BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 7. SỰ BUỒN CHÁN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong loạt bài giáo lý về tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta tập trung chú ý vào nỗi buồn thiêng liêng. Thánh Phaolô đã nói về “nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa” và “nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian” (2 Cr 7, 10). Nỗi ưu phiến theo ý Thiên Chúa thúc đẩy sự hoán cải, giúp chúng ta bám vào niềm hy vọng và do đó dẫn đến niềm vui. Nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian bắt nguồn từ những hy vọng tan vỡ và thất vọng, làm xói mòn tâm hồn với sự chán nản và buồn bã.
ĐHY YOU: ĐÀO TẠO CÁC LINH MỤC ĐỂ MANG LẠI ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI BỊ TỤC HÓA
Một hội nghị về việc thường huấn linh mục đang diễn ra tại Vatican cho đến ngày 10 tháng 2, với sự hiện diện của khoảng một nghìn tham dự viên đến từ 60 quốc gia. Trong chương trình có những khoảnh khắc cầu nguyện, suy tư và lắng nghe trong các nhóm nhỏ theo phương thức Thượng hội đồng về hiệp hành vừa qua. Vị đứng đầu Bộ Giáo sĩ nhấn mạnh mong muốn đối mặt với những khó khăn cụ thể của đời sống linh mục và đồng thời cho thấy vẻ đẹp của nó, nhờ vào “những chứng từ tuyệt vời” hiện nay.
ĐỨC THÁNH CHA MỜI CÁC TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN RÔMA VÀO CUỐI THÁNG 5 NĂM 2024
“Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Trong một cuộc họp báo, ĐHY José Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã thông báo chủ đề của Ngày Thiếu Nhi Thế giới lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Rôma vào ngày 25 và 26 tháng 5, được trích từ sách Khải Huyền. Đức Hồng Y giải thích rằng thời gian này sẽ là cơ hội để cử hành những ước mơ về hòa bình và tương lai của trẻ em, đồng thời được truyền cảm hứng từ tính tự nhiên của chúng trong các mối quan hệ của con người.
“CÁC CHA SỞ CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG”, 300 LINH MỤC TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI TỤ TẬP TẠI RÔMA
Sự kiện này, dự kiến diễn ra từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, được tổ chức bởi Ban Tổng thư ký của Thượng Hội đồng và Bộ Giáo sĩ, với sự đồng ý của các Bộ Loan báo Tin Mừng và các Giáo hội Đông phương. Mục đích của nó là lắng nghe và đánh giá cao kinh nghiệm của các linh mục của các Giáo hội địa phương và mang đến cơ hội sống tính năng động của công việc hiệp hành ở cấp độ phổ quát. Những người tham gia được lựa chọn bởi các Hội đồng Giám mục và các Giáo hội Công giáo Đông phương.
ĐỐI VỚI ĐỨC THÁNH CHA, BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ NỀN TẢNG CỦA CÁC CHỦNG VIỆN
Đức Phanxicô đã tiếp kiến 85 chủng sinh từ Madrid, cùng với Đức Hồng y Cobo Cano, Tổng Giám mục của thủ đô Tây Ban Nha, tại sảnh đường Clementine của Dinh Tông Tòa, vào thứ Bảy 3/2/2024. Trong một bài phát biểu được trao cho họ, Đức Phanxicô đã nhắc nhở họ rằng Bí tích Thánh Thể là “viên thanh tra tỉnh thức nhất” đối với đời sống thiêng liêng.
GESTIS VERBISQUE: THÔNG TRI CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN VỀ TÍNH THÀNH SỰ CỦA CÁC BÍ TÍCH
Đối mặt với tình trạng lạm dụng phụng vụ kéo dài, Thông tri “Gestis Verbisque” của Bộ Giáo lý Đức tin tái khẳng định rằng các lời và yếu tố được thiết lập trong nghi thức cốt yếu của mỗi Bí tích không thể được sửa đổi, điều này sẽ làm bí tích không thành sự.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ DÂNG CHÚA VÀO ĐỀN THỜ 2024 : VUN TRỒNG SỰ MONG ĐỢI CHÚA BẰNG ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
Thứ Sáu ngày 2/2/2024, Đức Phanxicô đã cử hành thánh lễ Dâng Chúa vào Đền thờ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô nhân dịp Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến lần thứ XXVIII. Được vây quanh bởi các tu sĩ của các Dòng tu và các Hội Đời sống Tông đồ, Đức Thánh Cha đã kêu gọi những người thánh hiến hãy để cho mình được khuấy động bởi sự mới mẻ của Thiên Chúa, như ông Simêon và bà Anna. Đức Thánh Cha chỉ ra hai trở ngại cho khả năng mong đợi Chúa vốn là “sự thụ động lành mạnh”, đó là sự lơ là đời sống nội tâm và việc chạy theo tinh thần thế gian.
