KÉNOSE LÀ GÌ ?
Thần học đôi khi sử dụng những từ ngữ mang tính học thuật này mà việc giải thích sẽ rất hữu ích… Hãy tìm hiểu ở đây từ “kénose” nghĩa là gì, cùng với cha Eric Morin, giáo sư thần học tại Trường des Bernardins, ở Paris.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 13. NHÂN ĐỨC KIÊN NHẪN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển sang nhân đức kiên nhẫn, một đức tính có mẫu mực cao cả nhất là gương Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người.
LẦN ĐẦU TIÊN ĐỨC PHANXICÔ VIẾT BÀI SUY NIỆM ĐÀNG THÁNH GIÁ
Lần đầu tiên, bài suy niệm Đàng Thánh Giá ở Rôma được viết bởi chính Đức Thánh Cha. Phòng Báo chí Tòa Thánh giải thích: “Một hành vi suy niệm và tâm linh, với Chúa Giêsu là trung tâm, trong khuôn khổ Năm Cầu nguyện được Đức Thánh Cha công bố”. Sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đàng Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống diễn ra ở Rôma gần Đấu trường Colisée, vẫn được duy trì.
HÔN NHÂN, MỘT ƠN GỌI ?
Hôn nhân có thể được coi là một “ơn gọi” không? Cuộc sống hôn nhân có thể được biết đến một cách chính đáng như được Thiên Chúa “kêu gọi” không? Việc đưa vấn đề hôn nhân vào một vấn đề thần học về ơn gọi thoạt nhìn có thể gây ngạc nhiên. Cảm giác tự nhiên liên kết ý tưởng ơn gọi với chức linh mục thừa tác hoặc với các bậc sống thực hành các lời khuyên Phúc Âm, qua đó nối kết với việc sử dụng thông thường diễn ngôn thần học. Chắc chắn, một sự tiến triển gần đây, chú ý hơn trước đến thực tại của chức tư tế phép Rửa và cởi mở với sự đánh giá tích cực về bậc sống giáo dân, có thể tái đưa chiều kích của ơn gọi và sứ mạng vào các bậc sống không thánh hiến và, do đó, đưa hôn nhân đến gần hơn với phạm vi ơn gọi.
TUẦN THÁNH : TAM NHẬT VƯỢT QUA LÀ GÌ ?
Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2024
Khai mạc Tuần Thánh với Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô đã quyết định không đọc bài giảng trong Lễ Lá vào ngày 24 tháng 3 năm 2024. Một khả năng được dự kiến bởi nghi thức dành cho Chúa Nhật Lễ Lá và cuộc Thương Khó.
ĐỨC PHANXICÔ CỬ HÀNH CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2024 VÀ KINH TRUYỀN TIN
Đức Phanxicô đã chủ sự Lễ Lá và Cuộc Thương Khó của Chúa tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa ngày 24/3/2024. Một thánh lễ không có bài giảng, trong đó Đức Phanxicô muốn dành chỗ cho sự im lặng và suy niệm về Cuộc Thương Khó. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, ngài mời gọi các Kitô hữu « mở lòng ra với Chúa Giêsu », « một vị vua khiêm tốn và hòa bình », « chỉ có Người mới có thể giải thoát chúng ta khỏi sự gian ác, hận thù và bạo lực »; đồng thời kêu gọi « học nơi Mẹ cách ở gần Chúa Giêsu trong những ngày Tuần Thánh, để đạt đến niềm vui Phục Sinh ».
“MỘT BẦU KHÍ MANG TÍNH XÂY DỰNG” TẠI VATICAN GIỮA GIÁO TRIỀU VÀ CÁC GIÁM MỤC ĐỨC
Cuộc đối thoại bắt đầu vào năm 2022 giữa Tòa Thánh và HĐGM Đức vẫn tiếp tục. Các cuộc thảo luận tại Vatican vào thứ Sáu 22/3/2024 liên quan đến các vấn đề thần học được khơi lên trong các tài liệu của “Con đường Công nghị” của Giáo hội ở Đức. Cuộc họp tiếp theo được lên kế hoạch trước mùa hè này.
NGUYÊN GIÁM MỤC GIÁO PHẬN BRUGES BỊ TRỤC XUẤT KHỎI HÀNG GIÁO SĨ
Bị buộc tội tấn công tình dục mà ngài đã thừa nhận, nguyên giám mục giáo phận Bruges vừa bị cách chức linh mục và bị Đức Phanxicô tước chức giám mục. Một thông cáo báo chí từ Toà khâm sứ Bỉ nêu rõ rằng ngài yêu cầu được cư trú tại một nơi hưu trí để chuyên tâm cầu nguyện và sám hối.
CÁC NHÀ SỬ HỌC NÓI GÌ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CHÚA GIÊSU?
Chúa Giêsu có thực sự tồn tại không? Triết gia Michel Onfray lập luận rằng không trong cuốn Lý thuyết về Chúa Giêsu của ông, được xuất bản vào tháng 11/2023. Luận đề về huyền thoại này có cơ sở không? Các sử gia nói gì về Chúa Giêsu?
