CUỘC CHIẾN TRANH Ở UCRAINA : SỰ PHẪN NỘ CỦA QUỐC TẾ SAU KHI PHÁT HIỆN VỤ THẢM SÁT Ở BOUTCHA
Sau khi phát hiện ra các vụ thảm sát được thực hiện ở Boutcha, thành phố gần Kiev và gần đây được bỏ lại bởi quân đội Nga, cộng đồng quốc tế đã tố giác hôm 3/4/2022 « những tội ác chiến tranh » do Moscou thực hiện và đồng thời kêu gọi gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Ở MALTA, ĐỨC PHANXICÔ CẢNH BÁO NGƯỜI CÔNG GIÁO CHỐNG LẠI CÁM DỖ « NHÌN LẠI ĐẰNG SAU »
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ, hôm 2/4/2022, người dân Malta, và qua họ, tất cả người Công giáo đang sống nơi các nước mà họ là thiểu số, quan tâm nhiều hơn đến « chứng tá cho Tin Mừng của Chúa Kitô » và “đón tiếp tha nhân”, hơn là « ảnh hưởng xã hội » và « uy tín của cộng đồng ».
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC NHỞ Ở MALTA : NHÂN LOẠI LÀ TRÊN HẾT
« Ước mong Malta tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng » : Đức Phanxicô, trong bài phát biểu trước chính quyền Malta, đã ca ngợi tấm gương mà quần đảo đại diện cho nhiều dân tộc. Ngài đã nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của xã hội Malta và nhắc lại tính cấp bách của một hành động chung để bảo vệ môi trường, trước khi phê bình gay gắt cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina và cuộc chạy đua vũ trang.
CÁC TRƯỜNG NỘI TRÚ BẢN ĐỊA CANADA : ĐỨC PHANXICÔ XIN LỖI
Trong một tuyên bố lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô, hôm 1/4/2022, đã xin lỗi các vị đại diện của những người bản địa Canada vì vai trò của Giáo hội Công giáo trong các trường nội trú ở Canada.
ƠN TRUNG TÍN VÀ NIỀM VUI KIÊN TRÌ
Tài liệu đồ sộ của Bộ đời sống thánh hiến và hội đời sống tông đồ có tựa đề « Ơn trung tín và niềm vui kiên trì. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy (Ga 15, 9) » có mục đích soạn thảo và đề nghị một số chỉ dẫn báo trước việc đồng hành với những hoàn cảnh nhạy cảm (số 3), và đồng thời, cung cấp cho những người liên hệ những chuẩn mực của giáo luật và của việc thực hành của Bộ vốn phải được tôn trong trong hoàn cảnh như thế. Đối với một chủ đề tế nhị như việc rời bỏ đời sống thánh hiến, điều quan trọng là phải mang lại cái nhìn chăm chú và sự lắng nghe chân thành. Sự phân định của đương sự, của người đồng hành và của cộng đoàn chứng tỏ được yêu cầu nhiều hơn những nơi khác.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 5. LÒNG TRUNG TÍN VỚI SỰ VIẾNG THĂM CỦA THIÊN CHÚA ĐỐI VỚI THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha (ngày 30/3/2022):
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về chủ đề tuổi già, bằng cách xem xét các nhân vật Simêon và bà Anna, những người chắc chắn trong niềm hy vọng của mình, đang chờ đợi Đấng Mêsia. Hai người lớn tuổi này, đầy sức sống tinh thần, dạy cho chúng ta rằng lòng trung tín trong sự chờ đợi sẽ làm tinh tế các giác quan của linh hồn. Đó là những gì chúng ta vẫn còn cầu xin Chúa Thánh Thần trong bài thánh ca Veni Creator Spiritus.
