NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA KITÔ GIÁO SƠ KHAI
Trước Chiếu chỉ Milan năm 313 sau Chúa Giêsu, một Chiếu chỉ cho phép các Kitô hữu tự do thực hành tôn giáo của mình trong đế quốc, các Kitô hữu đã phải cách sống kín đáo để tránh bị bách hại. Lúc đó, các biểu tượng trở nên một phương tiện giao tiếp tuyệt vời.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN C : CÁC MỐI PHÚC XÁC ĐỊNH CĂN TÍNH CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊSU
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 13/2/2022, Đức Phanxicô đã mời các tín hữu đào sâu mối tương quan của họ với các Mối Phúc, bằng cách « chấp nhận nghịch lý của các Mối Phúc » và đồng thời hiểu rằng chính « các Mối Phúc xác định căn tính của người môn đệ của Chúa Giêsu ». Và « đối diện với nghịch lý của các Mối Phúc », các môn đệ chấp nhận bị thách đố, với « ý thức rằng không phải Thiên Chúa phải đi vào lôgíc của chúng ta, nhưng chúng ta đi vào lôgíc của Ngài ».
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CHO ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG CỔ VÕ TÂN PHÚC ÂM HÓA : « CHÚNG TA HOÀN TOÀN TIN TƯỞNG RẰNG ĐẠI DỊCH SẼ CÓ THỂ ĐƯỢC VƯỢT QUA »
Đức Thánh Cha thông báo việc tổ chức Năm Thánh 2025, với chủ đề « Những người hành hương hy vọng ». Trong bức thư gởi cho Đức cha Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tân Phúc Âm hóa, người tổ chức Năm Thánh này, Đức Phanxicô kêu gọi thực hiện một sự chuẩn bị sẽ cho phép dân Kitô hữu sống trọn vẹn biến cố này, trong tất cả sức mạnh mục vụ của nó.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE : BÀI 11. THÁNH GIUSE, BỔN MẠNG CỦA SỰ CHẾT LÀNH
« Chúng ta phải đồng hành với mọi người cho đến khi chết, nhưng không được gây ra cái chết hay thúc đẩy bất cứ hình thức tự sát nào. Tôi nhắc lại rằng quyền được chăm sóc và điều trị cho mọi người phải luôn ưu tiên, để những người yếu nhất, đặc biệt là người già và bệnh tật không bao giờ bị gạt bỏ. » Đức Phanxicô kêu gọi như thế, tại buổi tiếp kiến chung ngày 9/2/2022, trong bài giáo lý về « Thánh Giuse, bổn mạng của sự chết lành », một bài suy niệm về sự chết và qua đó ngài kêu gọi tôn trọng sự sống của con người.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CÁC LINH MỤC HÃY MƠ VỀ MỘT GIÁO HỘI MAI NGÀY
Trong tâm trạng và với khát vọng nào để dấn thân vào thừa tác vụ linh mục ? Hôm thứ Hai 7/2/2022, Đức Phanxicô đã gợi ý cho các sinh viên của chủng viện Lombard Thánh Ambrôsiô và Thánh Charles của Tòa Thánh ở Urbe, tại trung tâm Rôma, đừng khép kín trong phòng thánh của mình hay trong « lối biện chứng vô ích », nhưng mang Tin Mừng cho một thế giới « đang khao khát Chúa Kitô », như cựu sinh viên của chủng viện là Đức Piô XI đã làm.
ĐỨC PHANXICÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RAI : « CHIẾN TRANH LÀ ĐIỀU VÔ NGHĨA », « ÓC GIÁO SĨ TRỊ LÀ SỰ BẠI HOẠI TRONG GIÁO HỘI», “ĐƯỢC THA THỨ LÀ MỘT QUYỀN CỦA CON NGƯỜI”
Đức Phanxicô, khách mời của chương trình RAI « Che temp che fa » vào tối Chúa Nhật 6/2/2022, đã đề cập nhiều chủ đề với nhà báo Fabio Fazio, và đặc biệt khả năng của ngài chịu đựng gánh nặng của rất nhiều câu chuyện đau khổ và nỗi đau đớn không thể diễn tả được : « Toàn thể Giáo hội giúp đỡ tôi ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN C : « HÃY TỐNG KHỨ SỰ BI QUAN VÀ NGỜ VỰC, VÀ RA KHƠI VỚI CHÚA GIÊSU »
Khi chúng ta ở trong đêm tối cuộc đời của mình và đối diện với sự thất bại, sự bất lực và thất vọng, chính lúc đó Chúa Giêsu đến trong con thuyền trống rỗng của chúng ta, khôi phục niềm tin và chỉ cho chúng ta một hướng đi khác. Đó là lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 6/2/2022.
