THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÌ MỘT GIÁO HỘI VỚI NHỮNG MỐI QUAN HỆ HÀI HÒA HƠN
ĐHY Tổng tường trình viên đã trình bày phần thứ hai của Tài liệu làm việc về chủ đề “Các mối quan hệ” và nhắc lại thời gian cầu nguyện vào Chúa Nhật ngày 6 tháng 10 tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả: “Ước mong lời cầu nguyện cho hòa bình giúp chúng ta đặt vào viễn cảnh tốt đẹp công việc chúng ta đang thực hiện hôm nay”.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỬI NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG ĐÔNG
Anh chị em thân mến,
Tôi đang nghĩ đến anh chị em và tôi cầu nguyện cho anh chị em. Tôi muốn liên kết với anh chị em trong ngày buồn này. Một năm trước, ngọn lửa hận thù đã bùng lên; nó không lụi tàn nhưng còn bùng phát thành một vòng xoáy bạo lực, trước sự bất lực đáng xấu hổ của cộng đồng quốc tế và các quốc gia hùng mạnh nhất trong việc làm im lặng vũ khí và chấm dứt thảm kịch chiến tranh.
DƯỚI CÁI NHÌN YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC MARIA, ĐỨC PHANXICÔ CẦU XIN HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI
“Xin Mẹ chuyển cầu cho thế giới chúng con đang lâm nguy, để nó có thể bảo vệ sự sống và loại bỏ chiến tranh.” Chính với những lời đầy hy vọng này mà Đức Phanxicô đã hướng về Đức Maria vào đầu buổi tối Chúa Nhật ngày 6 tháng Mười để cầu xin hòa bình cho thế giới bị tàn phá bởi sự bất công và chiến tranh này, trong sự hiệp thông với các Kitô hữu bằng cách lần hạt Mân Côi, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
ĐỨC PHANXICÔ CÔNG BỐ 21 TÂN HỒNG Y
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6/10, Đức Phanxicô đã công bố danh sách các Hồng y mà ngài sẽ tấn phong trong Công nghị vào ngày 8 tháng 12. Các tân Hồng y đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Iran, Indonesia và Châu Mỹ Latinh.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: LỜI MỜI GỌI GIẢI THOÁT KHỎI NỖI SỢ HÃI NGƯỜI KHÁC
Trong cuộc họp báo về Thượng Hội đồng tại Vatican vào Thứ Bảy 5/10, lời kêu gọi sống Đại hội Thượng hội đồng như là cơ hội để khởi động lại hòa bình và tôn trọng nhân quyền đã vang lên qua những chứng từ của Đức Cha Mounir Khairallah tại một Libăng bị xâu xé, và Đức Cha Launay Saturné về Haiti trong tình trạng bất an thường xuyên.
TẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG, LẮNG NGHE NHỮNG NGƯỜI CẢM THẤY BỊ LOẠI TRỪ KHỎI GIÁO HỘI
Ngày 4 tháng 10, lễ Thánh Phanxicô, Hội nghị chung lần thứ hai đã khai mạc với việc đọc các báo cáo của năm bàn ngôn ngữ cũng như 36 bài tham luận tự do về các chủ đề như đặc sủng và các thừa tác vụ, phụng vụ, đối thoại với các nền văn hóa và tôn giáo.
KHAI MẠC KHÓA HỌP THỨ HAI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Lời kêu gọi chấm dứt bạo lực đã khai mạc khóa họp thứ hai của Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục, sau cuộc họp buổi sáng tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh. Trong số các chủ đề được đề cập, có tầm quan trọng của các nhóm nghiên cứu và vai trò của nữ giới trong Giáo hội. ĐHY Grech xác nhận rằng tất cả các thành viên của Đại hội sẽ tham gia vào các sáng kiến hòa bình của Đức Phanxicô.
CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG HƯỚNG DẪN THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Đức Phanxicô đã khai mạc công việc của Thượng hội đồng về tính hiệp hành vào chiều thứ Tư ngày 2/10/2024 tại hội trường Phaolô VI ở Vatican. Trong bài phát biểu của mình, ngài bảo vệ thành phần bao hàm của đại hội vốn phải đặc biệt tập trung vào việc đổi mới việc thực thi quyền giám mục trong viễn cảnh của một Giáo hội hiệp hành. Ngài cũng khẩn cầu Chúa Thánh Thần, nguồn cảm hứng thực sự của các cuộc tranh luận.
TÍNH HIỆP HÀNH, ĐÓ TRƯỚC HẾT LÀ SỰ HOÁN CẢI CÁ NHÂN
Nhiều người Công giáo vẫn hoài nghi về thượng hội đồng về tính hiệp hành, mà họ khó hiểu mục tiêu và cách tiến hành. Cha Ludovic Danto đã biên soạn “l’ABC de la synodalité” (Cerf). Ngài cho thấy Thượng Hội đồng hoàn toàn nằm trong Truyền thống của Giáo hội như thế nào để làm sáng tỏ chân lý về Thiên Chúa. Ngài giải thích với Aleteia rằng nếu Thượng Hội đồng nhắm tới việc đổi mới truyền giáo và quản trị Giáo hội, thì đó là trong mức độ của sự hoán cải cá nhân của chúng ta.
KHAI MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VÀ ĂN CHAY CHO HÒA BÌNH VÀO NGÀY 7 THÁNG 10
Trong thánh lễ khai mạc đại hội thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nêu rõ rằng “đại hội của chúng ta không phải là một đại hội nghị viện, mà là một nơi lắng nghe trong sự hiệp thông”. Ngài cũng kêu gọi các tín hữu Kitô sống ngày 7 tháng 10, ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình ở mọi quốc gia.
