BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 17. ĐỨC TIN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý của chúng ta về các nhân đức đối thần, vốn kết hợp chúng ta với Thiên Chúa và củng cố các nhân đức luân lý, giờ đây chúng ta hướng về đức tin.
VÀO THÁNG 5, ĐỨC PHANXICÔ XIN CẦU NGUYỆN CHO VIỆC ĐÀO TẠO NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
Nhân dịp tháng Năm, Đức Phanxicô phó thác việc đào tạo các nam nữ tu sĩ và các chủng sinh cho lời cầu nguyện của Giáo hội. Giống như “một viên kim cương thô” cần được mài giũa, mọi ơn gọi đều phải được thử thách và đào tạo để tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài.
ĐỨC PHANXICÔ: CON ĐƯỜNG HIỆP HÀNH, MỘT SỰ LẮNG NGHE “CỞI MỞ VÀ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG”
Đức Phanxicô là tác giả của lời tựa cho cuốn sách ra mắt vào thứ Ba ngày 30 tháng Tư này, có tựa đề “Trò chuyện trong Chúa Thánh Thần – Nghệ thuật phân định và thực hành tính hiệp hành”, được viết bởi các cha Dòng Tên Juan Antonio Guerrero Alves và Oscar Martin López. Cuốn sách do nhà xuất bản sách Vatican xuất bản, đã được xuất bản vào năm ngoái bằng tiếng Tây Ban Nha. Dưới đây là toàn bộ lời tựa của Đức Thánh Cha.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 16. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA GIÁO HỘI SƠ KHAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, cầu nguyện là nền tảng cho động lực truyền giáo của cộng đoàn đầu tiên ở Giêrusalem, là điểm quy chiếu cho mọi kinh nghiệm Kitô hữu khác.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIỚI TRẺ VENISE: RA KHỎI THẾ GIỚI ẢO ĐỂ CÁCH MẠNG HÓA THẾ GIỚI THỰC
Đối với Thiên Chúa, không ai là “hồ sơ kỹ thuật số”, chúng ta là “con cái của thiên đường”, Đức Thánh Cha tuyên bố trước 1.500 giới trẻ Venise tụ tập vào Chúa Nhật ngày 28 tháng 4 năm 2024 trước Vương cung thánh đường Cứu Độ. Ngài mời gọi “chỗi dậy và ra đi” và trở thành “quà tặng”, thoát khỏi điện thoại và mạng xã hội để trở thành người tạo ra sự mới mẻ và vẻ đẹp nhằm cách mạng hóa thế giới bằng cách biến nó thành một không gian nơi mọi người đều có vị trí của mình.
ĐỨC PHANXICÔ Ở VENISE: NHÀ TÙ PHẢI LÀ NƠI TÁI SINH
Một dấu hiệu mới cho thấy sự quan tâm của ngài đến những người ở bên lề xã hội. Hôm 28/4/2024, Đức Phanxicô đã đến thăm những phụ nữ bị giam giữ trên đảo Giudecca, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tới đầm phá nước Ý. Ngài khuyến khích họ nhìn về chân trời với niềm hy vọng. “Điều cơ bản là nhà tù cung cấp cho tù nhân không gian để phát triển (…), bước khởi đầu của sự tái hòa nhập lành mạnh”, Đức Phanxicô nhận xét và cầu xin “chúng ta đừng cô lập phẩm giá của con người”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 17. LỜI CẦU NGUYỆN CHÚC LÀNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta tập trung sự chú ý vào lời chúc lành là một chiều kích thiết yếu của việc cầu nguyện. Trong những trang mở đầu Thánh Kinh, Thiên Chúa không ngừng chúc lành cho sự sống. Lời chúc lành có một sức mạnh đặc biệt đồng hành suốt cuộc đời của những ai nhận được nó và nó giúp tâm hồn con người sẵn sàng để cho Thiên Chúa biến đổi.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 18. LỜI CẦU NGUYỆN CẦU XIN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện bằng cách đặt mình trong mối quan hệ tín thác con thảo với Thiên Chúa, để dâng lên Ngài mọi lời cầu xin của chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 19. LỜI CẦU NGUYỆN CHUYỂN CẦU
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, một lời cầu nguyện không thu nhận được niềm vui và nỗi đau đơn, niềm hy vọng và nỗi lo lắng của nhân loại sẽ trở thành một hoạt động “trang trí”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 20. LỜI CẦU NGUYỆN TẠ ƠN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, hôm nay, tôi muốn dừng lại ở lời cầu nguyện tạ ơn. Câu chuyện Tin Mừng về mười người bệnh phong chia thế giới giữa những người tạ ơn và những người không tạ ơn.