ĐỨC PHANXICÔ VIẾT LỜI TỰA CHO CUỐN SÁCH PHỎNG VẤN MỘT CỰU MAFIA ĐÃ HOÁN CẢI
« Không bao giờ được giảm thiểu người khác thành lỗi lầm của họ », vì sai lầm « là một giai đoạn, một phân đoạn của cuộc đời, chứ không phải là một điều kiện duy nhất và dứt khoát ». « Cần phải giúp đỡ mỗi người, bằng tình yêu, vượt qua lỗi lầm của mình », Đức Phanxicô viết như thế trong lời tựa của cuốn « Passiamo all’altra riva » (« Chúng ta hãy sang bờ bên kia »), một cuốn sách phỏng vấn của cha Benito Giorgetta với Luigi Bonaventura, nguyên là một mafia giờ đây đã trở thành « cộng tác viên của công lý », người hoán cải.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN LẦN THỨ 26 : « TRUNG TÂM CỦA MỌI THỨ LÀ CHÚA KITÔ »
« Ôm lấy Chúa Giêsu là điều cốt yếu, là chính trọng tâm của đức tin. Đôi khi chúng ta có nguy cơ mất phương hướng, bị cuốn vào hàng ngàn thứ khác nhau, ám ảnh về những vấn đề nhỏ nhặt hoặc lao vào các dự án mới, thế nhưng trung tâm của mọi thứ là Chúa Kitô, đón nhận Người là Chúa của cuộc đời chúng ta. » Đức Phanxicô nhắc nhở cho những người sống đời thánh hiến như thế trong bài giảng thánh lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, ngày 2/2/2022, cũng là Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến lần thứ 26.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE : BÀI 10. THÁNH GIUSE VÀ SỰ HIỆP THÔNG CÁC THÁNH : « KHÔNG PHẢI CÁC THÁNH LÀM PHÉP LẠ »
« Hôm nay tôi muốn tập trung vào một tín điều quan trọng vốn có thể làm phong phú đời sống Kitô hữu của chúng ta và cũng hình thành nên mối tương quan của chúng ta với các thánh và với những người thân yêu đã khuất của chúng ta theo cách tốt nhất có thể : tôi đang nói về sự hiệp thông các thánh. » Đức Phanxicô nói như thế trong bài giáo lý thứ 10 về thánh Giuse hôm 2/2/2022, bàn về « sự hiệp thông các thánh ».
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẤT IV THƯỜNG NIÊN NĂM C: ĐỨC TIN NGANG QUA SỰ SẴN SÀNG ỨNG TRỰC VÀ LÒNG KHIÊM TỐN
Chúa Giêsu “không được tìm thấy bởi những ai tìm kiếm phép lạ – nếu chúng ta tìm kiếm phép lạ, chúng ta sẽ không tìm thấy Chúa Giêsu – bởi những ai tìm kiếm những cảm giác mới lạ, những kinh nghiệm lạ thường, những điều lạ lùng; …. Không, họ sẽ không tìm thấy Ngài. Thay vào đó, Ngài chỉ được tìm thấy bởi những ai chấp nhận đường lối và những thách thức của Ngài, mà không phàn nàn, không nghi ngờ, không chỉ trích và với khuôn mặt buồn thườn thượt”.
ĐỐI VỚI BÁC SĨ NGÔI SAO NÀY, TIN VÀO THIÊN CHÚA LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE
Theo bác sĩ Frédéric Saldmann, bác sĩ tim mạch, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả sách bán chạy nhất, có đức tin sẽ cho phép sống lâu hơn và sức khỏe tốt hơn. Đó là những gì ông đưa ra trong cuốn sách mới nhất của ông « La Santé devant soi » (« Sức khỏe ở phía trước bản thân ») .
« ĐẶT NGƯỜI NGHÈO Ở TRUNG TÂM LÀM CHO GIÁO HỘI TRUNG THÀNH HƠN VỚI TIN MỪNG »
Trung tâm Sèvres – các Phân khoa của dòng Tên ở Paris đã tổ chức một ngày học hỏi về đề tài « Lắng nghe tiếng nói của những người nghèo khổ nhất trong tiến trình hiệp hành » hôm 27/1/2022. Nữ tu Laure Blanchon, giáo viên ở Trung tâm Sèvres, tác giả của một luận án về Giáo hội và người nghèo (1), trình bày vấn đề.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE – BÀI 9 : THÁNH GIUSE, MỘT NGƯỜI « CHIÊM BAO »
Hôm 26/1/2022, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về thánh Giuse, lần này, bài 9 với tựa đề « Thánh Giuse, một người « chiêm bao » », qua đó ngài cho thấy từng ý nghĩa của mỗi giấc mơ của thánh Giuse, mà trong truyền thống Thánh Kinh, như là « tượng trưng cho đời sống thiêng liêng của mỗi người trong chúng ta…, nơi Thiên Chúa biểu lộ và thường nói với chúng ta ». Và « điều quan trọng là nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa trong số những tiếng nói khác ».
