MẸ ĐAU LÒNG
Mẹ Sầu Bi, với biểu tượng là hình ảnh lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn (trong lời tiên tri của cụ Simêon), có thể được gọi là Mẹ Đau Lòng, nghe quen thuộc và gần gũi hơn.
Người ta đếm và liệt kê 7 sự thương khó, hay 7 nỗi đau lòng của Đức Mẹ … Nhưng nghĩ cho cùng, đau lòng – nhất là khi đó là người mẹ, và khi đó là nỗi đau cùng cực, chất ngất, khôn cùng – thì làm sao đo đếm?
THẬP GIÁ: ƠN CỨU ĐỘ MIỄN PHÍ, CHỨ KHÔNG RẺ TIỀN!
“Con người cũ của tôi đã bị đóng đinh với Đức Kitô. Giờ đây không còn là tôi sống nữa, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tình huống nghiêm trọng đòi phải có biện pháp tột bực. Vậy thì, những biện pháp tột bực là dấu hiệu cho biết rằng ta đang ở trong một tình huống nghiêm trọng.
Nếu một xe cảnh sát chớp đèn loang loáng đằng sau tôi, vợ tôi sẽ làu bàu: “Nè, anh đã làm gì vậy hả?”
HIỆP THÔNG VỚI GIÁO HỘI – HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Ngày mai, 13.9, Đức thánh cha Phanxicô sẽ gặp các vị đứng đầu Hội đồng Giám mục Mỹ để thảo luận về tai tiếng giáo sĩ lạm dụng gây ồn ào dạo gần đây. Phái đoàn từ Hội đồng Giám mục Mỹ gồm có Hồng y Daniel DiNardo, Chủ tịch, Tổng Giám mục Jose Gomez, Phó chủ tịch, cùng với Hồng y Sean O’Malley của Boston và Đức Ông Brian Bransfield, Tổng thư ký. Chắc chắn đây là cuộc gặp gỡ rất được quan tâm bởi giới truyền thông.
TÂN PHÚC ÂM HÓA – ĐÃ QUA RỒI HAY CHƯA TỚI?
- DẪN NHẬP
Có lẽ văn kiện huấn quyền mới nhất chuyên biệt về sứ mạng là Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium, 24.11.2013) của Đức thánh cha Phanxicô. Không gọi là một tông huấn hậu thượng hội đồng, nhưng thực sự nó cũng đến từ Thượng hội đồng Giám mục 2012 về “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” (x. EG 14) diễn ra khi Đức Biển Đức XVI còn tại vị giáo hoàng.
TÓM LƯỢC TẤT CẢ CÁC ĐOẠN TÔNG HUẤN HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ
TÓM LƯỢC TẤT CẢ CÁC ĐOẠN
TÔNG HUẤN HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ (GAUDETE ET EXSULTATE)
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
—————————————- Lm. Lê Công Đức
DẪN NHẬP (#1-2)
TỔNG LƯỢC TÔNG HUẤN HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ
TỔNG LƯỢC TÔNG HUẤN HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ (GAUDETE ET EXSULTATE) CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Lm. Lê Công Đức, PSS.
Đức thánh cha chọn câu lời Chúa “Hãy vui mừng hoan hỉ” (Mt 5,12) để đặt ‘tên’ cho Tông huấn về “lời mời gọi nên thánh trong thế giới hôm nay” này. Theo đó, Đức thánh cha nêu bật rằng sự thánh thiện phản ảnh Các Mối Phúc, sự thánh thiện là Niềm Vui, và sự thánh thiện là Ơn Gọi Nền Tảng. Điều Đức thánh cha nhắm đến qua Tông huấn này, đó là đặt lời mời gọi nên thánh vào bối cảnh thực tiễn thời đại hôm nay.
Tông huấn gồm 5 chương, có 177 đoạn, như vậy không dài cũng không ngắn.
TÔNG HUẤN HÃY VUI MỪNG HOAN HỈ (GAUDETE ET EXSULTATE) – Bản dịch đầy đủ, có hiệu chỉnh so với bản đã đăng trước đây
Trong bản dịch của chúng tôi, ở số 20, có sai lỗi nơi câu thứ hai. Xin bạn đọc sửa lại như sau:
Ở cốt lõi của NÓ, và trong sự kết hợp với Đức Kitô, sự thánh thiện LÀ kinh nghiệm những mầu nhiệm …
Xin chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc.
