CANH THỨC VƯỢT QUA : ĐỪNG NHƯỢNG BỘ CHO NHỮNG NẤM MỘ BỊ NIÊM PHONG

Đức Phanxicô đã chủ sự Canh thức Vượt qua tối thứ Bảy 8/4/2023, trong đó Lễ Phục Sinh được cử hành : cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi nhớ lại Galilêa của chính mình, một thời điểm quan trọng trong cuộc sống khi Chúa Kitô trở thành « Chúa của cuộc đời chúng ta », để không nhượng bộ cho “những nấm mộ bị niêm phong”, nhưng “tìm lại niềm vui gặp gỡ với Thiên Chúa“.
Ở COLISÉE, CÁC NẠN NHÂN CHIẾN TRANH CẦU XIN ƠN BÌNH AN CỦA CHÚA KITÔ

Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh đã diễn ra ở Colisée vào tối 7/4/2023 trước sự hiện diện khoảng 20 000 tín hữu. Vì Đức Thánh Cha vắng mặt do thời tiết lạnh, nên ĐHY De Donatis đã hướng dẫn nghi thức này. Các bài suy niệm 14 chặng năm nay là những chứng tá đến từ các nước có chiến tranh, được lắng nghe bởi Đức Thánh Cha trong các chuyến tông du của ngài.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TIỆC LY 2023 : MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU CÓ THỂ VẤP NGÃ

Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 6/4/2023, Đức Phanxicô đã đến trại giam Casal del Marmo dành cho trẻ vị thành niên ở ngoại ô Rôma, để cử hành Thánh lễ Tiệc Ly. Nhân dịp này, ngài đã rửa chân cho 12 trẻ vị thành niên thuộc các quốc tịch khác nhau đang bị giam trong nhà tù này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng mỗi người chúng ta đều có thể vấp ngã và đồng thời mời gọi giúp đỡ nhau và không đi theo con đường sai trái.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU 2023 : SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA LINH MỤC NGANG QUA CHÚA THÁNH THẦN

Hôm 6/4/2023, Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Phanxicô đã cử hành Thánh lễ làm phép Dầu ở Vương cung thánh đường thánh Phêrô. Trong bài giảng dài 25 phút của mình, Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa của việc xức dầu, nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục, cách riêng trong những lúc khủng hoảng, vốn có nguy cơ dẫn đến các cám dỗ « thỏa hiệp », « bù trừ » và « nản lòng », cũng cũng có thể là thời cơ cho một hành trình mới. Ngài cũng mời gọi các linh mục tạo nên và gìn giữ sự hài hòa trong Giáo hội. Ngài lưu ý các linh mục về sự phản chứng trong lối sống và cũng không quên cảm ơn về chứng tá dấn thân phục vụ của họ.
ĐÂU LÀ PHÂN ĐỊNH LUÂN LÝ ĐỐI VỚI CÁC VIỆC BÁC ÁI ?

Lòng bác ái có thể được biểu lộ như thế nào? Xuyên qua những công việc bác ái. Nhưng đối với nhiều người, bác ái bị nghi ngờ, từ ngữ “bác ái” gợi lên một khuôn mẫu lỗi thời, che giấu tồi một sự tiếp tay đối với một trật tự xã hội bất công. Trong Deus Caritas est, số 26, Đức Bênêđíctô XVI đã nhắc lại phong trào chống đối hoạt động bác ái của Giáo hội từ thế kỷ 19, được tư tưởng Marxít triển khai cách rõ ràng. “Việc chống đối này cho rằng người nghèo không cần đến những công việc bác ái, nhưng đòi hỏi công bằng. Những việc bác ái – việc bố thí – trong thực tế chỉ là cách thức để người giàu bỏ qua việc tái lập công bằng, ru ngủ lương tâm, bảo vệ vị trí riêng của mình và tước đi quyền lợi của người nghèo….”. Đức Bênêđíctô XVI nhìn nhận “vài điểm trong lập luận này, nhưng nhiều điểm sai lệch”.
NHỮNG HÌNH ẢNH GÂY SỐC VỀ MỘT CHÚA GIÊSU SIÊU THỰC ĐẠT ĐƯỢC TỪ TẤM KHĂN LIỆM THÁNH