BÀI SUY NIỆM CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG BUỔI CỬ HÀNH SÁM HỐI TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC KHÓA HỌP THỨ HAI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VỀ TÍNH HIỆP HÀNH
Sau hai ngày tĩnh tâm tại Vatican, một buổi cử hành sám hối đã diễn ra vào tối thứ Ba, ngày 1 tháng 10, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Được chủ sự bởi Đức Thánh Cha, nó diễn ra một ngày trước khi khai mạc khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục “vì một Giáo hội hiệp hành hơn”. Trong tiến trình tha thứ, ngài kêu gọi Giáo hội chữa lành những mối quan hệ bệnh hoạn, những vết thương do tội lỗi gây ra và nhìn nhận những lỗi lầm đã mắc phải.
CỬ HÀNH SÁM HỐI: BẢY TỘI LỖI VÀ BA CHỨNG NHÂN, PHẢN ẢNH VỀ NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA NHÂN LOẠI
Bảy Hồng y đọc những lời cầu xin sự tha thứ do Đức Phanxicô viết và ba chứng từ liên quan đến lạm dụng, trợ giúp những người di cư và các nạn nhân chiến tranh đã mang lại nội dung cho buổi cử hành sám hối ngày 1/10/2024, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Một tiến trình hòa giải và sám hối mà Đức Phanxicô mong muốn hôm trước ngày khai mạc khóa họp thứ hai của Thượng Hội đồng Giám mục vì một Giáo hội hiệp hành, vào ngày 2 tháng 10.
VATICAN SẼ THỰC HIỆN CHUYẾN KINH LÝ TỚI HUYNH ĐOÀN THÁNH PHÊRÔ
Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, học viện truyền thống quan trọng nhất, đã công bố hôm thứ Sáu ngày 27 tháng 9 về việc bắt đầu chuyến kinh lý sắp tới do Vatican quyết định. Một chuyến kinh lý mà Huynh đoàn và Thánh bộ đời sống thánh hiến trình bày là “bình thường”.
TẠI BỈ: SỰ KIÊN CƯỜNG TRONG SỨ MẠNG MANG LẠI NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Bỉ, ngài đã đối diện với những chất vấn khác nhau. Nhưng rõ ràng ngài đến để trả lời cho những chất vấn đó, và nhất là để mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người, đặc biệt là Giáo hội Bỉ.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI SỰ CAN ĐẢM CỦA VUA BAUDOUIN, NGƯỜI ĐÃ KHÔNG KÝ LUẬT PHÁ THAI
Đức Phanxicô đã đến hầm mộ hoàng gia ở nhà thờ Đức Bà Laeken, trước sự hiện diện của vua và hoàng hậu Bỉ, để cầu nguyện trước lăng mộ của vị vua Công giáo, người đã thoái vị trong 36 giờ vào năm 1992 để không ký đạo luật hợp pháp hóa việc phá thai. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta lấy cảm hứng từ gương của nhà vua vào thời điểm mà “luật hình sự” đang được soạn thảo và mong ước rằng án phong chân phước có thể tiến triển.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIÁO HỘI BỈ: “KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KITÔ GIÁO XẢY ĐẾN CẢ”
“Hãy cùng nhau tiến bước, anh chị em và Chúa Thánh Thần, để, như thế, trở thành Giáo hội” Đức Phanxicô đã tuyên bố trong cuộc gặp gỡ vào thứ Bảy, ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Phúc âm hóa, niềm vui, lòng thương xót”.
MỤC TIÊU CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG VÀ NHỮNG CẢI CÁCH “THEO MỐT”
Những lời của Đức Thánh Cha nói với Giáo hội Bỉ và hướng tới Đại hội Thượng hội đồng sắp đến.
TIẾN TỚI NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI 2027 Ở SEOUL
Hôm 24/9/2024, logo và chủ đề được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn cho Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc vào năm 2027 đã được giới thiệu tại Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh. Vào ngày 24 tháng 11, ngày các giáo phận cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới dịp Lễ Chúa Kitô Vua, Thánh giá Giới trẻ và linh ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani sẽ được trưng bày tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
BỈ: ĐỨC PHANXICÔ HỨA HẸN MỘT “CUỘC CHIẾN KIÊN QUYẾT” CHỐNG LẠI NẠN LẠM DỤNG, MỘT “SỰ XẤU HỔ” CHO GIÁO HỘI
Trong những giờ đầu tiên của chuyến tông du tới Bỉ, Đức Thánh Cha đã phát biểu, sau Vua Bỉ và người đứng đầu cơ quan hành pháp, về “tai họa” lạm dụng, một “phản chứng đau đớn” vốn là một “sự xấu hổ” đối với Giáo hội. Ngài nói, với sự khiêm tốn và quyết tâm, cần phải làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng điều này không còn xảy ra nữa và cầu xin sự tha thứ.
GIÁO HỘI LUXEMBOURG KHIÊM TỐN, NHƯNG CHẮC CHẮN VỀ MÌNH
Từ vài năm nay, có sự tách biệt nghiêm ngặt giữa Giáo hội và Nhà nước ở Luxembourg. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ một Giáo hội Công giáo khiêm tốn nhưng tự do hơn, trong chuyến thăm kéo dài 9 giờ tới Đại Công quốc thịnh vượng. Phỏng vấn trưởng kinh sĩ đoàn Nhà thờ chính tòa Luxembourg, Cha Georges Hellinghausen.