HÒA BÌNH ĐÂU CÓ XA XÔI!
(giảng lễ ĐCV Huế hành hương La Vang ngày đầu năm, 01.01.2017)
“Nguyện Đức Chúa chúc lành, ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em”. Tâm tình này trong Bài đọc trích sách Dân số phản ảnh chính ước vọng của ngày đầu năm, ngày cầu cho hòa bình thế giới và ngày hành hương của Đại Chủng Viện chúng ta!
DẤU HỎI TỪ TRONG NGỤC TỐI (Câu chuyện: Mt 11,2-10)
“Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Dấu hỏi tràn ứ băn khoăn. Ai chấp nhận đợi chờ cũng biết kiên nhẫn ít hay nhiều. Chờ đợi là tin, là hy vọng. Nhưng chờ đợi cũng là xao xuyến, khắc khoải. Và càng quay quắt đến ngột ngạt khi mà người ta như trở thành hoàn toàn bất lực, không thể làm gì khác hơn là thinh lặng ngồi đó và … chờ đợi!
QUAN TÂM
Câu chuyện ông nhà giàu và anh nghèo Ladarô có tầm nền tảng hơn nhiều người tưởng. Nó không phải là một khía cạnh trong giáo huấn Kitô giáo. Đúng hơn, nó nằm ở tâm điểm Kitô giáo. Thử nghĩ xem, nó nêu một vấn đề ứng xử có tầm quyết định sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục!
TÔNG HUẤN NIỀM VUI YÊU THƯƠNG (AMORIS LAETITIA) – BẢN DỊCH ĐẦY ĐỦ (2)
Lm. Lê Công Đức dịch
CHƯƠNG 5 – 9
TÔNG HUẤN NIỀM VUI YÊU THƯƠNG (AMORIS LAETITIA) – BẢN DỊCH ĐẦY ĐỦ
Lm. Lê Công Đức dịch
CHƯƠNG 1 – 4
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng
NIỀM VUI YÊU THƯƠNG
(AMORIS LAETITIA)
về tình yêu trong Gia đình
TẤT CẢ XOAY QUANH MỘT ĐỨA TRẺ
Xin mọi người đừng cười khi nghe câu hỏi này: Giáng Sinh là gì vậy?
Và mừng lễ Giáng Sinh, đó là mừng gì? Cái gì ở đàng sau hàng triệu cánh thiệp, hàng triệu món quà người ta trao nhau trong những ngày này? Cái gì là nguồn cảm hứng từ đó mới xuất hiện những hang đá xinh đẹp, những cây Noen rực rỡ, những đèn hoa lung linh, những bài ca Giáng Sinh dặt dìu, và cả những bữa Réveillons rộn rã? Cái gì là đối tượng của nỗi khắc khoải mong chờ suốt bốn tuần lễ Mùa Vọng vừa qua?
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: GIEO BƯỚC HÀNH TRÌNH với ABRAHAM, MÔSÊ, NGƯỜI TÔI TRUNG TRONG ISAIA, và ĐỨC MARIA
Phêrô Nguyễn Quí Khôi dịch, Lm. Giuse Lê Công Đức, PSS, hiệu đính và giới thiệu.
Tập sách này là một hợp tuyển từ hai nguồn.
Thứ nhất, đó là những bài nói chuyện được ghi lại của Cha Charles Conroy, MSC., một học giả Thánh Kinh thời danh, khi Cha được mời đến du thuyết ở Philippines cách đây 10 năm.
GIỚI THIỆU SPEAKER / LECTURER!
THOMAS C. FOX – người Mỹ, 71 tuổi, tác giả của Pentecost in Asia (Lễ Hiện Xuống ở Á Châu) mà tôi đã dịch và xuất bản mới đây (NXB. Phuong Dong, 2015; via. Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình) – muốn dành thời gian để đóng góp một cái gì đó cho Giáo hội tại Việt Nam kể từ năm tới, khi ông nghỉ hưu và rút khỏi công việc toàn thời gian của mình ở National Catholic Reporter (NCR) và ở Global Sisters Report.
