JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
John Traynor, một người lính Anh bị thương trong Thế chiến I đến Lộ Đức năm 1923, chính thức trở thành người được phép lạ thứ 71 của Lộ Đức vào ngày 8/12/2024. Một phép lạ được công bố một thế kỷ sau khi ông được chữa lành.
ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
Đức Phanxicô đã kêu gọi “chào đón một cách quảng đại và miễn phí” “đám đông khổng lồ” du khách dự kiến đến Nhà thờ Đức Bà vào thứ Bảy trong một thông điệp gửi tới Đức Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich, được đọc khi nhà thờ chính tòa mở cửa trở lại. Đặc biệt, ngài “mong ước sự tái sinh của ngôi nhà thờ đáng ngưỡng mộ này trở thành một dấu chỉ ngôn sứ về sự đổi mới của Giáo hội Pháp”.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT
Trong Công nghị phong Hồng y thường lệ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thứ Bảy, ngày 7/12/2024, 21 tân Hồng y đã tuyên thệ trung thành và lãnh nhận mũ Hồng y sau khi được Đức Thánh Cha mời “bước đi trên con đường của Chúa Giêsu”, bằng đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm toàn bộ cuộc sống và sứ mạng của các ngài.
BÀI GIẢNG MÙA VỌNG, MỞ LÒNG NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC TRƯỚC SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA
Sáng 6/12/2024 tại Hội trường Phaolô VI, Giáo triều Rôma đã tham dự bài suy niệm đầu tiên trong ba bài suy niệm Mùa Vọng do vị tân giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng thực hiện, về chủ đề “Cánh cửa cho sự ngạc nhiên thán phục”. Cha Pasolini gợi ý hãy lắng nghe tiếng nói của các vị ngôn sứ và noi gương Đức Maria và bà Elizabeth, để nhận ra “những hạt giống Tin Mừng” đã hiện diện trong thực tại, và mang lại hy vọng cho thế giới.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 16. LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN. CHÚA THÁNH THẦN VÀ CÔNG CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Bài giáo lý của chúng ta hôm nay được dành cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Thánh Thần hoặc vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc rao giảng của Giáo hội. Việc rao giảng này liên quan đến Kerygma, hay lời loan báo đầu tiên, vốn phải chiếm vị trí trung tâm của hoạt động truyền giáo và của mọi cuộc canh tân Giáo hội.
LỜI KHUYÊN CỦA MỘT GIÁO PHỤ SA MẠC ĐỂ THÁO GỠ MỐI DAY OÁN HẬN
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc sống chúng ta? Đôi khi sự oán hận nổi lên và gây ra đau khổ mà không biết làm cách nào để thoát khỏi nó. Thánh Sisoes Cả đã thấy rõ: tự mình báo oán, đó là từ chối sự bảo vệ của Thiên Chúa.
VÀ NẾU MIÊU TẢ ĐỨC MARIA VỚI ĐÔI CHÂN LẤM LEM?
Những hình ảnh đẹp nhất về Đức Trinh Nữ Maria được nảy sinh trong lời cầu nguyện, lắng nghe Giáo hội. Nhà sử học nghệ thuật Pierre Téqui cho rằng Giáo hội có trách nhiệm thúc đẩy việc đổi mới khoa hình tượng về Đức Mẹ.
THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI DÂN THIÊN CHÚA ĐANG LỮ HÀNH TẠI NICARAGUA NHÂN DỊP CỬ HÀNH TUẦN CỬU NHẬT KÍNH ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Đức Phanxicô đã gửi một Thư mục vụ vào thứ Hai, ngày 2 tháng 12, để tái khẳng định tình cảm mà ngài dành cho người dân Nicaragua. Trong thời điểm khó khăn này của đất nước, ngài mời gọi người dân Nicaragua đừng nghi ngờ sự chăm sóc và lòng thương xót của Thiên Chúa và hãy trông cậy vào Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
ĐỨC PHANXICÔ : KHÔNG ĐƯỢC LOẠI BỎ BẤT KỲ MẠNG SỐNG NÀO
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024, trong khi tiếp phái đoàn từ khoa nha khoa của Đại học Napoli “Frederick II”, Đức Phanxicô đã nhắc lại ba nguyên tắc của lời thề Hippocrate: không làm hại, chăm sóc và chữa lành. Ngài cảnh báo các bác sĩ chống lại nguy cơ bỏ bê phẩm giá con người bằng cách “làm theo lợi ích của thị trường và ý thức hệ, thay vì cống hiến hết mình cho lợi ích của cuộc sống sơ sinh, cuộc sống đau khổ, cuộc sống nghèo khổ”.
THAM QUAN 10 KHO TÀNG CỦA NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐỨC BÀ PARIS
Cùng xem những kho tàng của nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris được trùng tu với lời giải thích của Marie-Hélène Didier, quản đốc các di tích lịch sử, trước khi được mở cửa trở lại từ ngày 7-8/12/2024.
NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
Một bài báo của tờ “Washington Post” xuất bản cuối tháng 11 cho biết rằng các linh mục, tu sĩ tin rằng họ thực thi nghề nghiệp hạnh phúc nhất thế giới. Do đó, Thiên Chúa Nhân Lành được nêu rõ là Ông Chủ Lớn tốt lành nhất thế giới! Ai vẫn còn nghi ngờ điều đó?
ĐẶT CHÚA KITÔ TRỞ LẠI TRUNG TÂM
Đức Phanxicô đã tiếp kiến, hôm 28/11/2024, các tham dự viên Đại hội toàn thể của Ủy ban Thần học Quốc tế, một cơ quan giáo triều do Đức Phaolô VI thành lập vào năm 1969 để đáp lại mong muốn của các Nghị phụ Thượng Hội đồng trong Đại hội thường lệ đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục. Nhắc lại kết luận gần đây vào tháng 10 vừa qua của Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ lần thứ 16, cũng như việc mở Cửa Thánh sắp tới, ngài đã mời gọi các thành viên của Ủy ban “đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm” và “phát triển một nền thần học về tính hiệp hành”.
THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
Nhóm nghiên cứu sẽ bao gồm các thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ Văn bản Pháp luật. Mục tiêu là “điển hình hóa” tội lạm dụng thiêng liêng bằng cách đi tới một xác quyết phù hợp hơn về các vấn đề tâm linh và các hiện tượng được cho là siêu nhiên.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Sau khi nói về ơn thánh sủng và các đặc sủng, suy tư của chúng ta hôm nay sẽ tập trung vào thực tại thứ ba liên quan đến hoạt động của Chúa Thánh Thần: “hoa trái của Chúa Thánh Thần”. Hoa trái của Chúa Thánh Thần là kết quả của sự cộng tác giữa ân sủng và tự do.
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
Thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố «Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội », đặc biệt gửi đến các chủng sinh. Nó tiếp nối một tài liệu khác, được giới thiệu vào tháng 8, trong đó Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của văn chương.
ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố một ghi chú kèm theo Tài liệu chung kết của Thượng hội đồng Giám mục. Trong đó, ngài giao phó Tài liệu cho Giáo hội và kêu gọi thực hiện một cách sáng tạo cũng như một cam kết đổi mới đối với sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ.
ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
Sáng thứ Tư 20/11/2024, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Phanxicô đã thông báo việc phong thánh trong Năm Thánh 2025 cho hai giáo dân trẻ người Ý, hai mẫu gương cho giới trẻ ngày nay, là Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 24/11/2024, Đức Thánh Cha cho biết rằng ngày phong thánh cho Carlo Acutis sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 (Năm Thánh của thiếu niên từ 25-27/4/2025) và ngày phong thánh cho Frassati sẽ diễn ra vào ngày 3/8/2025 (Năm Thánh của giới trẻ, từ28/7-23/8/2025).
DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
“Công lý là một nhân đức bản lề hết sức quan trọng, giúp trao cho mỗi người các quyền của họ. Và nhân đức này chắc chắn cũng phải được sống trong Giáo hội: các quyền của tín hữu và các quyền của chính Giáo hội đòi hỏi điều đó. Tuy nhiên, không có cộng đồng nhân loại nào, và càng không có trong Giáo hội, việc tôn trọng quyền lợi là đủ; cần phải vượt lên trên các quyền lợi, với lòng nhiệt thành của bác ái, tìm kiếm thiện ích cho người khác qua việc hiến dâng cuộc sống của chính mình một cách quảng đại…. Sự hòa hợp giữa bác ái và công lý được soi sáng trong việc cả hai cùng nhau hướng tới chân lý.”
THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
Trong “Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội”, được công bố vào thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh sự cấp bách đối với ứng viên linh mục trong việc đào sâu “sự nhạy cảm về lịch sử thực sự” và kêu gọi loại bỏ những bóp méo mang tính ý thức hệ được thực hiện đặc biệt bởi các mạng xã hội. Một lời mời gọi đón nhận Giáo hội như một người mẹ và như Giáo hội là, và đồng thời khám phá lại cội nguồn lịch sử của Giáo hội để Giáo hội có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ của mình với thế giới đương đại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Chúa Thánh Thần thánh hóa Dân Thiên Chúa, không chỉ qua các bí tích và các thừa tác vụ bằng cách trang điểm cho họ các nhân đức và hướng dẫn họ, mà còn bằng cách phân phát cho mỗi người những ơn riêng của họ, như Công đồng Vatican II trong Hiến chế Lumen Gentium nhắc lại. Cách thức hoạt động thứ hai này của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội là hoạt động đặc sủng.