PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO THÁI LAN, MỘT TÌNH BẠN ĐƯỢC CỦNG CỐ
Hôm 17/6/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến phái đoàn Phật tử Thái Lan, cùng với một số đại diện của Giáo hội Công giáo Thái Lan. Đức Thánh Cha đã chúc mừng « sự gia tăng dần dần và ổn định « việc đối thoại hữu nghĩ và hợp tác chặt chẽ » » giữa hai tôn giáo. Điều đó còn cần thiết hơn nữa khi đối mặt với « tiếng kêu của một nhân loại bị tổn thương và một Trái Đất bị xâu xé ».
THẦN HỌC , MỘT SỰ PHỤC VỤ VÀ LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC VỀ CON NGƯỜI THEO ĐỨC PHANXICÔ
Trong bài phát biểu dịp gặp gỡ các nhà đào tạo của chủng viện của Tổng Giáo phận Milan hôm 17/6/2022, Đức Phanxicô đã mô tả cách thức mà vai trò của thần học ngày nay phải được hình dung : một sự phục vụ đức tin của Giáo hội, một trường học có khả năng đào tạo « các chuyên viên về con người và sự gần gũi », và là một phương tiện loan báo Tin Mừng.
VATICAN : ĐHY GAMBETTI CỬ HÀNH THÁNH LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
Trong thánh lễ trọng thể được cử hành ngày 16/6/2022 tại vương cung thánh đường thánh Phêrô, ĐHY Mauro Gambetti, tổng đại diện của Đức Phanxicô cho Thành Vatican, đã mời gọi đặt mình vào trường học của bí tích Thánh Thể : không ai trong chúng ta muốn hạ mình, ngay cả khi chúng ta khao khát yêu thương, nhưng đó là cách chúng ta phải làm cùng với Chúa Kitô để sống cuộc đời của mình.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM C : MỪNG LỄ CHÚA BA NGÔI LÀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỐI SỐNG CỦA CHÚNG TA
« Việc cử hành lễ Chúa Ba Ngôi không phải là một bài tập thần học, nhưng là một cuộc cách mạng trong lối sống của chúng ta. » Đức Phanxicô nhấn mạnh như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, hôm 12/6/2022.
THIÊN CHÚA CÓ CẢM XÚC KHÔNG ?
Thiên Chúa, hữu thể hoàn hảo và bất biến, có thể chịu sự chi phối của cảm xúc không ? Vấn đề đã được tranh luận từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Nó được liên kết chặt chẽ với niềm tin vào sự Nhập thể, vốn nhìn thấy nơi Chúa Giêsu-Kitô con người thật cũng như Thiên Chúa thật.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ : BÀI 13. ÔNG NICÔĐÊMÔ. « MỘT NGƯỜI GIÀ RỒI, LÀM SAO CÓ THỂ SINH RA ĐƯỢC ? » (Ga 3, 4)
Tóm tắt bài giáo lý ngày thứ Tư 8/6/2022 của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu đã giải thích cho ông Nicôđêmô rằng để nhìn thấy Nước Thiên Chúa, cần phải “sinh ra từ ơn trên”. Người Pharisêu đáng kính này muốn biết Chúa Giêsu và đã bí mật đến gặp Ngài, nhưng ông khó hiểu được sự tái sinh mà Chúa Giêsu đã nói với ông, vì ông đã già.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: CHÚA THÁNH THẦN LÀM CHO TIN MỪNG CỦA CHÚA GIÊSU ĐI VÀO TÂM HỒN CHÚNG TA
Trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 5/6/2022, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng trong lễ Ngũ Tuần, lời hứa của Chúa Giêsu đã được thực hiện: Người đã sai Thánh Thần của Người, Đấng dạy dỗ và nhắc nhớ cho chúng ta về những gì Người đã nói. Đức Thánh Cha đã suy niệm về hai hoạt động qua đó Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu đi vào tâm hồn chúng ta: dạy dỗ và nhắc nhớ.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 2022 : ĐẶT MÌNH VÀO TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, hôm 5/6/2022, do ĐHY Giovanni Battista Re chủ tế, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần « dạy chúng ta bắt đầu từ đâu, đi theo con đường nào và bước đi như thế nào » trong hành trình cuộc đời của chúng ta. Vì thế, ngài cho thấy Chúa Thánh Thần là « động cơ » và « ký ức » của đời sống thiêng liêng của chúng ta.
TẠI SAO NÓI RẰNG NGƯỜI NGHÈO PHÚC ÂM HÓA CHÚNG TA ?
Trong nhiều tổ chức từ thiện, chúng ta nghe nói rằng « người nghèo phúc âm hóa chúng ta ». Thế nhưng, nhiều Kitô hữu nghĩ rằng chính họ mới là những người phải phúc âm hóa người nghèo, và, do đó, bối rối trước lỗi diễn đạt này. Étienne Grieu, hiệu trưởng Trung tâm Sèvres (Paris), giải thích ý nghĩa của nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 12. « XIN ĐỪNG BỎ RƠI CON KHI SỨC LỰC SUY TÀN» (Tv 71(70), 9)
« Có một « giáo huấn của sự mong manh », đừng che giấu những điểm yếu của mình… Chúng có thực, đó là một thực tại và có một giáo huấn của sự mong manh, mà tuổi già có thể nhắc nhở chúng ta …. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta. Giáo huấn này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chúng ta. … cần thiết vì lợi ích của việc sống chung của tất cả mọi người. Việc gạt người cao tuổi ra bên lề xã hội, ở bình diện khái niệm cũng như thực tiễn, làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, chứ không chỉ là mùa của tuổi già. »
ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, LỜI CẦU NGUYỆN CÓ THỂ THAY ĐỔI SỐ PHẬN CỦA THẾ GIỚI
Trong vương cung thánh đường Đức Bà Cả, hôm 31/5/2022, Đức Phanxicô đã chủ sự buổi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình, vào cuối Tháng Đức Mẹ, được liên kết trực tuyến với các đền thánh của các quốc gia khác nhau và trước sự đại diện đông đảo của các tín hữu Ucraina. Lời khẩn cầu đến Đức Trinh Nữ : hòa giải các tâm hồn đầy bạo lực và báo thù, uốn nắn lại những suy nghĩ mù quáng bởi khát vọng làm giàu cách dễ dàng.
