HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
Những tài liệu mà các Năm Thánh đã được công bố từ đầu thế kỷ 20 này giúp ta có thể vạch lại lịch sử gần đây của thế giới và của Giáo hội trong hai thế kỷ qua.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
Trong buổi Kinh Truyền Tin vào ngày 22/12/2024, Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Đức Phanxicô đã đọc kinh từ nhà nguyện của Nhà Thánh Mátta, do các triệu chứng cảm lạnh. Ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, ngài kêu gọi mọi người tạ ơn vì “phép lạ sự sống” được ban tặng. Ngài nhấn mạnh : “Không một đứa con nào là sai lầm”. Theo truyền thống kể từ Đức Phaolô VI, Đức Phanxicô sau đó đã làm phép cho các tượng Bambinelli – các tượng nhỏ Chúa Giêsu Hài Đồng – do các tín hữu mang đến.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
Đức Thánh Cha đã tiếp đón các nhà lãnh đạo Giáo triều Rôma vào Thứ Bảy, ngày 21/12/2024, để trao đổi lời chúc mừng Giáng sinh. Đức Phanxicô muốn một sự quản trị cởi mở với tinh thần cộng đồng trong sự khiêm tốn biết tự nhận lỗi và nói tốt về người khác cũng như là người kiến tạo lời chúc lành.
GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
Sáng thứ Sáu ngày 20/12/2024, cha Pasolini đã có bài suy niệm thứ ba và cũng là cuối cùng về chủ đề « sự nhỏ bé », vốn không phải là một giới hạn, mà là sự khiêm nhường mở ra không gian gặp gỡ. Như dụ ngôn Ngày phán xét cuối cùng nói, cuối cùng, chúng ta sẽ bị phán xét không chỉ bởi những điều tốt chúng ta đã làm, mà trên hết bởi khả năng trở nên nhỏ bé.
MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
Khi Chúa Kitô giáng sinh, theo thánh sử Luca, những người đầu tiên đến máng cỏ là những mục đồng đơn sơ. Hình ảnh này xuyên suốt toàn bộ Thánh Kinh, từ sách Sáng thế ký đến sách Khải Huyền. Tại sao lại có sự hiện diện như vậy trong Thánh Kinh?
THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
Trong buổi tiếp kiến vào thứ Tư, ngày 18 tháng 12, Đức Phanxicô đã cầu nguyện trước thánh tích của thánh Têrêsa. Đây là cơ hội để đền thánh Lisieux đi cùng với hòm đựng thánh tích hành hương đến Rôma theo bước chân của vị thánh bảo trợ của họ mà, vào tháng 11 năm 1887, đã đến xin Đức Lêo XIII cho phép được vào Dòng Cát Minh. Đức Phanxicô đã gửi lời chào đặc biệt đến những người hành hương này.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới cho Năm Thánh về chủ đề của Năm Thánh “Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy Vọng của chúng ta”. Hôm nay, chúng ta suy ngẫm về các trình thuật Tin Mừng về gia phả của Chúa Giêsu, nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời và căn tính của Người thuộc về một lịch sử vĩ đại hơn vốn bao gồm tổ tiên, gia đình của Người và đức tin của toàn thể dân tộc Israel.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
Đỉnh điểm của chuyến tông du của Đức Phanxicô đến đảo Corsica là thánh lễ được cử hành vào chiều Chúa Nhật 15/12/2024 tại quảng trường U Casone ở Ajaccio, đã quy tụ hàng ngàn tín hữu. Trong Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng này, Chúa Nhật “hãy vui mừng”, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu hãy đặt lại cho mình câu hỏi mà dân chúng đã hỏi Gioan Tẩy Giả, « Chúng tôi phải làm gì đây ? », một câu hỏi diễn tả ước muốn đổi mới thiêng liêng và sống tốt hơn. Từ đó, Đức Thánh Cha tập trung vào hai kiểu chờ đợi Đấng Mêsia : một kiểu nghi ngờ (tâm hồn khép lại), một kiểu vui tươi (tâm hồn mở ra, cho đi). Và chỉ kiểu chờ đợi trong niềm vui này mới đem lại hạnh phúc, bình an và hy vọng cho bản thân và tha nhân.
ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
Đến kết thúc hội nghị về lòng đạo bình dân ở Địa Trung Hải tại Ajaccio vào Chúa Nhật, ngày 15 tháng 12, Đức Phanxicô cho rằng lòng đạo đức bình dân chỉ có thể được triển khai đầy đủ trong mối quan hệ lành mạnh giữa tôn giáo và chính trị. Lòng đạo đức bình dân, mở rộng trái tim của các tín hữu cho lòng bác ái, cho phép một “quyền công dân mang tính xây dựng” nơi các Kitô hữu, vốn có thể làm việc vì công ích bên cạnh các tổ chức dân sự và chính trị.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
Ngay trước giờ Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và chủng sinh có mặt tại Corse vào Chúa Nhật, ngày 15/12/2024, tại nhà thờ chính tòa Ajaccio. Ngài mời gọi mỗi người dành thời gian suy ngẫm về sứ mạng của mình với tư cách là “những người cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa”, để duy trì sự gắn kết nội tâm, điều cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng.
BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
Thứ Sáu, ngày 13 tháng 12, tại Hội trường Phaolô VI, Cha Roberto Pasolini đã có bài suy niệm thứ hai trong ba bài suy niệm dịp Mùa Vọng, về chủ đề “Cánh cửa của niềm tin tưởng”. Một sự lựa chọn can đảm, chứ không phải sự lạc quan đơn thuần, niềm tin tưởng duy trì niềm hy vọng ngay cả trong những lúc thử thách và là liều thuốc giải độc cho tính ích kỷ. Thánh Giuse, chứng nhân sáng ngời của sự nhưng không, là một mẫu gương để noi theo.
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
Nhân Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 58, được cử hành vào ngày 1/1/2025, Đức Phanxicô đã liên kết mục tiêu hòa bình với suy tư về chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới về Niềm hy vọng bằng cách lưu ý đến món nợ nước ngoài và nợ sinh thái, cũng như nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về việc tha nợ vốn không chỉ là vấn đề liên đới mà còn là công lý, về tôn trọng sự sống, nhất là xóa bỏ án tử hình, và đồng thời về giảm chi tiêu quân sự
GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, các cộng đoàn Kitô hữu đã phát triển mạnh mẽ trên khắp Đế quốc Rôma. Tự trị, được trải qua bởi những xu hướng rất khác nhau, họ mang lại một hình ảnh về Giáo hội của những thế kỷ đầu tiên rất đa dạng, đã tìm kiếm sự hiệp nhất trong đối thoại và hòa giải, bất chấp những căng thẳng.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Trong bài giáo lý cuối cùng về Chúa Thánh Thần và Giáo hội, chúng ta nhìn nhận Chúa Thánh Thần là nguồn mạch của niềm hy vọng của Giáo hội về sự trở lại của Chúa trong vinh quang và việc hoàn thành kế hoạch cứu độ của Người vào ngày tận thế. Tân Ước kết thúc với việc Chúa Thánh Thần và Hiền Thê là Giáo hội kêu cầu trong niềm mong đợi tha thiết: “Lạy Chúa Giêsu, xin Người ngự đến” (x. Kh 22, 17.20).
JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
John Traynor, một người lính Anh bị thương trong Thế chiến I đến Lộ Đức năm 1923, chính thức trở thành người được phép lạ thứ 71 của Lộ Đức vào ngày 8/12/2024. Một phép lạ được công bố một thế kỷ sau khi ông được chữa lành.
KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 8/12/2024, Đức Phanxicô mời gọi noi gương Đức Maria, qua hai tiếng “xin vâng”, mở lòng ra và đặt trọn niềm hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, để qua bàn tay của Mẹ, để nhân loại có thể mỉm cười và hy vọng trở lại.
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
Trong bài giảng của mình, hôm Chúa Nhật 8/12/2024, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Phanxicô suy niệm về vẻ đẹp của Đức Mẹ qua ba khía cạnh: người con, hiền thê và từ mẫu, qua đó ngài mời gọi các tín hữu noi gương Đức Mẹ qua các khía cạnh này để giúp biến đổi bản thân và góp phần xây dựng thế giới này trở nên tốt hơn.
ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
Đức Phanxicô đã kêu gọi “chào đón một cách quảng đại và miễn phí” “đám đông khổng lồ” du khách dự kiến đến Nhà thờ Đức Bà vào thứ Bảy trong một thông điệp gửi tới Đức Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich, được đọc khi nhà thờ chính tòa mở cửa trở lại. Đặc biệt, ngài “mong ước sự tái sinh của ngôi nhà thờ đáng ngưỡng mộ này trở thành một dấu chỉ ngôn sứ về sự đổi mới của Giáo hội Pháp”.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT
Trong Công nghị phong Hồng y thường lệ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thứ Bảy, ngày 7/12/2024, 21 tân Hồng y đã tuyên thệ trung thành và lãnh nhận mũ Hồng y sau khi được Đức Thánh Cha mời “bước đi trên con đường của Chúa Giêsu”, bằng đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm toàn bộ cuộc sống và sứ mạng của các ngài.
BÀI GIẢNG MÙA VỌNG, MỞ LÒNG NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC TRƯỚC SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA
Sáng 6/12/2024 tại Hội trường Phaolô VI, Giáo triều Rôma đã tham dự bài suy niệm đầu tiên trong ba bài suy niệm Mùa Vọng do vị tân giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng thực hiện, về chủ đề “Cánh cửa cho sự ngạc nhiên thán phục”. Cha Pasolini gợi ý hãy lắng nghe tiếng nói của các vị ngôn sứ và noi gương Đức Maria và bà Elizabeth, để nhận ra “những hạt giống Tin Mừng” đã hiện diện trong thực tại, và mang lại hy vọng cho thế giới.