình bày nó như điểm quy chiếu « cho sự thay đổi thời đại mà chúng ta đang sống ».
« HÃY BIẾN CĂN TÍNH VÀ SỰ THUỘC VỀ CỦA CÁC CON THÀNH MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT »
Trong sứ điệp video gởi cho các tham dự viên của cuộc Gặp gỡ giới trẻ thế giới do tổ chức « Scholas Occurentes » tài trợ, diễn ra ở Buenos Aires, Argentina, từ ngày 29/10 đến 1/11/2018, Đức Phanxicô đã đưa ra một giáo huấn về sự gắn bó với « căn tính », với « sự thuộc về » (tư cách thành viên), với « gốc rễ »…như là điều kiện của « sự tăng trưởng » và mở ra cho tha nhân, cho sự khác biệt, và như là điều kiện của « cuộc gặp gỡ », của « sự đối thoại » đích thực và của hòa bình.
KINH TRUYỀN TIN LỄ THÁNH TÊPHANÔ TUẪN ĐẠO: LỄ GIÁNG SINH KHÔNG PHẢI LÀ CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 26/12/2022, Đức Phanxicô đã nói với các tín hữu về thánh Têphanô, vị tuẫn đạo đầu tiên của Giáo hội, người nêu gương cho chúng ta qua “lòng bác ái đối với anh chị em chúng ta, qua sự trung thành với Lời Chúa, và sự tha thứ”. Chứng tá của ngài cho thấy rằng “Lễ Giáng Sinh không phải là câu chuyện cổ tích”.
DANH XƯNG MARIA
Myriam có thể xuất phát từ tiếng Ai Cập « mir », có nghĩa là người yêu, người được yêu. « Yah » là âm đầu của danh Thiên Chúa Yahvé, Thiên Chúa của giao ước (Xh 3, 13-15). Myriam do đó có nghĩa là người được yêu của Thiên Chúa.