ĐỒNG Ý VỚI ĐỨC THÁNH CHA, CÁC GIÁO HỘI CHÂU PHI SẼ KHÔNG CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Một thông điệp được phát đi bởi Đức Hồng y Fridolin Ambongo, chủ tịch Sceam, tổng hợp các quan điểm của các Hội đồng Giám mục khác nhau ở lục địa Châu Phi và trả lời, trong sự đồng ý với Đức Giáo Hoàng, cho mối quan tâm của giáo dân, những người thánh hiến và các mục tử, sau khi công bố Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: TIẾNG “KHÔNG” NÓI LÊN TINH THẦN HIỆP HÀNH CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI
Các Giáo hội Châu Phi đã công bố một tuyên bố chung vào Thứ Năm, ngày 11 tháng Giêng, tuyên bố rằng họ đối lập với việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau.
XÍCH LẠI GẦN VỚI TÌNH YÊU NHƯNG KHÔNG VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
Tuyên ngôn Fiducia supplicans cho thấy rõ rệt sự phân cực trong Giáo hội liên quan đến việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Đằng sau đó là những lối tiếp cận tâm linh khác nhau đối với tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa.
THÔNG CÁO CỦA HỘI ĐỒNG THƯỜNG TRỰC CỦA HĐGM PHÁP VỀ TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS : CÁC MỤC TỬ HÃY QUẢNG ĐẠI CHÚC LÀNH
Trong một tuyên bố chung ngày 10/1/2024, các Giám mục Pháp đã đón nhận Tuyên ngôn Fiducia Supplicans một cách tích cực và đồng thời kêu gọi các mục tử hãy quảng đại chúc lành cho những ai đến với họ, thể hiện sự chào đón rộng rãi và vô điều kiện đặc biệt đối với những người đang sống trong hoàn cảnh bất quy tắc. Thông cáo này được đưa ra sau cuộc họp từ thứ Hai ngày 8 tháng Giêng đến thứ Tư ngày 10 tháng Giêng, với sự hiện diện của khoảng 40 Giám mục. Dưới đây là thông cáo:
“FIDUCIA SUPPLICANS”: SỰ TIẾP NHẬN ĐẦY KHÓ KHĂN CỦA CÁC GIÁM MỤC PHÁP
Kể từ khi công bố Tuyên ngôn Fiducia supplicans, cho phép chúc lành cho các đôi bạn “trong hoàn cảnh bất quy tắc” và các cặp đồng giới, các Giám mục Pháp dường như bị chia rẽ về việc tiếp nhận nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 3. TẬT MÊ ĂN UỐNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý tiếp theo về các tật xấu và nhân đức, giờ đây chúng ta xem xét tội mê ăn uống. Với tư cách là khách mời tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã dạy về sự tốt lành của thức ăn thức uống, và niềm vui tình bạn ở bàn ăn.
SỰ THẬT VỀ CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI CỦA ĐHY FERNANDEZ
Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đang là trung tâm của sự chỉ trích mạnh mẽ, sau khi được đăng trên một số blog theo chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ một đoạn trích từ một trong những cuốn sách của ngài về “Sự đam mê thần bí“, xuất bản năm 1999, và có những đoạn văn được cho là “khiêu dâm”.
SỰ NỒNG ẤM NGOẠI GIAO GIỮA TÒA THÁNH VÀ VIỆT NAM
Năm 2023 đánh dấu một bước tiến triển đáng kể trong quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Quốc gia cộng sản này, vốn đã cắt đứt mọi quan hệ song phương với Rôma vào năm 1975, trước khi dần dần nối lại đối thoại từ năm 1990, đã tăng cường những cử chỉ cởi mở trong năm qua.
TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG VÀ NỀN NGOẠI GIAO, NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN VÀ NHỮNG QUYỀN CỤ THỂ
Lời chúc truyền thống gửi tới ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Trước 180 nhà ngoại giao tập trung tại Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô đã xác định vào thứ Hai, ngày 8 tháng 1, các ưu tiên quốc tế của Vatican cho năm 2024, liên quan đến các nơi khác nhau của chiến tranh hoặc các vấn đề toàn cầu. Nhìn lại những nét đặc thù lịch sử trong cách tiếp cận ngoại giao của Tòa Thánh, khiến Giáo hội Công giáo, phổ quát tự bản chất, trở thành tôn giáo duy nhất có quyền tiếp cận các quan hệ ngoại giao.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC NHÀ NGOẠI GIAO: CHIẾN TRANH, BI KỊCH VÀ NHỮNG VỤ THẢM SÁT VÔ ÍCH
Một vòng thế giới về các cuộc xung đột đang diễn ra và nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh về các vấn đề lớn, Đức Phanxicô đã có bài diễn văn chúc mừng truyền thống tới Ngoại giao đoàn vào Thứ Hai, ngày 8/1/2024. Ngài kêu gọi đặt khuôn mặt và tên tuổi cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh và di cư. Ngài cũng liệt kê những con đường cần thực hiện để đảm bảo hòa bình, chủ đề trọng tâm trong bài phát biểu của ngài.
TUYÊN NGÔN, SẮC CHỈ, THÔNG ĐIỆP… TÌM HIỂU PHẨM TRẬT CỦA CÁC TÀI LIỆU DO VATICAN CÔNG BỐ
Tuyên ngôn, tông thư, tông huấn, tín điều, sắc chỉ, thông điệp: làm thế nào phân biệt được các văn bản khác nhau do Tòa Thánh công bố? Chúng ta có phải tuân phục chúng không? Đâu là vị trí của chúng trong Giáo hội Công giáo ?