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ : QUA SA MẠC THIÊN CHÚA HƯỚNG DẪN CHÚNG TA ĐẾN TỰ DO
Sứ điệp Mùa Chay 2024 của Đức Phanxicô mời gọi suy tư, liên đới và tự do. Dựa vào sách Xuất Hành, ngài trình bày Mùa Chay như thời gian hoán cải và tự do, trong đó cần phải chiến đấu chống lại những cám dỗ của các thần tượng để tìm ra con đường dẫn đến Thiên Chúa giải thoát. Đặc biệt, ngài mời gọi mọi cộng đoàn Kitô hãy “mang lại cho các tín hữu những thời điểm để suy nghĩ lại về lối sống của mình”, và đồng thời lưu ý rằng “cầu nguyện, bố thí và ăn chay không phải là ba việc thực hành độc lập, nhưng là một chuyển động cởi mở, giải phóng duy nhất: không còn những thần tượng đè nặng chúng ta, không còn những ràng buộc giam cầm chúng ta“.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 6 : HỜN GIẬN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ về tật xấu hờn giận. Nó xâm chiếm và có khả năng làm chúng ta mất ngủ. Đó là một tật xấu phá hủy các mối quan hệ của con người. Một trong những đặc điểm của sự hờn giận là nó không phải lúc nào cũng nguôi ngoai theo thời gian.
CÁC TU SĨ CHUẨN BỊ NĂM THÁNH: CÙNG NHAU TRÊN HÀNH TRÌNH NHƯ TẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Từ ngày 1-4/2/2024, hơn 300 đại diện của các dòng tu từ 60 quốc gia sẽ tập trung tại Rôma để chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Đối với ĐHY João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ các Dòng tu và Hội Đời sống Tông đồ, “chúng ta sẽ sống giống như trong khóa họp đầu tiên của Thượng hội đồng: ngồi quanh bàn, lắng nghe nhau, với khát vọng hòa bình trong các cộng đồng và trên thế giới.”
ĐỨC PHANXICÔ: KHÔNG CÓ HAI NHÀ NƯỚC, HÒA BÌNH Ở THÁNH ĐỊA VẪN CÒN XA VỜI
Trong một cuộc phỏng vấn được nhật báo La Stampa của Ý đăng tải, Đức Phanxicô khẩn thiết kêu gọi “một lệnh ngừng bắn toàn cầu”, bởi vì “chúng ta đang ở bên bờ vực thẳm”. Về chủ đề Fiducia supplicans, ngài hy vọng “mọi người bình tâm”, Tuyên ngôn này mong muốn “bao gồm chứ không chia rẽ”. Đức Thánh Cha cũng nói rằng ngài cảm thấy “giống như một cha sở của một giáo xứ toàn cầu”.
ĐỨC PHANXICÔ : NHỮNG NGƯỜI PHẢN ĐỐI FIDUCIA SUPPLICANS MỘT CÁCH HUNG HĂNG ĐỀU THUỘC VỀ CÁC NHÓM NHỎ Ý THỨC HỆ
Trong cuộc phỏng vấn được đăng, vào ngày 29/1/2024, bởi nhật báo La Stampa, Đức Phanxicô nhắc lại rằng “Chúa Kitô kêu gọi mọi người”, và khi đề cập đến Tuyên ngôn cho phép chúc lành cho các đôi bạn bất quy tắc và đồng tính luyến ái, ngài giải thích: “Tin Mừng nhằm mục đích thánh hóa mọi người”. Ngài cũng tuyên bố “những người phản đối một cách hung hăng đều thuộc về các nhóm nhỏ ý thức hệ ”.
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ BUỘC PHẢI ÁP DỤNG FIDUCIA SUPPLICANS KHÔNG?
Người Công giáo, và đặc biệt là các linh mục, có buộc phải áp dụng tuyên ngôn Fiducia Supplicans không? Có phải là tội khi không tuân theo các quyết định của Đức Thánh Cha trong mọi hoàn cảnh? Cha Sylvain Brison, một nhà thần học chuyên về các vấn đề liên quan đến thần học mục vụ và thần học chính trị, giúp soi sáng vấn đề.