Một cuộc triển lãm đặc biệt được tổ chức từ ngày 14/10/2022 tại nhà thờ chánh tòa Salamanque : « Người đàn ông bí ẩn », tái tạo người đàn ông của Tấm Khăn Liệm Thánh, lần đầu tiên được tạc cách siêu thực và hoàn toàn phù hợp với các phân tích của Tấm Khăn Liệm Thánh ở thành Turin. Các kết quả thật kinh ngạc và cho thấy một hình ảnh chưa từng có, nếu không muốn nói là rất bạo lực về cuộc Thương khó của Chúa Kitô.
ĐỨC PHANXICÔ : “HÃY NHÌN LÊN THẬP GIÁ ĐỂ NIỀM HY VỌNG NẢY SINH TRONG CHÚNG TA”

Chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu bị lột trần và thương tích, và hãy trở về với điều cốt yếu, với sự đơn sơ, và hãy biến những vết thương của chúng ta thành nguồn hy vọng, và cũng để giúp chữa lành vết thương của tha nhân. Đức Phanxicô đã dành bài giáo lý về « Đấng Chịu Đóng Đinh, nguồn hy vọng » để giúp các tín hữu bước vào Tam Nhật Thánh.
ĐỨC PHANXICÔ : HÃY QUAN TÂM ĐẾN « NHỮNG CHÚA KITÔ BỊ BỎ RƠI »

Trong Lễ Lá, hôm Chúa Nhật 2/4/2023, Đức Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hướng đến “những người bị bỏ rơi”. Ngài cảm ơn mọi người về lời cầu nguyện dành cho ngài trong thời gian nằm viện.
VIDEO BÀI GIẢNG TĨNH TÂM CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM: HÃY RA KHỎI NHỮNG NẤM MỒ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Bài giảng vào ngày Chúa Nhật 26/3/2023, tại nhà thờ thánh Đaminh – Ba Chuông. Bắt đầu từ phút thứ 7:25. (nguồn: gxdaminh.net).
HÃY NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CHÚA ĐÃ LÀM

(Thánh vịnh 104, 4-5)
Hôm nay là ngày thứ 5 của tuần thứ 5 mùa chay (ngày 30 tháng 3 năm 2023), tôi đến văn phòng làm việc tại cư xá sinh viên Thánh Thomas More, có trụ sở nằm đối diện với Đại học Tây Úc. Vào khoảng lúc 10 giờ ba mươi phút, tôi đi sang bên nhà nguyện để chuẩn bị mọi thứ cho thánh lễ mà tôi sẽ cử hành lúc 12 giờ trưa cho các sinh viên. Việc đầu tiên tôi làm là dọn đồ lễ, chuẩn bị bánh rượu và xem qua các bài đọc trong thánh lễ hôm nay. Tôi lướt qua bài đọc 1, trích từ sách Sáng Thế (St 17, 3-9), nói về việc Thiên Chúa thiết lập giao ước với ông Abraham, vì Chúa muốn đặt ông làm tổ phụ nhiều dân tộc.
BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG: LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 9. CÁC CHỨNG NHÂN: THÁNH PHAOLÔ 1

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Để minh họa hành trình giáo lý của chúng ta về lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta nhìn vào hình ảnh của thánh Phaolô Tông đồ. Câu chuyện của ngài mang tính biểu tượng. Chúng ta nhận thấy rằng lòng nhiệt thành của ngài đối với Tin Mừng xuất hiện sau khi ngài hoán cải. Không phải một ý tưởng đơn giản hay một xác tín đã biến đổi ngài, nhưng là cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô Phục Sinh.
ĐỨC PHANXICÔ : CHỦNG VIỆN, MỘT NƠI ĐỂ NÓI SỰ THẬT VỚI CHÍNH MÌNH

Sáng thứ Hai 27/3/2023, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các giám mục, chủng sinh và các nhà đào tạo của họ đến từ Calabria, một vùng ở miền Nam nước Ý. Cảnh giác óc thăng tiến địa vị lợi lộc (carriérisme), ngài khích lệ họ giữ Chúa làm nền tảng cho thừa tác vụ linh mục của mình, trước khi đề cập thách thức biến đổi các chủng viện.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A: HÃY RA KHỎI NGÔI MỘ CỦA CÁC VẤN ĐỀ CỦA MÌNH ĐỂ LÀM CHỨNG CHO NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚA GIÊSU

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 26/3/2023, qua đoạn Tin Mừng về sự phục sinh của Ladarô, Đức Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy giữ vững đức tin ngay cả khi mọi sự xem ra không còn gì hy vọng, “đừng để mình bị những cảm giác tiêu cực đè bẹp”. Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ngôi mồ của các vấn đề của mình để phó thác cho Chúa Giêsu, Đấng ban sự sống, và đồng thời “làm chứng cho niềm hy vọng và niềm vui của Chúa Giêsu” trong môi trường sống của mình.
HƯỚNG TỚI MỘT LINH ĐẠO HIỆP HÀNH