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN FIDUCIA SUPPLICANS VỀ Ý NGHĨA MỤC VỤ CỦA CÁC LỜI CHÚC LÀNH
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Tuyên ngôn Fiducia supplicans
về ý nghĩa mục vụ của các lời chúc lành
Ý: MỘT LINH MỤC BỊ VẠ TUYỆT THÔNG VÌ GỌI ĐỨC PHANXICÔ LÀ “KẺ TIẾM QUYỀN” VÀ “HỘI VIÊN HỘI TAM ĐIỂM”
Linh mục Ramon Guidetti, cha sở của một giáo xứ ở Livourne, Ý, đã bị vạ tuyệt thông vào ngày 1 tháng 1 sau khi đưa ra những bình luận được coi là “ly giáo”. Giáo luật quy định việc vạ tuyệt thông tiền kết trong tình huống này.
FIDUCIA SUPPLICANS: THÔNG CÁO CỦA BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Một thông cáo,vào ngày 4/1/2024, của Đức Hồng y Tổng trưởng và Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin cung cấp những giải thích rõ ràng về tài liệu được công bố vào ngày 18 tháng 12: giáo lý về hôn nhân không thay đổi, các giám mục có thể phân định việc áp dụng tùy theo bối cảnh, các chúc lành mục vụ không thể so sánh với các chúc lành phụng vụ và nghi thức. Vatican News đăng phiên bản đầy đủ.
CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: ĐỨC CHA AILLET BÁC BỎ “VIỆC KÊU GỌI THỰC HIỆN CÁC LIỆU PHÁP HOÁN CẢI”
Đức cha Marc Aillet, Giám mục giáo phận Bayonne, đã công bố một thông tri dài vào thứ Sáu ngày 29 tháng 12 về tuyên ngôn của Vatican cho phép chúc lành cho các cặp đồng giới bên ngoài phụng vụ và nghi thức dân sự. Tổ chức SOS Homophobie cáo buộc ngài đã kêu gọi “thực hiện các liệu pháp hoán cải”, điều mà ngài kiên quyết phản đối với nhật báo La Croix.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 2. CUỘC CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG
“Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta luôn bị giằng xé giữa những thái cực trái ngược nhau: sự kiêu ngạo thách thức sự khiêm nhường; hận thù chống lại đức ái; nỗi buồn cản trở niềm vui đích thực của Thánh Thần; sự cứng lòng cự tuyệt lòng thương xót. Người Kitô hữu liên tục bước đi dọc theo những ranh giới phân chia này. Vì vậy, điều quan trọng là phải suy nghĩ về những tật xấu và nhân đức: nó giúp chúng ta đánh bại nền văn hóa hư vô trong đó ranh giới giữa thiện và dữ trở nên mờ nhạt và, đồng thời, nó nhắc nhở chúng ta rằng con người, không giống bất kỳ sinh vật nào khác, luôn có thể vượt lên trên chính mình, mở lòng ra với Thiên Chúa và tiến tới sự thánh thiện“.
ĐỨC THÁNH CHA XIN CẦU NGUYỆN CHO GIÁO HỘI NICARAGUA
Sau Kinh Truyền Tin vào ngày 1 /1/ 2024, Đức Phanxicô đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” của mình đối với việc bắt giữ các giám mục và linh mục ở Nicaragua trong những ngày gần đây. Ngài mời gọi chúng ta cầu nguyện để tìm ra những con đường đối thoại có thể giải quyết mọi khó khăn.
KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 2024 : NHÌN LÊN ĐỨC MẸ ĐỂ CÓ THỂ LỚN LÊN TRONG TÌNH YÊU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa hôm 1/1/2024, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy nhìn lên Đức Mẹ để có thể lớn lên trong tình yêu, xây dựng các mối quan hệ huynh đệ và công bằng, đồng thời mở ra những con đường hòa bình và hòa giải.
BÀI GIẢNG LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 2024 : PHÓ THÁC NĂM MỚI CHO MẸ THIÊN CHÚA, ĐẤNG GIÚP KHÁM PHÁ TÌNH PHỤ TỬ DỊU DÀNG CỦA THIÊN CHÚA
Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa hôm 1/1/2024. Trong bài giảng, ngài nhắc lại thiên chức làm mẹ của Đức Maria không chỉ là một tín điều đức tin mà còn là hy vọng. Đức Maria, mang tính quyết định trong cuộc sống của mỗi người, đã cho phép Giáo hội tái khám phá khuôn mặt nữ tính của mình. “Tình mẫu tử của Đức Maria là con đường gặp được tình phụ tử dịu dàng của Thiên Chúa…. Đây là phong cách của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng”.
ĐỨC PHANXICÔ: “GIÁO HỘI HỌC ĐƯỢC LÒNG BIẾT ƠN TỪ ĐỨC TRINH NỮ MARIA”
Đức Phanxicô đã chủ trì Kinh Chiều I lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa cũng như hát Te Deum cho một năm vừa qua, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, vào chiều Chúa Nhật 31/12. Trong nghi thức cuối cùng trong năm này, ngài tập trung vào hai cách diễn đạt đặc trưng cho tình cảm của Giáo hội vào dịp cuối năm, đó là “lòng biết ơn” và “niềm hy vọng”. Ngài nêu rõ rằng những cách diễn đạt mà Giáo hội học được từ Đức Maria.