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG BUỔI CẦU NGUYỆN KẾT THÚC TUẦN CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ HỮU: HÃY ĐI THEO NGÔI SAO CỦA CHÚA GIÊSU
Chiều 25/1/2022, Đức Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều II lễ thánh Phaolô Tông đồ trở lại, ở vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành, để kết thúc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu chống lại nỗi sợ hãi về sự mới mẻ vốn làm tê liệt con đường lâu dài hướng đến sự hiệp nhất của các Kitô hữu. Đối với ngài, các Đạo sĩ như là hình mẫu cho các Kitô hữu tìm kiếm sự hiệp nhất xung quanh Chúa Giêsu.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C: LỜI CHÚA LUÔN LUÔN LÀ “HÔM NAY”
“Lời Chúa không giống như câu chuyện cổ đại, không: hôm nay. Hôm nay, Lời Chúa nói với trái tim của anh chị em.” Đức Phanxicô nhắc nhớ như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật III thường niên, Chúa Nhật Lời Chúa, và đồng thời nhấn mạnh rằng “Lời Chúa luôn luôn là “hôm nay”” khi giải thích về lời nói của Chúa Giêsu : “Hôm nay lời Thánh Kinh này đã được ứng nghiệm”.
ĐỨC PHANXICÔ KHUYẾN KHÍCH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC CUỘC LẠM DỤNG
Hôm 21/1/2022, các tham dự viên Hội nghị khoáng đại của Bộ Giáo lý Đức tin đã được Đức Phanxicô tiếp kiến. Ngài đã chúc mừng công việc của họ và đề cập đến các chủ đề như phẩm giá con người, sự phân định, cách riêng đối mặt với việc tìm kiếm mặt tâm linh mà không quy chiếu đến Tin Mừng, các cuộc lạm dụng, và việc thăng tiến một đức tin « đích thực và trực tiếp ».
TUẦN CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ HỮU : NHỮNG SUY TƯ CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
Ngày thứ Ba 18/1 bắt đầu Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu với sự quan tâm đặc biệt dành cho các Kitô hữu Đông Phương. Các bài suy niệm năm nay được giao phó cho Hội đồng các Giáo hội ở Trung Đông, có chủ đề : « Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người ». Ở trung tâm của những suy tư này, hoàn cảnh của các Kitô hữu ngày nay ở Đông Phương, và sự cần thiết ngày càng lớn hơn để hành động vì sự hiệp nhất của mình.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN C : THIÊN CHÚA MUỐN NHỮNG GÌ TỐT HƠN CHO CHÚNG TA
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 16/1/2022, giải thích đoạn Tin Mừng về tiệc cưới ở Cana (Ga 2, 1-11), Đức Phanxicô dừng lại ở ý nghĩa của « dấu lạ » theo Thánh Kinh : một dấu chỉ cho thấy tình yêu của Thiên Chúa, Đấng luôn hành động cách dịu dàng, kín đáo và luôn « muốn những gì tốt hơn cho chúng ta ». Từ đó, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta « cố gắng lục lại ký ức » để tìm xem « đâu là những dấu vết của sự hiện diện của Ngài, những dấu lạ Ngài đã làm để chứng tỏ Ngài yêu thương chúng ta ? ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH GIUSE: BÀI 7. THÁNH GIUSE, NGƯỜI THỢ MỘC
“Hôm nay, chúng ta phải tự hỏi mình phải làm gì để khôi phục lại giá trị của lao động ; và chúng ta có thể mang lại đóng góp gì, với tư cách là Giáo hội, để lao động được giải phóng khỏi lôgíc của lợi nhuận đơn thuần và có thể được sống như là một quyền lợi và một bổn phận cơ bản của nhân vị, thể hiện và nâng cao phẩm giá của nhân vị ?”. Đức Phanxicô đã đặt câu hỏi như thế trong bài giáo lý về thánh Giuse, người thợ mộc, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 12/1/2022.