CHÂN PHƯỚC CHARLES DE FOUCAULD SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH VÀO NGÀY 15/5/2022
Khi công nhận một phép lạ được gán cho Chân phước Charles de Foucauld, Đức Phanxicô đã mở đường cho việc phong thánh ngài. Nhân vật đặc biệt này, biểu tưởng của sự hoán cải, được gắn liền với sa mạc Sahara, với mối tương quan với Hồi giáo và người Touaregs. Cuộc sống của ngài là một tìm kiếm cho đến khi ngài chết cách bi thảm ở giữa sa mạc.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
« Đang khi Hiền Đệ trải qua cơn bão được gây nên do sự xấu hổ và bi kịch về các cuộc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong Giáo hội, Huynh khuyến khích Hiền Đệ mang gánh nặng của mình trong đức tin và hy vọng, và Huynh cùng mang nó với Hiền Đệ ». Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ công việc của các Giám mục Pháp ở Lộ Đức dịp hội nghị khoáng đại mùa Thu (2-8/11/2021), trong thư gởi cho chủ tịch HĐGM Pháp (CEF), Đức cha Eric de Moulins-Beaufort, Tổng Giám mục giáo phận Reims.
« THÁNH PHÊRÔ LÀ MỘT DẤU HIỆU HY VỌNG CHO NGƯỜI TỘI LỖI »
Là người đánh cá khiêm tốn, Phêrô là người mà Chúa Giêsu đã chọn để trở thành người đứng đầu Giáo hội. Luôn bị giằng co giữa sự dấn thân và nghi ngờ của mình, giữa khát vọng và yếu đuối, ngài là một mầu nhiệm cũng như là điều hiển nhiên. « Không có Phêrô, sẽ không có hiệp nhất », sử gia Christophe Dickès, vừa xuất bản cuốn « Thánh Phêrô, mầu nhiệm và hiển nhiên », giải thích với Aleteia.
DIETRICH BONHOEFFER: ÂN SỦNG RẺ TIỀN VÀ ÂN SỦNG TRẢ GIÁ
Thần học gia Dietrich Bonhoeffer nổi tiếng vi dám đứng lên chống lại Hitler. Từ năm 1933, trong một cuộc hổi thảo công khai, ông đã khẳng định rằng không thể nào thuộc về một Giáo hội mà lại chấp nhận việc loại trừ người Do thái, và ông đã kêu gọi đối lập với Nhà nước đang bách hại họ. Vào tháng Giêng 1938, ông bị cấm lưu trú ở Berlin.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN B: SỰ TỒI TỆ CỦA ÓC GIÁO SĨ TRỊ
« Chúa Giêsu nhìn thấy hai cảnh tượng. Và chính động từ này – « nhìn » – tóm tắt giáo huấn của Ngài : về những người sống đức tin cách hai mặt, như các kinh sư này, « cần phải tránh » đừng trở nên như họ ; đang khi bà góa, cần phải « nhìn » bà để coi bà là khuôn mẫu. Chúng ta hãy lưu ý đến điều đó : tránh những kẻ giả hình và nhìn vào bà góa nghèo. » Đó là lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7/11/2021.
LỜI NGUYỆN XIN CHÚA THA THỨ CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
Giáo hội Pháp nhìn nhận trách nhiệm thể chế của mình liên quan đến những xâm phạm mà các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục phải chịu. Đó là những gì mà các Giám mục Pháp đã khẳng định ở hội nghị khoáng đại tại Lộ Đức. Cao điểm của ngày thứ Bảy 6/11/2021 của cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Pháp, một thời điểm hồi tâm và sám hối được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục trong Giáo hội Pháp.
DIỄN VĂN CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA HIỆP HỘI RETROUVAILLE : KHỦNG HOẢNG LÀ MỘT PHẦN CỦA LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
« Khủng hoảng là một phần của lịch sử cứu độ. Và cuộc sống của con người không phải là một cuộc sống trong phòng thí nghiệm hay một cuộc sống được khử trùng », Đức Phanxicô nhắc nhở như thế, hôm 6/11/2021 trong diễn văn cho các thành viên của Hiệp hội « Retrouvaille » (« Nối lại tương quan »), một phong trào ở Ý nhằm nâng đỡ tinh thần cho các đôi bạn đang gặp khó khăn.
Ở LỘ ĐỨC, MỘT THỜI GIAN TƯỞNG NIỆM VÀ SÁM HỐI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN CỦA CÁC CUỘC LẠM DỤNG TÍNH DỤC
Cao điểm của ngày thứ Bảy 6/11/2021 của cuộc họp khoáng đại của các Giám mục Pháp, một thời điểm hồi tâm và sám hối được tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục trong Giáo hội Pháp.
THEO CHÂN ỦY BAN CIASE, MỘT ỦY BAN VỀ TỘI LOẠN LUÂN
Ba tuần sau khi công bố báo cáo Ciase, Ủy ban độc lập về tội loạn luân và xâm phạm tính dục trẻ em (Ciivise) đã đưa ra ba khuyến nghị nhằm bảo vệ tốt hơn cho các trẻ em trong gia đình.
