CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.
ÁN PHONG PHONG CHÂN PHƯỚC TỐN BAO NHIÊU TIỀN?
Từ công việc nghiên cứu của giáo phận đến các vấn đề ngoại giao của Rôma, án phong chân phước kéo dài và tốn kém đối với các giáo phận.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 5. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ABRAHAM
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, bây giờ chúng ta xem xét lời cầu nguyện của Abraham. Trong cuộc đời “tổ phụ trong đức tin” của chúng ta, chúng ta thấy một cách thức mới mẻ để liên hệ với Thiên Chúa. Abraham nghe tiếng Chúa và tin tưởng vào lời nói và lời hứa của Ngài.
ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO PHONG THÁNH CHO 14 VỊ THÁNH MỚI VÀO NGÀY 20/10/2024
Trong Công nghị Hồng y thường kỳ được Đức Phanxicô triệu tập tại Vatican sáng ngày 1/7/2024, ngày 20 tháng 10 năm 2024 đã được ấn định cho 14 vị thánh mới trong tương lai, bao gồm 11 vị tử đạo ở Damas và các nữ tu Marie-Léonie Paradis và Elena Guerra. Chân phước Carlo Acutis dự kiến sẽ được phong thánh vào Năm Thánh 2025, cùng với các chân phước khác. ĐHY Mamberti sẽ là người công bố “Habemus Papam”.
MỘT LINH MỤC CÓ THỂ NÓI CHUYỆN CHÍNH TRỊ TRONG BÀI GIẢNG LỄ CỦA MÌNH KHÔNG?
Kể từ khi Quốc hội Pháp bị giải tán, cuộc sống của người Pháp bị chi phối bởi chính trị. Trong khi các cuộc bầu cử lập pháp sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng Sáu và ngày 7 tháng Bảy, có lẽ người ta có thể ngạc nhiên rằng các bài giảng lễ không tập trung hơn vào những thời hạn này, nhưng đó có phải là vai trò của chúng không? Dưới đây là ý kiến của Valdemar de Vaux.
VATICAN ĐÓN TIẾP CÁC GIÁM MỤC ĐỨC ĐỂ THẢO LUẬN VỀ TÍNH HIỆP HÀNH
Trong một tuyên bố chung, Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức chỉ ra rằng cuộc đối thoại bắt đầu vào năm 2022 vẫn tiếp tục. Trọng tâm của các cuộc thảo luận, hôm thứ Sáu 28/6/2024, là thỏa thuận của tháng Ba nhằm soạn thảo các phương thức cụ thể để thực hiện tính hiệp hành trong Giáo hội Đức. Giáo triều yêu cầu có sự thay đổi liên quan đến tên gọi và các khía cạnh khác của đề xuất có thể thành lập một cơ quan công nghị cấp quốc gia, mà không được ở trên hoặc ngang hàng với Hội đồng Giám mục.
CHUẨN BỊ CHO NĂM THÁNH, ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI VỚI NHỮNG CÁNH CỬA RỘNG MỞ
Nhân lễ trọng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh lễ vào thứ Bảy, ngày 29/6/2024, trong đó ngài làm phép và trao cho các tân Tổng Giám mục dây Pallium. Để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025, Đức Phanxicô đặc biệt mời gọi tập trung vào hình ảnh cánh cửa, đồng thời kêu gọi các tân Tổng Giám mục hãy làm việc để “xây dựng một Giáo hội và một xã hội với những cánh cửa rộng mở”.
“TÔI KHÔNG BIẾT LÀM THẾ NÀO ĐỨC GIÁO HOÀNG GIỮ ĐƯỢC NHỊP ĐỘ”
Lịch trình của Đức Phanxicô, được công bố hằng ngày, cho thấy một nhịp độ chóng mặt, bất chấp tuổi tác của Đức Giáo hoàng, ngài sẽ tròn 88 tuổi vào tháng Mười Hai.
KINH TRUYỀN TIN LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ : QUYỀN BÍNH LÀ PHỤC VỤ
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 29/6/2024, Đức Phanxicô nhắc nhớ thừa tác vụ quyền bính mà Chúa Giêsu trao phó cho thánh Phêrô, qua hình ảnh tượng trưng của hai chiếc chìa khóa, là để phục vụ. Đó không phải là sứ mạng « chặn cửa nhà, …nhưng là giúp mọi người tìm được lối vào, trong sự trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu… mọi người đều có thể vào. » Và thánh Phêrô, người đón nhận chìa khóa này với lòng khiêm nhường, « là người đầu tiên phải hoán cải, và hiểu rằng quyền bính là phục vụ, để mở cửa cho Chúa Giêsu ».
ĐỨC PHANXICÔ: TÍNH HIỆP HÀNH TẠO RA TÌNH HUYNH ĐỆ BÊN NGOÀI GIÁO HỘI
Hôm thứ Năm, ngày 27/6/2024, Đức Phanxicô đã tiếp đón khoảng 20 tham dự viên Phiên họp toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh. Ngài khuyến khích họ phục vụ các cơ quan khác nhau của Giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, và xây dựng những cây cầu để làm sao “việc ‘bước đi cùng nhau’ không phải là một cách diễn đạt hùng biện đơn thuần, nhưng là một kinh nghiệm mục vụ đích thực”.