ĐỨC PHANXICÔ: “PHẢI LÀM MỌI THỨ CÓ THỂ ĐỂ ĐÀM PHÁN VÀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH”
Đức Thánh Cha kết thúc buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư ngày 20/3/2024 bằng việc mời gọi các tín hữu phó thác Ucraina và Thánh Địa cho sự chuyển cầu của thánh Giuse. Ngài cũng nhắc lại yêu cầu đàm phán vì hòa bình và khuyến khích người Ba Lan bảo vệ sự sống từ khởi đầu cho đến kết thúc.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 12. NHÂN ĐỨC KHÔN NGOAN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, bài giáo lý hôm nay tập trung vào nhân đức khôn ngoan, một trong những nhân đức bản lề. Đức khôn ngoan là khả năng điều khiển các hành động để hướng chúng đến sự thiện. Người khôn ngoan không lựa chọn cách ngẫu nhiên, họ suy nghĩ về các tình huống trước khi quyết định con đường mình đi.
SẮC CHỈ CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỀ NĂM THÁNH 2025 SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 9/5/2024
Truyền thống quy định rằng mỗi năm thánh được tuyên bố bằng việc công bố một Sắc chỉ Triệu tập của Đức Giáo hoàng. Qua “Sắc chỉ”, chúng ta muốn nói đến một tài liệu chính thức, thường được viết bằng tiếng Latinh, có đóng dấu của Đức Giáo hoàng, mà hình thức của nó mang lại danh xưng cho chính tài liệu.
KITÔ HỮU Ở NHẬT BẢN, MỘT LỊCH SỬ ĐẦY BIẾN ĐỘNG
Một cuộc triển lãm tại Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), cho đến ngày 13/7/2024, vạch lại toàn bộ lịch sử Công giáo ở Nhật Bản, được kể lại thông qua một bộ sưu tập phong phú về các vật dụng đạo đức, tác phẩm nghệ thuật, ảnh chụp… Người ta khám phá ở đó làm thế nào Kitô giáo tồn tại qua một thời gian dài bị bách hại.
ĐỐI VỚI CHA ALAIN THOMASSET, “ĐẠO ĐỨC TÍNH DỤC CỦA GIÁO HỘI CẦN PHẢI ĐƯỢC XEM XÉT LẠI”
Thứ Sáu, ngày 15/3/2024, tại trụ sở của Hội đồng Giám mục Pháp ở Paris, một cuộc hội thảo được tổ chức về “Diễn từ của Giáo hội về tính dục và vấn đề các vụ lạm dụng”. Theo cha Alain Thomasset, thần học gia dòng Tên, một trong những người tổ chức cuộc hội thảo này, đạo đức tính dục của Giáo hội Pháp nhất thiết phải được xem xét lại.
ĐHY GRECH: “CÁC THÀNH QUẢ CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG ĐÃ ĐƯỢC NHÌN THẤY RÕ RÀNG”
Trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, hai tài liệu cho khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 10 năm 2024 đã được giới thiệu bởi các ĐHY Mario Grech và Jean-Claude Hollerich. Các ngài cho biết rằng các ngài “chỉ giải quyết các chủ đề do dân Chúa đề xuất”. ĐHY Hollerich nói: “Sự độc thân linh mục và các lời chúc lành đồng tính luyến ái không được đưa lên bàn làm việc”.
NĂM THÁNH 2025, NGUỒN HY VỌNG: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỦA ĐỨC PHANXICÔ KHI ĐỐI DIỆN VỚI TRÀO LƯU TỤC HÓA
Các tham dự viên phiên họp toàn thể của Bộ Loan báo Tin Mừng đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón vào sáng thứ Sáu ngày 15/3/2024. Ngài mời gọi họ đừng nản lòng trước sự trỗi dậy của trào lưu tục hóa, nhưng hãy nắm bắt thời điểm này để giúp “các thế hệ trẻ tái khám phá ý nghĩa của cuộc sống”.
CÁC CHỦ ĐỀ CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG LẦN TỚI
Trong một lá thư gửi ĐHY Grech, Tổng thư ký Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô đã nêu bật các vấn đề nổi lên từ báo cáo tổng hợp của khóa họp đầu tiên của Thượng Hội đồng, và là những vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu sâu để chuẩn bị khóa họp thứ hai vào tháng 10 năm 2024. Các nhóm nghiên cứu đang được thành lập về những vấn đề này, cho đến năm 2025, và được điều phối bởi các Bộ liên quan của Giáo triều, với Ban Thư ký Thượng Hội đồng là “người đảm bảo”.
TỰ TRUYỆN CỦA ĐỨC PHANXICÔ: “TÔI SẼ KHÔNG GỌI MÌNH LÀ GIÁO HOÀNG DANH DỰ”
Nhật báo Ý Corriere della Sera độc quyền tiết lộ những đoạn trong cuốn tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô. “Cuộc đời. Lịch sử của tôi trong Lịch sử“, trong đó Đức Giáo hoàng kể lại những điểm nổi bật trong cuộc đời ngài, từ nguồn gốc Ý cho đến cuộc bầu chọn ngài, bao gồm cả Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc đảo chính ở Argentina. Ngài nói về chúc lành cho các đôi bạn bất quy tắc và nhất là khẳng định “không thấy có điều kiện nào cho việc từ nhiệm“.