TẠI LIÊN HIỆP QUỐC , TÒA THÁNH LIÊN KẾT NHÂN QUYỀN VỚI NHÂN PHẨM
Phát biểu vào ngày thứ Tư 13/9/2023 trong khuôn khổ của “Điểm 2” của cuộc tranh luận chung tại phiên họp thứ 54 của Hội đồng Nhân quyền, Đức tân quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn ở Genève và Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đức cha Ettore Balestrero, đã nhắc lại rằng “quyền phá thai không phải là một quyền con người chỉ vì đa số các quốc gia khẳng định điều đó”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 20. CHÂN PHƯỚC JOSÉ GREGORIO HERNÁNDEZ CISNEROS, VỊ BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ TÔNG ĐỒ CỦA HÒA BÌNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta đến Venezuela để khám phá gương mặt của một bác sĩ, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, sinh năm 1864, say mê loan báo Tin Mừng.
« CÁC CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CON NGƯỜI » : MỐI QUAN NGẠI CỦA ỦY BAN CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu vào thứ Ba, ngày 12 tháng 9, về các quy định mới quản lý việc sử dụng cái gọi là các chất có nguồn gốc từ con người, chẳng hạn như máu, mô và tế bào. Trong một tuyên bố chung, Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên hiệp Châu Âu và Katholisches Büro ở Berlin cảnh báo về khả năng lạm dụng quy định được cho là quá phóng túng.
ANNE-SOPHIE VIVIER-MURESAN, KHOA TRƯỞNG KHOA THẦN HỌC CỦA PARIS
Anne-Sophie Vivier-Muresan được bầu làm trưởng khoa Theologicum – Khoa Thần học và Khoa học Tôn giáo của Học viện Công giáo Paris. Bà là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ sở này.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
« Khi một người anh em trong đức tin làm điều sai trái với anh chị em, thì anh chị em, không chút hận thù, hãy giúp đỡ, sửa lỗi người ấy: giúp đỡ bằng cách sửa lỗi ». Đó là lời khuyên của Đức Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 10/9/2023. Đối với ngài, đó là « một trong những cách diễn tả cao nhất của tình yêu », qua đó tránh được thói ngồi lê đôi mách, buôn chuyện, vốn là « một tai họa đối với đời sống con người và cộng đoàn ».
LỊCH SỬ ĐÍCH THỰC CỦA TRỤ ĐÀI Ở QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
Khi những người hành hương đến quảng trường Thánh Phêrô, sự chú ý của họ tập trung vào quần thể ngoạn mục được tượng trưng bởi các hàng cột và Vương cung thánh đường. Trái lại, trụ đài ở trung tâm quảng trường lại ít được chú ý. Tuy nhiên, lịch sử của nó đầy những thăng trầm và những giai thoại lý thú hoặc mang tính xây dựng.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI ĐẶC SỦNG HÔN NHÂN NHƯ LỜI NGÔN SỨ VỀ ƯỚC MƠ CỦA THIÊN CHÚA
Hôm thứ Bảy 9/9/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Thăng tiến Gia đình, “Gặp gỡ Hôn nhân”, tại Vatican,nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập. Được truyền cảm hứng từ điều răn tình yêu của Chúa Giêsu, “anh chị em đã dấn thân khám phá lại Bí tích Hôn nhân và Bí tích Truyền chức thánh, bằng cách không chỉ tìm cách đào sâu sự phong phú của chúng một cách riêng biệt mà còn làm nổi bật mối quan hệ giữa hai ơn gọi quan trọng này”.
GIAO ƯỚC GIỮA TÍNH PHỔ QUÁT VÀ TÍNH ĐẶC THÙ, MỐI QUAN TÂM CỦA GIÁO HỘI
Hôm thứ Năm, ngày 7/9/2023, tại Vatican, Đức Phanxicô đã đón tiếp các thành viên của Hiệp hội Thánh Kinh Ý và các giáo sư Thánh Kinh, tập trung tại Rôma để tham dự Tuần lễ Thánh Kinh Quốc gia lần thứ 47. Đối với Đức Phanxicô, chủ đề của cuộc gặp gỡ này “Giao ước và các hiệp ước giữa tính phổ quát và tính đặc thù” là “một trong những mối quan tâm chính của Giáo hội ngày nay”.
HÃY TRỞ NÊN NGÔI NHÀ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHO NGƯỜI KHÁC
Trong buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư 6/9/2023, Đức Phanxicô đã kể lại chuyến tông du của ngài đến Mông Cổ. Ngài kêu gọi “mở rộng biên giới cái nhìn của chúng ta”, như dân tộc này “nhìn lên trời và cảm nhận hơi thở của công trình tạo dựng”, mà “không trở thành tù nhân của sự nhỏ bé” để nhận ra điều tốt đẹp nơi tha nhân.
“THỰC TẠI ĐƯỢC HIỂU RÕ NHẤT TỪ CÁC VÙNG NGOẠI VI”
Trả lời phỏng vấn trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, liên quan đến vấn đề các vùng ngoại vi xã hội, Đức Phanxicô kêu gọi cùng dấn thân hành động đối với các vùng đang đau khổ trên thế giới và đồng thời cho thấy “thực tại được hiểu rõ nhất từ những vùng ngoại vi”.