TÀN BẠO, HIẾU CHIẾN, CHUYÊN CHẾ… VỊ « THIÊN CHÚA KHÓ HIỂU » ĐƯỢC KHOA CHÚ GIẢI GIẢI THÍCH
Trong cuốn sách « Dieu obscur… » (Thiên Chúa khó hiểu), giáo sư Thomas Römer của Collège de France đương đầu với những văn bản khó hiểu nhất trong Thánh Kinh tiếng Do Thái, được trang bị bằng kiến thức phê bình-lịch sử của ông. Một tác phẩm kinh điển về nghiên cứu Thánh Kinh được tái bản hôm nay, vẽ nên chân dung của một vị Thiên Chúa, Đấng không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên.
QUỸ ĐỒNG TIỀN THÁNH PHÊRÔ: “CHÚNG TA HÃY GIÚP ĐỠ ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG SỨ MẠNG CỦA NGÀI”
Chúa Nhật tới, ngày 30 tháng Sáu, Ngày Bác ái của Đức Thánh Cha sẽ được cử hành trên toàn thế giới. Mỗi sự đóng góp, dù nhỏ nhất, đều là sự hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của Người Kế vị Thánh Phêrô, người muốn gần gũi với mọi người, đặc biệt là những người đau khổ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 6. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA GIACÓP
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, giờ đây chúng ta xem xét lời cầu nguyện của Giacóp.
NHIẾP CHÍNH TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, ĐỨC ÔNG NYKIEL, ĐƯỢC TẤN PHONG GIÁM MỤC
Tại Vương cung thánh đường ở Vatican, lễ tấn phong giám mục được chủ tế bởi ĐHY Piacenza người, trong bài giảng của mình, đã thúc giục tân giám mục quan tâm đến người khác và để mình được tình yêu của Chúa Kitô hướng dẫn. Vào cuối buổi lễ, Đức cha Krzysztof Nykiel trước hết đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì lòng thương xót của Ngài, và lời cảm ơn chân thành tới Đức Thánh Cha vì sự tin tưởng đặt vào ngài.
CỰU THƯ KÝ RIÊNG CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM SỨ THẦN TẠI LITUANIE, ESTONIE VÀ LETTONIE
Cựu tổng trưởng của Phủ Giáo hoàng, người trong nhiều năm là thư ký riêng của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm Đại diện Tòa thánh tại các nước vùng Baltic.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 7. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MÔISÊ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, bây giờ chúng ta xem xét lời cầu nguyện của ông Môisê. Sách Xuất Hành miêu tả Môisê – theo quan điểm nhân loại – là một kẻ thất bại. Tuy nhiên, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, ông gặp Chúa trong hoang địa.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 8. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VUA ĐAVÍT
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta gặp gỡ vua Đavít trong hành trình cầu nguyện của chúng ta.
GIÁM MỤC CARLO MARIA VIGANO SẮP BỊ XÉT XỬ Ở RÔMA VỀ TỘI LY GIÁO, VÀ PHẢN ỨNG CỦA ĐHY PAROLIN
Trong một thông cáo được công bố hôm thứ Năm ngày 20 tháng Sáu, Giám mục Carlo Maria Vigano đã thông báo lệnh triệu tập của mình bởi Bộ Giáo lý Đức tin. Cựu sứ thần tại Hoa Kỳ này đã đưa ra nhiều lời cáo buộc và tấn công trực tiếp vào Đức Giáo hoàng từ nhiều năm.
ĐỨC CHA ALLYS, TÔNG ĐỒ BẰNG SỰ CHỊU ĐỰNG
Chúng tôi từng đề cập đến Đức cha Eugène – Marie – Joseph Allys (Lý) (1852-1936) trong bài « Có một vị mục tử như thế ! » để nói về việc ngài đã họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành trong cuộc đời truyền giáo ở Việt Nam, và tính cách thời sự của ngài như thế nào, trong việc không chỉ là mẫu gương cho những người loan báo Tin Mừng hôm nay, nhưng còn là người đã sống trước những nét mới mẻ mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra cho Giáo hội về một người môn đệ-truyền giáo-phục vụ. Giờ đây, qua bài viết này, chúng tôi muốn dừng lại ở một nét nổi bật nhất nơi con người thừa sai của Đức Cha : tông đồ bằng sự chịu đựng.
“PHÊRÔ Ở ĐÂY”: LÀM THẾ NÀO XÁC ĐỊNH ĐƯỢC HÀI CỐT CỦA THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ?
Dưới Vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Rôma là nơi thánh Tông đồ Phêrô yên nghỉ. Sự thật này chỉ được chứng minh vào cuối thế kỷ XX, sau các cuộc khai quật do Đức Giáo hoàng Piô XII phát động. Một khám phá gây chấn động đã làm thăng hoa gần hai thiên niên kỷ truyền thống cầu nguyện và sùng kính.