Ông có thể GIẢNG DẠY HAY NÓI CHUYỆN về một số LÃNH VỰC SỞ TRƯỜNG như:
TÔI DỰ HỌP MẶT CỰU SINH VIÊN XUÂN BÍCH
Tám mươi sáu linh mục quây quần với nhau trọn ba ngày. Họ đến từ khắp nơi – Huế, Đà Nẵng, Kon tum, Qui Nhơn, Nha Trang, Ban mê thuột, Phan Thiết, Xuân Lộc, Saigon, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên. Và họ thuộc mọi lứa tuổi, từ lứa trẻ măng mới chịu chức được vài tuần cho đến các bậc bô lão U90 và ngay cả U100.
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (4)
23. ĐỨC GIÊSU CHẤT VẤN ĐỂ ĐÀO SÂU SỰ NHẬN HIỂU
Một đàng là để hiểu một sứ điệp và nhận thấy nó thỏa đáng. Nhưng đàng khác là để làm cho nó chạm đến cõi thâm sâu của người ta. Vì mầu nhiệm của Đức tin chúng ta thật là cao cả (1Tm 3,16). Tác giả Thánh vịnh đã thốt lên: “Tư tưởng Ngài thâm thúy lắm thay!” (Tv 92,5), và ít ai hiểu thấu những tư tưởng ấy. Nhưng ai thật sự hiểu được thì sẽ có thể cung ứng một sứ điệp sâu thẳm cho kẻ khác. Sách Châm ngôn dạy: “Lời miệng con người có thể là nguồn mạch khôn ngoan, là nước sâu thăm thẳm, là dòng suối tràn trề” (Cn 18,4).
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (3)
14. VIỆC CHỮA LÀNH NHỮNG KÝ ỨC TẬP THỂ
Về mặt lịch sử, chúng ta đã làm tổn thương nhau trong tư cách là những nhóm chủng tộc, những quốc gia, hay những nền văn minh. Một phần của công việc phúc âm hóa là chữa lành các ký ức khỏi những vết thương lịch sử này ở các cấp độ chủng tộc, văn hóa, quốc gia và ngay cả văn minh nữa. Điều đó thì không dễ. Chính đây là chỗ mà chúng ta thường thất bại. Ngay cả một người tầm cỡ như Mahatma Gandhi cũng đã nói rằng mình thất bại. Song chúng ta biết rằng việc chữa lành các ký ức là việc làm của Thiên Chúa.
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (2)
8. Chủ nghĩa cực đoan đáp trả tình trạng tục hóa thái quá và sự sỉ nhục tập thể
Với việc loại bỏ những sự chắc chắn và lòng trung thành thuộc tôn giáo, nhiều người dứt khoát quay sang chủ nghĩa cực đoan để tìm kiếm nền tảng chắc chắn làm điểm tựa cho thế giới ý tưởng và các xác tín của mình. Ở Á Châu, hiện tượng này mặc lấy một chiều kích mới trong các xã hội từng bị sỉ nhục thê thảm hồi còn ở trong thời thuộc địa. Vì thế, ở nhiều nơi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đã liên kết chặt chẽ với cuộc khôi phục văn hóa và chủ trương cấp tiến chính trị.
Xem chi tiết | Chức năng bình luận bị tắt ở THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (2)
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (1)
GIỚI THIỆU: Vị tổng giám mục dòng Sa-lê-diên có khuôn mặt hiền từ khắc khổ và giọng nói rất nhỏ nhẹ sâu lắng này nay đã 79 tuổi. Ngài từng được Đức Bênêđictô XVI cho phép nghỉ hưu ở tuổi 76, năm 2012, sau khi làm giám mục giáo phận Dibrugarh trong 11 năm và tiếp theo là tổng giám mục Guwahati trong 20 năm. Nhưng từ hồi đầu năm ngoái (2014), ngài lại phải trở lại làm việc mục vụ, vì Đức Phanxicô đặt ngài làm giám quản tông tòa giáo phận Jowai, một giáo phận trống tòa.