TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC

Vào Thứ Sáu Tuần Thánh ngày 18 tháng Tư, ĐHY Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương và là đại diện của Đức Thánh Cha, đã chủ sự Phụng vụ Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Trong bài giảng của mình, Cha Roberto Pasolini đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của “Thánh Giá” trong thế kỷ XXI này, thế kỷ đánh dấu sự xuất hiện của các công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.
ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA

Vào tối thứ Sáu ngày 18 tháng Tư, khoảng 20.000 tín hữu đã trải nghiệm khoảnh khắc thiêng liêng và mãnh liệt này để tưởng nhớ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, suy ngẫm về các giai đoạn chính trong cuộc đau khổ của Chúa dẫn đến sự đóng đinh Người. Đức Phanxicô, sau khi dưỡng bệnh và chuẩn bị các bài suy niệm cho mười bốn chặng đàng thánh giá, đã theo dõi buổi cử hành truyền thống này tại nơi cư trú của ngài ở Nhà Thánh-Marta, hiệp thông với toàn thể các Kitô hữu đang tụ họp tại Colisée.
THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”

Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ĐHY Mauro Gambetti đã chủ tế Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, được gọi là “in Cœna Domini”. Đề cập đến lịch sử Lễ Phục Sinh, ngài kêu gọi mỗi tín hữu noi theo mẫu gương tư tế của Chúa Kitô và trở thành Bí tích Thánh Thể.
BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài giảng của mình, do Đức Hồng y Domenico Calcagno đọc trong Thánh lễ làm phép Dầu ngày 17/4/2025, Đức Phanxicô đã đề cập đến việc lặp lại lời hứa của các linh mục vào mỗi Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài nhấn mạnh : « Đối với chúng ta, những linh mục, Năm Thánh là lời kêu gọi cụ thể để bắt đầu lại dưới dấu chỉ hoán cải.
BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)

Trong bài giáo lý được công bố vào thứ Tư, ngày 16 tháng Tư, Đức Phanxicô đã chia sẻ suy tư về dụ ngôn người cha giàu lòng thương xót. Trước sự ích kỷ của hai người con, một người bỏ trốn khỏi nhà cha mình và người kia ở lại, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “tình yêu thương bao giờ cũng là một sự cam kết, luôn có điều gì đó chúng ta phải mất đi để hướng về người khác”. Và “chỉ những ai thật sự yêu thương chúng ta thì mới có thể giải thoát chúng ta khỏi cái nhìn sai lầm về tình thương”.
MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN

Sau khi Bộ Giáo lý Đức tin bật đèn xanh cho việc sùng kính Đức Mẹ Hoa Hường Mầu Nhiệm (Marie Rose Mystique) vào tháng 7 năm 2024, một bức tượng Đức Mẹ đã được Đức Hồng y Víctor Manuel Fernández khánh thành tại Vườn Vatican vào thứ Hai, ngày 14 tháng Tư. Theo các lần hiện ra với Pierina Gilli ở tỉnh Brescia ở miền bắc nước Ý vào năm 1947 và 1966, bức tượng biểu thị Đức Trinh Nữ Maria.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ LÁ 2025: ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG ĐAU KHỔ, HÃY LUÔN CẢM NHẬN VÒNG TAY YÊU THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA

Trong văn bản do Phòng Báo chí công bố cho buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật, ngày 13 tháng Tư, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu, giống như Chúa Kitô “mong manh trong xác thịt, nhưng mạnh mẽ trong sự tín thác nơi Chúa Cha”, hãy giữ vững đức tin để không rơi vào tuyệt vọng. Bởi vì đối diện với những đau khổ, chúng ta vẫn luôn cảm nhận được vòng tay đầy quan phòng của Thiên Chúa.
BÀI GIẢNG LỄ LÁ 2025: “VÁC THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ LÀ CÁCH CỤ THỂ NHẤT ĐỂ CHIA SẺ TÌNH YÊU CỨU ĐỘ CỦA NGƯỜI”

Vào Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 13/4/2025, mở đầu cho Tuần Thánh, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu mang thánh giá: không phải quanh cổ, nhưng trong tâm hồn. Suy niệm về hình ảnh Simon Kyrênê trong bài giảng do Đức Hồng y Leonardo Sandri đọc, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng việc vác thánh giá của Chúa Kitô không bao giờ là vô ích, “ngược lại, đó là cách cụ thể nhất để chia sẻ tình yêu cứu độ của Người”.
GIỮA TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA, BÀI HỌC CỦA BA NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Cho đến ngày 4 tháng Năm, Bảo tàng Cernuschi ở Paris sẽ vinh danh ba họa sĩ Việt Nam chứng nhân của một cuộc gặp gỡ kín đáo, kiên nhẫn và khiêm tốn giữa đức tin và văn hóa của họ. Nhà sử học nghệ thuật Pierre Téqui nhìn thấy ở đó còn hơn sự ra đời của nghệ thuật Việt Nam hiện đại: một hình thức hội nhập văn hóa sâu sắc và tinh tế giữa phương Đông và phương Tây.
CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI

Trong bài giảng Mùa Chay cuối cùng của năm 2025, Cha Roberto Pasolini đã chọn suy niệm về những đoạn trong Tin Mừng sau biến cố Phục Sinh. Tập trung vào Lễ Chúa Lên Trời, vị giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng tin rằng các Kitô hữu được mời gọi trở thành “những nhân chứng và những người thúc đẩy một nhân loại mới, đi qua cánh cửa hẹp của Tình yêu Chúa Kitô”.
PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!

Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) thông báo vào ngày 10/4/2025 rằng hơn 10.000 người lớn và hơn 7.400 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi sẽ được rửa tội vào năm 2025 trong Lễ Vọng Phục Sinh. Con số này nâng tổng số người dự tòng lên hơn 17.800, tăng 45% đối với người lớn trong một năm và 33% đối với thanh thiếu niên. Những con số khẳng định xu hướng của những năm gần đây.
LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI

Vào năm 2025, năm thứ ba liên tiếp, Giáo hội tại Pháp ghi nhận bước nhảy vọt ngoạn mục về số lượng người dự tòng. Hồ sơ của họ tiếp tục được trẻ hóa và sự trở lại của họ thường là kết quả của trải nghiệm tâm linh mạnh mẽ tiếp theo sau quá trình tự tìm hiểu trên mạng xã hội và tại các nhà thờ. Một làn sóng mạnh mẽ buộc các giáo phận phải thích nghi để chào đón những người mới chịu phép rửa tội một cách tốt nhất. Giải mã.
BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)

Trong bài thứ tư của loạt bài giáo lý nói về những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu, Đức Phanxicô đề cập đến câu chuyện về người thanh niên giàu có. Trong bản văn dự kiến dành cho buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng Tư, ngài cho thấy Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, cách nhưng không, như chúng ta là, bất chấp những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta. Ngài cũng giải thích rằng chúng ta phải giảm bớt gánh nặng để có một trái tim tự do hơn, tránh xa sự tự mãn và chủ nghĩa cá nhân để dấn thân ra khơi, mà không còn sống cô độc nữa.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN

Trong thánh lễ kết thúc Năm Thánh của các bệnh nhân và thế giới y tế vào Chúa Nhật V Mùa Chay năm C, ngày 6/4/2025, do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella chủ tế, trong bài giảng được Đức Cha đọc, Đức Phanxicô đã kêu gọi đừng loại trừ những người mong manh nhất. Đối với ngài, phòng bệnh hay giường bệnh có thể trở thành “nơi thánh” cho phép nghe được tiếng Chúa và đổi mới đức tin. Ngài nhấn mạnh : « Cùng nhau đối diện với đau khổ làm cho chúng ta trở nên nhân bản hơn, và khả năng sẻ chia nỗi đau thương của người khác chính là một bước quan trọng trong bất kỳ hành trình nên thánh nào ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”

Trong văn bản do Văn phòng Báo chí công bố cho buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 6/4/2025, Đức Phanxicô cho biết ngài cảm nhận được “ngón tay của Thiên Chúa” trong thời gian ngài nằm viện và ước mong cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa này cũng đến với những ai đang đau khổ. Ngài cũng yêu cầu sự hỗ trợ và tôn trọng sứ mạng của nhân viên y tế và mong muốn các hệ thống y tế quan tâm đến những người nghèo khổ nhất.
CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI VỚI THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
PHẦN MỘT: Những Chỉ Dẫn Của Thánh Gioan Phaolô II Cho Việc Cầu Nguyện Bằng Kinh Mân Côi
Trích từ Tông thư Rosarium Virginis Mariae của Thánh Gioan Phaolô II:
SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ

Cha Roberto Pasolini đã nhấn mạnh: “Thời điểm truyền cảm hứng nhất trong cuộc đời của Chúa Kitô đối với hành trình làm môn đệ của chúng ta chắc chắn là sự phục sinh của Ngài”. Trong bài giảng Mùa Chay thứ ba, vị giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng thực sự đã nêu rõ rằng “bằng cách chiêm ngưỡng giai đoạn này của sự kiện Kitô học, rất quyết định và rất huyền nhiệm, chúng ta có thể rút ra được ánh sáng cần thiết để định hướng các bước đi của chúng ta đi đúng hướng”.
1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG

Ngày 20 tháng Năm tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 1700 năm công đồng đại kết đầu tiên trong lịch sử, được tổ chức vào năm 325 tại Nixê. Nhân dịp này, Ủy ban Thần học Quốc tế đã công bố một tài liệu vào Thứ Năm, ngày 3 tháng Tư, với tựa đề “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ”, nhắc lại ý nghĩa cơ bản của Kinh Tin Kính, nền tảng của đức tin Kitô giáo. Phỏng vấn một trong những người biên tập văn kiện này, Đức cha Etienne Vetö, giám mục phụ tá của Reims.
LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)

“Chúng ta hãy học từ Giakêu để không đánh mất niềm hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình bị loại trừ và không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy dưỡng nuôi niềm khát khao nhìn thấy Đức Giêsu, …, Đấng luôn đến kiếm tìm chúng ta, dù chúng ta có thể lạc mất trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong bài giáo lý ngày 2/4/2025 và đồng thời cũng nhắc nhớ rằng “ánh nhìn của Đức Giêsu không phải là cái nhìn quở trách, nhưng là ánh nhìn của lòng thương xót. Đó là lòng thương xót mà đôi khi chúng ta khó lòng chấp nhận, đặc biệt khi Thiên Chúa thứ tha cho những người, mà theo quan điểm của chúng ta, không xứng đáng”.
KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

Ủy ban Thần học Quốc tế xuất bản tài liệu “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ – kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nixê (325-2025)”, một tài liệu dành riêng cho đại hội đã đi vào lịch sử với tín biểu tuyên xưng niềm tin vào ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô và vào Thiên Chúa duy nhất, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Bốn chương dành riêng cho việc cổ vũ sự hiệp nhất Kitô hữu và tính hiệp hành trong Giáo hội.