LỄ CHÚA BA NGÔI: HUYỀN NHIỆM CỦA THIÊN CHÚA
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người không chỉ để cứu chuộc loài người mà còn để mạc khải Huyền Nhiệm của Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hội Thánh cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi là để tín hữu tôn kính và mến chuộng Huyền Nhiệm Ba Ngôi ấy. Và còn là để mỗi tín hữu đi sâu vào Huyền Nhiệm và sống trong Huyền Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa!
SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN SAU LỄ HIỆN XUỐNG
“Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,”
“Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.” (dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 20: 19-23; 14: 15-16, 23b-26
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG NĂM C: “ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong tháng 3.2013 vừa qua, các tín hữu Công giáo Việt Nam có hai cơ hội vô cùng đặc biệt để cảm nghiệm sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần trong lòng Hội Thánh Việt Nam và Hội Thánh toàn cầu: Đó là khi (01/03/2013) Ban Thường Vụ Hội đồng Giáo Hội Việt Nam công bố “Thư nhận định và góp ý về việc sửa đổi Hiến Pháp 1992” và khi (13/03/2013) Mật Viện Hồng Y chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, Tổng Giám Mục Buenos Aires (Argentina) làm Giáo Hoàng (danh hiệu Phanxicô) của Giáo Hội Công giáo Rôma.
SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN SAU LỄ CHÚA VỀ TRỜI
“Khi em chết, cõi đời này phải hết,”
“Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN: CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Đức Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần vừa có bài viết rất hay, đáng chúng ta đọc. và suy nghĩ, nhất là trong dịp Lễ Chúa Thăng Thiên: “Chúa Giê-su Phục Sinh với những thành tích và những thương tích.” Lễ Chúa Thăng Thiên (hay Chúa Về Trời) là “mắt xích” cuối cùng của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể và Cứu Chuộc. Thiên Chúa (Cha) chẳng những đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết mà còn đem Người về Trời, như để trọng thưởng công trạng lớn lao của Người.
CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH C: CHỨNG NHÂN
Truyện kể: Thấy một thổ dân Phi Châu đang đọc sách. Một nhà buôn Âu Châu đi ngang qua, hỏi xem anh đọc gì? Anh đáp: Đọc Kinh Thánh. Nhà buôn cười cười nói: Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi! Người Phi Châu đáp: Nếu ở đây mà Kinh Thánh lỗi thời, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi.
SUY NIỆM LỄ CHÚA LÊN TRỜI: RAO GIẢNG VIỆC SÁM HỐI
Chúa Giêsu đã về Trời. Người hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại bằng chính cái chết và phục sinh của Người.
Dòng đời lữ hành của nhân loại vẫn còn tiếp diễn và vẫn còn phải được tiếp tục hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa. Vì thế sứ mạng cứu rỗi nhân loại được chuyển giao cho Hội Thánh của Người, dưới nguồn trợ lực của Chúa Thánh Thần.
CN 6 PS C : YÊU MẾN AI ? GIỮ LỜI AI ?
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ).
Hẳn là Chúa Giêsu quá rõ về lòng dạ hay đổi thay của con người chúng ta: hôm nay nói yêu, ngày mai nói ghét; hôm nay theo Người, mai lại bỏ Người mà đi; hôm nay hứa thề, mai rồi nuốt trôi lời thề hứa… nên Ngài đã báo tin vui có Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta để bảo đảm cho một tương quan thật hoàn hảo giữa chúng ta với Ba Ngôi Thiên Chúa.
SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TUẦN 6 PHỤC SINH NĂM C
“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,”
“Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C: TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chưa có một điều tra, nghiên cứu và thống kê nào cho biết trong số 6-7 triệu giáo dân Việt Nam, có bao nhiêu người hiểu được rằng điều cốt yếu nhất của Ki-tô giáo là tương quan tình yêu của mỗi người và của mỗi cộng đoàn tín hữu với Thiên Chúa và với đồng loại.
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C: BÌNH AN
Truyện kể về bác nông dân nối cầu hòa bình: Ngày nào bác cũng phải khàn cả tiếng để đuổi đám gà của những người hàng xóm. Gà chui qua hàng rào và bới nát cả vườn tược của bác. Bác xin những người láng giềng nhốt gà lại, thế nhưng không ai thèm chú ý đến lời yêu cầu của bác.
CHÚA NHẬT V PS C: TÌNH YÊU ĐỔI MỚI MỌI SỰ
Điều răn trọng nhất trong thời Cựu Ước là “Kính mến Chúa trên hết mọi sự, yêu thương người như mình ta vậy”.
Tôi muốn hiểu hai từ điều răn ấy là Hiến Pháp của Thiên Chúa, của Nước Thiên Chúa, của Hội Thánh và của mỗi tín hữu.
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH C: YÊU THƯƠNG NHAU
Truyện kể: Một vị Giám Mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Ngài hỏi: Bằng dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công Giáo?
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM C: CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Từ ngàn xưa, người La-mã đã có câu: “Homo homini lupus” nghĩa là “con người đối xử với nhau chẳng khác gì chó sói”.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM C : MỤC TỬ SỐNG VÀ CHẾT VÌ CHIÊN
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để mọi tín hữu chiêm ngắm chân dung khả kính khả ái của Vị Mục Tử Nhân Lành là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô và cầu nguyện cách riêng cho các Hồng y, Giám mục và Linh mục đang phục vụ cộng đồng Dân Chúa trong vai trò Lãnh Đạo.
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH C: ƠN BỀN ĐỖ
Chia sẻ tâm tình của một Kitô hữu: Mỗi khi im lặng quanh tôi, dù ban ngày hay ban đêm, tôi thường giật mình vì một lời than. Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng than, tôi ra tìm kiếm và thấy một người đang đau đớn bị đóng đinh trên thánh giá. Và tôi nói: Xin Ngài để tôi đem Ngài xuống. Rồi tôi cố gắng tháo gỡ đinh nơi chân Ngài. Nhưng Ngài nói: Thôi hãy để vậy, vì Ta không xuống được cho đến khi nào mọi người đàn ông, đàn bà và con trẻ cùng đến gỡ Ta xuống. Tôi thưa Ngài: Vậy tôi phải làm gì? Hãy đi khắp thế gian loan báo cho mọi người rằng ngươi đã gặp thấy một người chịu đóng đinh trên thập giá để cứu chuộc họ.
SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN III PHỤC SINH C
“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”
“Tự an ủi mình, khi cắn nỗi sầu đau.”
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C : ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Việc mật viện Hồng Y chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục Tổng giáo phận Buenos Aires (Argentina), làm Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, giúp mọi người tín hữu hiểu sâu sắc hơn “ơn gọi và sứ mạng” của Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô.
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM C : CẢM TẠ VÀ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT!
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Chính Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo Hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina:
SUY NIỆM LỜI CHÚA TAM NHẬT THÁNH: THỨ NĂM, THỨ SÁU, THỨ BẢY TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM (T5 TT.C)
(Xh 12, 1-8.11-14; 1 Cor 11, 23-26; Ga 13, 1-15).
Vì nạn đói, con cháu của tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob đã di dân vào Ai-cập khoảng năm 1700 B.C. và cư ngụ tại đó gần 430 năm.