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 16. ĐỜI SỐNG ÂN SỦNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển từ các nhân đức bản lề sang các nhân đức đối thần. Như chúng ta đã thấy, những nhân đức bản lề là những yếu tố thiết yếu cho một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, sự sống tròn đầy trong Chúa Kitô mà chúng ta được kêu gọi – mục đích cuối cùng của chúng ta – chỉ có thể thực hiện được nhờ các nhân đức tin, cậy và mến được Thiên Chúa ban cho chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 21. LỜI CẦU NGUYỆN NGỢI KHEN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta đề cập chiều kích ngợi khen trong lời cầu nguyện. Chúng ta bắt đầu từ một đoạn quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Sau những phép lạ đầu tiên và sự tham gia của các môn đệ vào việc loan báo Nước Thiên Chúa, sứ mạng của Đấng Mêsia đã trải qua một cuộc khủng hoảng. Trong giây phút thất vọng này, Chúa Giêsu cất lên một lời ngợi khen vui mừng.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B: TÔI ĐÁNG GIÁ VÔ TẬN BẰNG CHÍNH MẠNG SỐNG CỦA NGÀI
Trong buổi đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 21/4/2024, Đức Phanxicô suy niệm về ý nghĩa của hình ảnh Mục Tử Nhân Lành mà Chúa Giêsu nói đến, và đồng thời mời gọi mỗi Kitô hữu cảm nhận tình thương dâng hiến của Ngài cũng như nhận ra bản thân luôn có giá trị vô tận trong mắt Ngài, đáng giá bằng chính mạng sống của Ngài.
CÓ MỘT VỊ MỤC TỬ NHƯ THẾ !
Giáo hội đang sống tuần cầu nguyện cho các ơn gọi, trong đó mỗi Kitô hữu, theo bậc sống của mình, được mời gọi bước theo chân Chúa Kitô, vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã đến để cho chiên được sống và sống dồi dào, qua sự quên mình phục vụ và yêu thương cho đến độ hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Đức cha Eugène – Marie – Joseph Allys (Lý) (1852-1936) là một mục tử như thế khi đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu, dâng hiến cuộc đời mình qua bậc sống giáo sĩ, để trở nên người môn đệ truyền giáo – phục vụ, cho đến độ hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên, bất chấp mọi gian truân thử thách, và qua đó đã họa lại một cách tuyệt vời hình ảnh của Chúa Giêsu Kitô, Mục Tử Nhân Lành.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 22. CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH KINH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, những lời của Thánh Kinh không được viết ra để lưu giữ trên giấy, nhưng để được đón nhận và nảy mầm trong tâm hồn chúng ta.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 23. CẦU NGUYỆN TRONG PHỤNG VỤ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, trong lịch sử Giáo Hội, nhiều lần đã có cám dỗ thực hành một Kitô giáo riêng tư, không nhìn nhận tầm quan trọng thiêng liêng của các nghi thức phụng vụ.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI 2024
Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi lần thứ 61 vào ngày 21/4/2024, Đức Phanxicô mời gọi mọi người hãy gieo rắc niềm hy vọng và xây dựng hòa bình. Trong một thế giới được đánh dấu bởi “những thách thức lịch sử”, ngài giải thích rằng tất cả chúng ta đều được kêu gọi “ “hiến dâng thân xác và tâm hồn” cho niềm hy vọng của Tin Mừng”, “trở thành dấu chỉ và công cụ của tình yêu, của sự chào đón, vẻ đẹp và hòa bình, trong bối cảnh chúng ta đang sống”.
ĐHY YOU NÓI VỚI CÁC LINH MỤC: “CHÚA MUỐN CHÚNG TA SỐNG HẠNH PHÚC”
Nhật báo Osservatore Romano phỏng vấn ĐHY Lazarus You Heung-sik, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, nhân Ngày Thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi vào Chúa Nhật, ngày 21/4/2024. ĐHY khuyến khích các linh mục luôn bước theo Chúa Kitô và duy trì niềm tin vào lời hứa của Chúa.
ƠN GỌI CHIÊM NIỆM, NGỌN LỬA SƯỞI ẤM GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI
Tiếp kiến các bề trên và đại biểu của các nữ đan sĩ Cát Minh chân trần vào thứ Năm ngày 18/4/2024 tại Vatican, Đức Phanxicô đã mời gọi họ hướng tới tương lai. Trong bài phát biểu của mình, ngài nhấn mạnh rằng niềm hy vọng của Tin Mừng khác với những ảo tưởng dựa trên những tính toán của con người. Nó có nghĩa là buông mình cho Thiên Chúa, học cách đọc những dấu chỉ Ngài ban cho chúng ta để phân định tương lai. Trong buổi tiếp kiến này, có sự hiện diện của nữ tu Têrêsita Ngô Thị Kim Dung, nguyên bề trên của Đan viện Cát Minh Huế.
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN “DIGNITAS INFINITA” – VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.