PHẬT GIÁO MÔNG CỔ, MŨI NHỌN CỦA ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Chiếm đa số ở đất nước của Thành Cát Tư Hãn, các Phật tử đã thiết lập mối quan hệ hài hòa từ những năm 1990 với những nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên đến nước này. Một tình bạn đã được khẳng định vào Chúa Nhật 3/9/2023 trong cuộc gặp gỡ liên tôn xung quanh Đức Thánh Cha Phanxicô, gần Ulan Bator.
« THÁNH LỄ TRÊN THẾ GIỚI », CON ĐƯỜNG XÍCH LẠI VỚI TRUNG QUỐC ?
Từ Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô gợi lên “Thánh lễ trên thế giới” của linh mục Dòng Tên Teilhard de Chardin. Đối với nhà văn Xavier Patier, sự tham chiếu này được so sánh với mong muốn của Đức Giáo hoàng trong việc tìm ra con đường xích lại gần với Trung Quốc.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC ĐẦU ÓC Ý THỨC HỆ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, Đức Thánh Cha đã trả lời cho một số câu hỏi của các phóng viên về Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Và cả ở đây nữa, Đức Thánh Cha cảnh giác không được đưa ý thức hệ hay chính trị vào Thượng hội đồng. Dưới đây là các câu hỏi của các phóng viên và câu trả lời của Đức Thánh Cha:
ĐỨC PHANXICÔ: TÔI KHÔNG NÓI VỀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC, TÔI ĐANG NÓI VỀ VĂN HÓA
Trên chuyến bay từ Mông Cổ trở về Rôma ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn ANSA liên quan đến phát biểu của Đức Thánh Cha với giới trẻ Công giáo Nga mà một số người cho rằng ngài tôn vinh chủ nghĩa đế quốc và tán thành các chính sách của tổng thống Putin, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ vấn đề này và qua đó cảnh giác các ý thức hệ trên thế giới và cả trong Giáo hội. Dưới đây là câu hỏi của phóng viên Gasparroni và câu trả lời của Đức Thánh Cha :
ĐỨC PHANXICÔ : NẾU TÔI KHÔNG ĐẾN VIỆT NAM, THÌ ĐỨC GIOAN 24 CHẮC CHẮN SẼ ĐẾN
Trên chuyến bay trở về Rôma từ Mông Cổ ngày 4/9/2023, trả lời cho câu hỏi của nhà báo của tạp chí Ameriaca Magazine liên quan đến việc Đức Thánh Cha có tông du đến Việt Nam hay không, Đức Thánh Cha cho biết : « Về chuyến tông du Việt Nam, nếu tôi không đến đó, thì Đức Gioan XXIV chắc chắn sẽ đến đó. Chắc chắn là ngài ấy sẽ đi, vì đó là đất nước xứng đáng để đến đó, một đất nước có được cảm tình của tôi. »
Ở MÔNG CỔ, ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ GẶP GIÁO HỘI LÝ TƯỞNG CỦA MÌNH
Trong chuyến tông du Mông Cổ, từ ngày 1- 4/9/2023, Đức Phanxicô không ngừng khích lệ cộng đồng Công giáo nhỏ bé của đất nước – chưa đến 1.400 tín hữu trên 3,3 triệu dân.
ĐỨC PHANXICÔ KHÁNH THÀNH “NHÀ LÒNG THƯƠNG XÓT” Ở MÔNG CỔ, NHẤN MẠNH SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU VỊ THA
Đức Phanxicô khánh thành “Nhà Lòng Thương Xót” ở Oulan Bator và phát biểu trước các thành viên của các tổ chức bác ái, ca ngợi cam kết kiên định của họ trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn.
LỜI CHÀO CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỐI VỚI « DÂN TỘC TRUNG QUỐC CAO QUÝ »
Vào cuối Thánh lễ được cử hành chiều Chúa Nhật 3/9/2023 tại Oulan Bator, Đức Phanxicô đã chào Đức Giám mục Hồng Kông và vị tiền nhiệm của ngài đang có mặt ở Mông Cổ và gửi một thông điệp tới người Trung Quốc, kêu gọi người Công giáo trong nước “trở thành những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.
THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
Đức Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ vào chiều Chúa Nhật 3/9/2023 tại Steppe Arena ở Oulan Bator trước gần hai nghìn tín hữu. Đây là thời điểm gặp gỡ tuyệt vời giữa cộng đồng Công giáo nhỏ bé Mông Cổ và Đức Thánh Cha và là cơ hội để ngài củng cố cộng đồng này.
Ở MÔNG CỔ, ĐỨC PHANXICÔ THÚC ĐẨY SỰ HÒA HỢP VÀ TỰ DO TÔN GIÁO
Lấy cảm hứng từ di sản khôn ngoan qua nhiều thiên niên kỷ của các truyền thống tôn giáo Mông Cổ, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ sự siêu việt trong một thế giới quá tập trung vào các thực tại trần thế và bảo vệ sự hòa hợp với người khác. Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo của đất nước tại Nhà hát Hun ở Oulan Bator vào Chúa nhật 3/9/2023.