HƯỚNG TỚI MỘT LINH ĐẠO HIỆP HÀNH
MÔ TẢ Tài liệu này cung cấp một tổng quan chọn lọc về các khía cạnh chủ yếu và các nguồn hữu ích giúp khai triển một linh đạo cho tính hiệp hành và cho tiến trình Thượng Hội đồng. (Ủy ban Linh đạo, Tiểu ban Linh đạo hiệp hành).
BÀI GIÁO LÝ VỀ LÒNG SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 8. HÌNH THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦU TIÊN : CHỨNG TÁ (x. EVANGELII NUNTIANDI)

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, chúng ta đặt mình vào trường học của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của thánh Phaolô VI, hiến chương nền tảng của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện đại. Nếu việc loan báo Tin Mừng đòi hỏi đức tin được tuyên xưng, nghĩa là sự gắn bó rõ ràng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng vì yêu thương đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta, thì trước hết nó là một chứng tá về cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, nhờ Ngài ơn cứu độ được thực hiện.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM A: XIN ƠN NGẠC NHIÊN TRƯỚC NHỮNG HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA

“Hôm nay, chúng ta hãy xin ơn biết ngạc nhiên mỗi ngày trước những hồng ân của Thiên Chúa và nhận ra những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, ngay cả những hoàn cảnh khó chấp nhận nhất, như những cơ hội để làm điều tốt, như Chúa Giêsu đã làm với người mù”. Đức Phanxicô đã mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật IV Mùa Chay nhằm ngày 19/3/2023.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG BUỔI CỬ HÀNH SÁM HỐI « 24 GIỜ CHO CHÚA » : LẠY THIÊN CHÚA, XIN THƯƠNG XÓT CON LÀ KẺ TỘI LỖI

Chiều ngày 17/3/2023, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ giáo xứ Santa Maria delle Grazie ở Rôma để cử hành nghi thức sám hối, trong khuôn khổ « 24 giờ cho Chúa » lần thứ 10, một sáng kiến Mùa Chay diễn ra nơi các giáo phận trên toàn thế giới. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi đừng để cho cái tôi hay « sự giả hình bề ngoài » thắng thế, nhưng hãy đến cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa trong sự thật về con người nghèo nàn, tội lỗi của chúng ta.
TỔNG HỢP MƯỜI MỘT KINH CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH GIUSE CỦA ĐỨC PHANXICÔ

« Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị thánh nào đã chiếm nhiều chỗ như thế trong huấn quyền giáo hoàng như thánh Giuse, bạn trăm năm của Mẹ ». Xác tín mạnh mẽ về điều này, Đức Phanxicô đã công bố vào ngày 8/12/2020 một Tông thư về thánh Giuse, dưới tựa đề « Patris corde » – « Trái tim người cha », và đã dành một năm đặc biệt để tỏ lòng sùng kính Người. Qua Tông thư này, Đức Thánh Cha cho thấy thánh Giuse đã biến cuộc đời mình thành một sự phục vụ cho mầu nhiệm Nhập Thể. Và « tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy nơi thánh Giuse con người thầm lặng, con người hiện diện hằng ngày, kín đáo và ẩn mình, một người cầu thay nguyện giúp, một người nâng đỡ và là một người hướng dẫn trong những thời điểm khó khăn ».
NHỮNG THẦN HỌC GIA LỚN CỦA THẾ KỶ XX : LOUIS BOUYER

Sau Lubac, Daniélou và Balthasar, Jean Duchesne đề cập đến Louis Bouyer. Mục sư của Giáo hội Tin Lành Luther trở lại đạo Công giáo, ngài đã khám phá tầm quan trọng của phụng vụ và truyền thống, đặc biệt nhờ các tu sĩ dòng Biển Đức. Gần gũi với Đức Phaolô VI, ngài đã đóng một vai trò quan trọng nhưng phê bình trong việc thực hiện các cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II.
TIẾP KIẾN CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO, ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHẤN MẠNH VIỆC GIÁO DỤC NỀN VĂN HÓA GẶP GỠ

Đối với Đức Thánh Cha, việc ngài tiếp kiến phái đoàn tu sĩ Phật giáo từ Đài Loan tại Vatican vào ngày 16/3/2023 là một ví dụ đẹp đẽ về « nền văn hóa gặp gỡ » mà ngài rất tha thiết trong khuôn khổ đối thoại liên tôn. Đó là cơ hội cho mỗi người đối thoại biết mình rõ hơn.