TRADITIONIS CUSTODES : ĐHY SARAH KHÔNG MUỐN TẠO RA LUẬN CHIẾN
Cuốn sách “From Benedict’s Peace to Francis’s War*”, đặt vấn đề về Tự sắc “Traditionis Custodes” của Đức Phanxicô, đã được xuất bản mà một số tác giả không ý thức đến các ẩn khuất thực sự của dự án biên tập.
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO PHÁP NHÌN NHẬN TRÁCH NHIỆM THỂ CHẾ CỦA MÌNH
Giáo hội Pháp nhìn nhận trách nhiệm thể chế của mình liên quan đến những xâm phạm mà các nạn nhân của các cuộc lạm dụng tính dục phải chịu. Đó là những gì mà các Giám mục Pháp đã khẳng định ở hội nghị khoáng đại tại Lộ Đức. Các ngài cũng nhìn nhận rằng trách nhiệm này dẫn theo một bổn phận công lý và đền bù.
Ở MARSEILLE, BÀI SUY NIỆM CỦA MỘT NỮ TU INHAXIÔ TRONG THÁNH LỄ
Trong thánh lễ bế mạc cuộc họp mặt của dòng Tên ở Marseille, hôm 1/11/2021, nữ tu Christine Danel, bề trên tổng quyền của dòng Xavière, đã có một bài suy niệm về sự thánh thiện. Bài suy niệm của Sơ tiếp sau bài giảng.
SATAN, TÊN XẢO QUYỆT, BELZÉBUTH…NHỮNG CÁI TÊN CỦA MA QUỶ
Satan, Lucifer, kẻ cám dỗ…kẻ thù của con người được biết đến dưới nhiều danh xưng. Mỗi một tên đều quy chiếu đến một đặc điểm của thiên thần sa ngã.
BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG : TỪ CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN LAUDATO SI’
Từ công đồng Vatican II, ngang qua lời kêu gọi của Đức Phaolô VI đối với hội nghị Stockholm vào năm 1972, cho đến khi công bố thông điệp Laudato Si’, Tòa Thánh, bằng một lôgíc về sự phát triển toàn diện, đã là người tiên phong trong việc bảo vệ môi trường.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 14 : TIẾN BƯỚC NHỜ THẦN KHÍ
« Nếu có ai mắc lỗi, thì hãy tỏ ra dịu dàng (x. 5, 22). Chúng ta hãy lắng nghe lời ngài: “Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần dịu dàng mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ” (6, 1-2). » Đức Phanxicô đưa ra lời khuyên như thế trong bài giáo lý về Thư gởi tín hữu Galát tại buổi tiếp kiến chung hôm 3/11/2021.
BẢY GIAI ĐOẠN CỦA LÂU ĐÀI NỘI TÂM CỦA THÁNH TÊRÊXA AVILA QUA HÌNH ẢNH
Thánh Têrêxa Avila, một nhà thần bí, nổi tiếng với tác phẩm « Lâu đài nội tâm », bằng những hình ảnh và trí tưởng tượng khéo léo, đã diễn tả đời sống siêu nhiên kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa của mình.
ĐỨC PHANXICÔ TẠI NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI PHÁP, Ở RÔMA : « NHỮNG NGÔI MỘ NÀY KÊU GÀO HÒA BÌNH »
Đức Thánh Cha đã đến nghĩa trang quân đội Pháp, ở Rôma, nằm trên ngọn đồi Monte Mario, để cử hành thánh lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã yêu cầu dấn thân để ngưng chiến tranh và các nền kinh tế không con được nuôi dưỡng bởi nền công nghiệp vũ khí nữa.
KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 1/11/2021: CÁC MỐI PHÚC LÀ LỜI NGÔN SỨ VỀ MỘT NHÂN LOẠI MỚI
“Các Mối Phúc là lời ngôn sứ về một nhân loại mới, một lối sống mới: biến mình nên nhỏ bé và phó thác bản thân cho Thiên Chúa, thay vì chiếm ưu thế hơn người khác; hiền lành, thay vì tìm cách áp đặt bản thân; thực thi lòng thương xót, thay vì chỉ nghĩ đến bản thân; dấn thân cho công lý và hòa bình, thay vì thúc đẩy bất công và bất bình đẳng, dù là bằng sự đồng lõa.” Đức Phanxicô khẳng định như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm thứ Hai 1/11/2021, lễ Các Thánh Nam Nữ.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN B: LỜI CHÚA KHÔNG THỂ ĐƯỢC ĐÓN NHẬN NHƯ BẤT CỨ LOẠI TIN TỨC NÀO
“Lời Chúa không thể được đón nhận như bất cứ loại tin tức nào. Lời Chúa phải được lặp lại, phải trở nên của riêng mình, được giữ gìn…Lời Chúa phải được “nhai lại” (nghiền nghẫm)…” Đức Phanxicô nhắc nhở như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 31/10/2021.
ĐỨC PHANXICÔ NHẮC ĐẾN VIỆT NAM TRONG BUỔI ĐỌC KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 31/10/2021