LỄ AN TÁNG ĐHY SODANO: CON NGƯỜI HẢO TÂM VÀ BỔN PHẬN
Tang lễ của ĐHY Sodano diễn ra ngày 31/5 lúc 11g00 ở vương cung thánh đường thánh Phêrô. Thánh lễ do ĐHY Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng y đoàn chủ tế. Cuối buổi lễ, Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức phó dâng lần cuối và từ biệt.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI NĂM C: CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI ĐỂ BAN THÁNH THẦN VÀ CẦU BẦU CHO CHÚNG TA
« Khi lên Trời, thay vì ở lại bên cạnh một vài người với thân xác của mình, Chúa Giêsu trở nên gần gũi với tất cả mọi người nhờ Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong chúng ta, vượt qua những rào cản thời gian và không gian, để biến chúng ta trở thành chứng nhân của Ngài trên thế giới.» Đức Phanxicô giải thích biến cố Chúa Giêsu lên Trời như thế trong buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 29/5/2022, lễ Chúa Giêsu Lên Trời.
CẦU NGUYỆN: 10 ĐIỂM BẠN CẦN GHI NHỚ VÀ THỰC HÀNH
Gần đây tôi có chia sẻ với các bạn trẻ và quý độc giả Công giáo về một chân lý cốt yếu trong đời sống tâm linh của chúng ta, đó chính là: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
ĐỨC PHANXICÔ : « CHÚA THÁNH THẦN LÀ NHÂN VẬT CHÍNH, KHÔNG PHẢI CHÚNG TA »
Trong sứ điệp video gởi cho Ủy ban Tòa Thánh về Châu Mỹ Latinh đang họp đại hội khoáng đại, Đức Phanxicô nói về tính hiệp hành trong Giáo hội vốn không phải là một tổ chức theo thời trang. « Tính hiệp hành mà không có hiệp thông có thể trở thành chủ nghĩa dân túy trong Giáo hội », ngài cảnh báo và đồng thời khích lệ vượt qua não trạng giáo sĩ trị trong mọi lãnh vực và mời gọi phó thác cho Chúa Thánh Thần.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 11. ĐÊM TỐI BẤP BÊNH VỀ Ý NGHĨA VÀ MỌI SỰ TRONG CUỘC SỐNG
Hôm 25/5/2022, tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, lần này, dựa vào sách Giảng viên, Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa và bài học sâu xa mà sách này mang lại, đặc biệt cho người cao tuổi.
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
UCRAINA : ĐHY PAROLIN HƯỚNG ĐẾN « VỊ THÁNH CỦA NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ »
Hôm 22/5/2022 tại Ombrie, cử hành lễ thánh nữ Rita, ĐHY Parolin đã gợi lên sự can thiệp của người bầu chữa cho những trường hợp bất khả để chấm dứt chiến tranh ở Ucraina. Thánh nữ Rita de Cascia là một trong những vị thánh phổ biến nhất mà Giáo hội cậy nhờ.
“VÌ KHÔNG CÓ THẦY, ANH EM CHẲNG LÀM GÌ ĐƯỢC”
Trong tuần vừa qua, tôi có dịp cử hành thánh lễ tại nhà nguyện của Đại học Notre Dame tại thành phố Fremantle, tiểu bang Tây Úc, và bài Tin Mừng của thánh lễ hôm ấy được trích ở chương 15, từ câu 1 đến câu 17 của Phúc Âm thánh Gioan, mà tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau:
BÀI GIẢNG CỦA ĐHY TAGLE TRONG THÁNH LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC CHO CHỊ PAULINE JARICOT
Hôm Chúa Nhật 22/5/2022, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle đã chủ sự thánh lễ phong chân phước cho chị Pauline Jaricot, người đã sáng lập « Hội truyền bá đức tin » và « Hội Mân Côi sống động ». Trong bài giảng của mình, dựa vào các đoạn Lời Chúa của Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm C, ĐHY đã suy niệm về ba ân huệ (món quà) mà chúng ta đã nhận được : lời của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần và ơn bình an của Chúa Giêsu.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C : LẠY CHÚA, XIN BAN CHO CON BÌNH AN CỦA CHÚA ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH
« Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có oán thù nào có thể ngăn cản chúng ta kiên quyết cầu xin món quà này từ Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta bình an. Càng cảm thấy lòng mình phiến động, càng cảm thấy chúng ta lo lắng, thiếu kiên nhẫn, tức giận, thì chúng ta càng xin Chúa ban cho Thánh Thần bình an. Chúng ta hãy học nói mỗi ngày: « Lạy Chúa, xin ban cho con bình an của Chúa, xin ban cho con Thánh Thần của Chúa » ».