ĐHY LACROIX THÔNG BÁO NGÀI TẠM THỜI RÚT LUI KHỎI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA MÌNH
ĐHY Cyprien Lacroix, Tổng Giám mục Québec, “dứt khoát” phủ nhận những cáo buộc tấn công tình dục chống lại ngài trong khuôn khổ của một hành động tập thể. Nhưng ngài đã tuyên bố vào thứ Sáu ngày 26 tháng 1 rằng ngài “tạm thời rút lui khỏi các hoạt động của mình”.
ĐỨC PHANXICÔ : KERYGMA, TRUNG TÂM CỦA SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
Đức Thánh Cha cho rằng một cuộc hoán cải mục vụ và truyền giáo kerygma đích thực là cần thiết. Do đó, ngài đã mời gọi các thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin, quy tụ trong phiên họp toàn thể, hãy giúp Giáo hội trở nên gần gũi với những người hoạt động vì phẩm giá của những người yếu thế nhất. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại Tuyên ngôn Fiducia supplicans bằng cách nhấn mạnh “hai điều: thứ nhất là những lời chúc lành này, bên ngoài bất kỳ bối cảnh và hình thức phụng vụ nào, không đòi hỏi sự hoàn hảo về mặt luân lý để được lãnh nhận; thứ hai, khi một đôi bạn tự phát đến gần để cầu xin chúng, ta không chúc lành sự kết hợp, nhưng chỉ đơn giản là những người đã cùng nhau cầu xin điều đó. Không phải sự kết hợp, nhưng là con người…”.
ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH CÁC KITÔ HỮU HƯỚNG TỚI SỰ HIỆP NHẤT “ĐỂ THẾ GIỚI TIN”
Trong buổi cử hành Kinh Chiều II bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đức Phanxicô đã khuyến khích các Kitô hữu gạt bỏ “tính trung tâm của các ý tưởng của chúng ta để tìm kiếm tiếng nói của Chúa và để sáng kiến và chỗ đứng cho Ngài”, bằng cách ưu tiên cầu nguyện và phục vụ, được thực hành cùng nhau. Đức Phanxicô cảnh giác các Giáo hội “bị rào cản”, từ đó “bất trung” với Tin Mừng.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 58, NĂM 2024 : LỚN LÊN TRONG NHÂN TÍNH
« Sự tiến triển của các hệ thống “trí tuệ nhân tạo” cũng đang thay đổi một cách triệt để thông tin và truyền thông. » Đó là mối quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ trong Sứ điệp của ngài cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 58, được cử hành vào ngày 24 tháng 1 hằng năm nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Salê, vị thánh bảo trợ của các nhà báo. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta kết hợp trí tuệ nhân tạo và sự khôn ngoan của trái tim vì một nền truyền thông nhân văn trọn vẹn.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG GIỚI: LỜI BUỘC TỘI CỦA ĐHY AMBONGO CHỐNG LẠI “PHƯƠNG TÂY”
Trong một cuộc tụ họp được tổ chức ở ngoại ô Kinshasa, thủ đô của Congo, vào thứ Ba ngày 16/1/2024, ĐHY Fridolin Ambongo tin rằng phương Tây đang “mất tốc độ”. Biện minh cho việc các Giám mục Châu Phi từ chối chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, ngài khẳng định rằng, ngoại trừ “một vài trường hợp cá biệt”, đồng tính luyến ái “không tồn tại” trên lục địa này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 5 : TẬT HÀ TIỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về các tật xấu và nhân đức và hôm nay chúng ta nói về tật hà tiện. Đó là một căn bệnh của tâm hồn mà thường không liên quan gì đến tiền bạc. Tật hà tiện có thể xâm chiếm các đan sĩ, những người đã từ bỏ những tài sản thừa kế to lớn, lại gắn bó trong sự cô tịch của tu phòng của mình với những đồ vật ít giá trị. Để sửa chữa điều này, một phương pháp được đề xuất, triệt để nhưng rất hiệu quả: suy niệm về sự chết.
NĂM CẦU NGUYỆN CHUẨN BỊ CHO NĂM THÁNH: ĐỨC PHANXICÔ SẼ THÀNH LẬP MỘT “TRƯỜNG CẦU NGUYỆN”
Trong cuộc họp báo vào thứ Ba, ngày 23/1/2024, Đức Tổng trưởng và phó thư ký của Bộ Loan báo Tin Mừng đã làm rõ mục tiêu của Năm Cầu nguyện, do Đức Phanxicô khai mạc để giúp người Công giáo chuẩn bị cho Năm Thánh 2025. Các ngài cũng thông báo việc Đức Phanxicô sẽ thành lập một “trường cầu nguyện” để khám phá những khía cạnh khác nhau trong “hơi thở của đức tin” của mỗi tín hữu.