ĐHY VERSALDI : CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO PHẢI ĐÀO TẠO NHỮNG CON NGƯỜI TỰ DO
Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công giáo giải thích Huấn thị được công bố ngày 29/3/2022 về căn tính của các trường Công giáo : « Mục đích là đào tạo những cộng đồng trong đó luôn có sự quan tâm đến con người và lòng tôn trọng đối với những người yếu nhất ».
CHA JEAN-MARC MICAS, BỀ TRÊN XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP, ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM GIÁM MỤC
Hôm 30/3/2022, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm cha Jean-Marc Micas làm GIám mục giáo phận Tarbes và Lourdes (Lộ Đức), sau khi Đức cha Nicolas Brouwet, nguyên Giám mục giáo phận Tarbes và Lourdes, được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Nîmes từ tháng 9/2021.
Ở BA LAN, ĐỨC THƯỢNG PHỤ BARTÔLÔMÊÔ CHỈ TRÍCH MỘT « CUỘC CHIẾN TRANH HOÀN TOÀN KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC »
Đức Thượng phụ Bartôlômêô của Constantinople đã bắt đầu, hôm 27/3/2022, chuyến viếng thăm Ba Lan, đặc biệt để gặp gỡ những người tỵ nạn Ucraina. Ngày 29/3, Đức Thượng phụ Bartôlômêô, đứng đầu trong số các Thượng phụ cùng địa vị trong Giáo hội Chính Thống giáo, đã gặp Đức cha Stanislaw Gadecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan.
CÁC TRƯỜNG CÔNG GIÁO : MỘT VĂN KIỆN MỚI LÀM RÕ CĂN TÍNH CỦA CHÚNG
Một Huấn thị mới của Bộ Giáo dục Công giáo đã được công bố hôm 29/3/2022. Nó nhắc lại tầm quan trọng của một hiệp ước giáo dục toàn cầu, cổ võ đối thoại giữa đức tin và lý trị, cũng như sự cộng tác giữa các trường học và gia đình. Nó cổ võ một nền giáo dục , một trường học mở ra, “một trường cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người yếu nhất”.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM C : GẦN GŨI VÀ VUI MỪNG ĐÓN TIẾP NHỮNG NGƯỜI ĂN NĂN SÁM HỐI
Giải thích dụ ngôn về người con hoang đàng trong bài giáo lý của Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm C, hôm 27/3/2022, Đức Thánh Cha đã suy niệm về tầm quan trọng của việc gần gũi với những ai đang trên đường hoán cải, nhưng còn về nhu cầu vui mừng về sự hoán cải của người khác, « vì điều tốt của một người khác cũng là điều tốt của tôi ».
ĐỨC PHANXICÔ: HÃY XÓA BỎ CHIẾN TRANH KHỎI LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI TRƯỚC KHI NÓ XÓA BỎ LỊCH SỬ CỦA NHÂN LOẠI
Hôm Chúa Nhật 27/3/2022, sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô tiếp tục nói về cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ucraina. Và đây là lần mà Đức Thánh Cha dùng những kiểu nói mạnh mẽ nhất cho đến nay để lên án cuộc chiến tranh này: “cuộc xâm lược Ucraina”, “cuộc chiến tranh tàn ác và điên rồ”, “hành động thú tính của chiến tranh”, “một hành động man rợ và phạm thánh”, “đã đến thời điểm xóa bỏ chiến tranh, xóa bỏ nó khỏi lịch sử nhân loại trước khi nó xóa bỏ lịch sử nhân loại”, “Đủ rồi. Hãy dừng nó lại. Hãy làm im tiếng vũ khí. Hãy tiến tới hòa bình cách nghiêm túc”.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN KHÓA HỌC THƯỜNG NIÊN VỀ TÒA TRONG LẦN THỨ 32
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến hôm 25/3/2022 các tham dự viên khóa học thường niên về tòa trong, được Tòa Ân giải tối cao tổ chức. Trước sự hiện diện của các linh mục và phó tế, Đức Thánh Cha đã khai triển ba từ khóa của việc giải tội : đón tiếp, lắng nghe và đồng hành.
CHỈ DẪN CỦA TÒA THÁNH CHO VIỆC CỬ HÀNH TUẦN THÁNH
Trong một thông tri hôm 25/3/2022 gởi cho các Giám mục và Hội đồng Giám mục, Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích đưa ra các hướng dẫn cho việc cử hành Tuần Thánh.
ĐỨC PHANXICÔ THÁNH HIẾN NGA VÀ UCRAINA CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MARIA : CHÚNG CON RẤT CẦN SỰ CAN THIỆP CỦA MẸ
Trước chừng 3500 tín hữu đang hiện diện trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô, hôm 25/3/2022, Đức Phanxicô đã kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tranh « tàn ác », « điên rồ » và « bỉ ổi » đang tàn phá Ucraina từ một tháng qua, « làm đau khổ tất cả mọi người, gây ra nơi mỗi người nỗi sợ hãi và rối loạn ».
SỰ HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO NGA BỊ ĐE DỌA BỞI NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CỦA THƯỢNG PHỤ KIRILL
Trong khi hội nghị sắp đến của Giáo hội Chính Thống giáo Nga sẽ bị hoãn lại, thì các Giáo hội bên ngoài nước Nga tự tách mình khỏi Thượng phụ của Moscou. Việc quy chiếu đến Đức Kirill càng ngày càng bị hàng giáo sĩ phản đối.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CHUYỂN TỪ VĂN HÓA QUYỀN LỰC SANG VĂN HÓA CHĂM SÓC
Sáng 24/3/2022, Đức Phanxicô đã tố giác sự dấn thân của một số chính phủ gia tăng chi tiêu quân sự của họ. Trái lại, ngài kêu gọi thay đổi mô hình trong mối tương quan quốc tế, bằng cách áp dụng « văn hóa chăm sóc ». Và phụ nữ có thể có một vai trò quyết định, Đức Thánh Cha nhận định như thế khi nói trước các tham dự viên của cuộc gặp gỡ của Trung Tâm Phụ Nữ Ý.
DI DÂN : NHỮNG CHỈ DẪN MỚI CỦA TÒA THÁNH VỀ MỤC VỤ LIÊN VĂN HÓA
Được công bố hôm 22/3/2022 bởi phân bộ Di dân và Tỵ nạn của Bộ phục vụ sự phát triển con người toàn diện, một văn kiên do Đức Thánh Cha viết lời tựa đã đề nghị những đường hướng để « phát triển nền văn hóa gặp gỡ » và một Giáo hội ngày càng bao hàm hơn, trước những thách đố của việc di cư.
UCRAINA : TÒA THƯỢNG PHỤ MOSCOU TRẢ LỜI ĐHY HOLLERICH
Trong một bức thư được công bố hôm 24/3/2022, Trưởng Giáo chủ Hilarion, người đứng đầu ban quan hệ đối ngoại của Tòa thượng phụ Moscou mời gọi làm tất cả để duy trì đối thoại giữa Nga và Tây phương và mời Ủy ban các HĐGM Liên hiệp Âu Châu (Comece) “đóng một vai trò quan trọng” trong việc xây dựng cuộc đối thoại như thế.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 4. VĨNH BIỆT VÀ DI SẢN : KÝ ỨC VÀ CHỨNG TÁ
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 23/3/2022, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già. Dựa vào trình thuật Thánh Kinh về di chúc thiêng liêng của Môisê, hay còn được gọi là « Bài ca của Môisê », ngài mời gọi các Kitô hữu suy niệm về kinh nghiệm đức tin của Môisê, vốn được truyền lại như di sản trong Giáo hội. Theo hình ảnh của Môisê, người cao tuổi ngày nay « đi vào đất hứa, mà Thiên Chúa mong muốn cho mỗi thế hệ, khi họ mang lại cho người trẻ sự khai tâm tốt đẹp của chứng tá của họ và truyền lại lịch sử đức tin ».