BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TẠI JAKARTA: LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ MẠO HIỂM RA KHƠI
Chiều thứ Năm ngày 5/9/2024, Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại sân vận động Gelora Bung Carno ở Jakarta. Dựa trên câu chuyện mẻ cá kỳ lạ trong Tin Mừng Luca, ngài khuyến khích Giáo hội Indonesia luôn mạo hiểm ra khơi và thả lưới trở lại, ngay cả sau những đêm thất bại hoặc thất vọng. Ngài kêu gọi: “Chúng ta đừng tiếp tục là tù nhân của những lầm lỗi của chính mình. Thay vì chỉ cứ dán mắt vào những mảnh lưới trống rỗng, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giê-su và cậy trông vào Ngài”.
TẠI SAO ĐÔNG TIMOR CÓ ĐẾN GẦN 98% NGƯỜI CÔNG GIÁO?
Đức Thánh Cha Phanxicô được chờ đợi ở Đông Timor, nơi ngài sẽ lưu trú từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 9 năm 2024. Nhà sử học và địa lý Frédéric Durand có cuộc phỏng vấn dài về lịch sử và căn tính của đất nước này, bao gồm phần lớn người Công giáo.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRỞ THÀNH VÀ LAN TỎA HƯƠNG THƠM CỦA TIN MỪNG
Trong cuộc gặp gỡ sáng thứ Ba ngày 10/9/2024, tại nhà thờ chính tòa Dili, với các giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên Đông Timor, Đức Phanxicô đã khuyến khích họ hãy trở thành hương thơm của Chúa Giêsu. Ngài cũng cảnh báo họ chống lại cám dỗ kiêu ngạo và tiền bạc, mời gọi họ chăm lo cho dân chúng.
SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO LÀ CÔNG TRÌNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA “KỸ THUẬT” CỦA CHÚNG TA
Suy nghĩ về ngày đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Papua New Guinea.
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CÁC TÍN HỮU VANIMO LAN TỎA TÌNH YÊU ĐỂ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI
Sau khi cử hành thánh lễ đại triều ở Cảng Moresby sáng Chúa Nhật ngày 8/9/2024, Đức Phanxicô đã dừng chân tại cảng Vanimo, trên bờ biển phía bắc Papua New Guinea, để gặp gỡ 20.000 tín hữu của giáo phận này đang tụ tập trên khu đất trước nhà thờ chánh tòa Thánh-Giá. Ngài kêu gọi Giáo hội trẻ trung và năng động của quốc gia Châu Đại Dương này hãy lan tỏa tình yêu thương để vượt qua sự chia rẽ.
“HỠI DÂN TỘC PAPUA, ĐỪNG SỢ, HÃY MỞ RA”
Trước sự hiện diện của 35.000 tín hữu, Đức Phanxicô đã chủ tế thánh lễ trọng thể hôm Chúa Nhật ngày 8/9/2024, lễ trọng thể Sinh nhật Đức Maria, “Maria Helpim”, Đức Maria Phù hộ các Giáo hữu được tôn kính trong nước. Dưới bầu trời xán lạn, ngài khuyến khích người Công giáo Papua New Guinea hãy mở ra cho Thiên Chúa và tha nhân. Nhắc lại rằng vùng đất Đại Dương được hiệp nhất với Chúa, không hề tách rời, ngài đã suy niệm về những khoảng cách và sự gần gũi thiêng liêng.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI GIÁO HỘI PAPUA LOAN BÁO TIN MỪNG VỚI NIỀM HY VỌNG
Đức Thánh Cha đã dành bài phát biểu thứ hai tại Papua vào ngày 7/9/2024 cho hàng giáo sĩ địa phương, một hàng giáo sĩ còn non trẻ và truyền giáo ở đất nước này, nơi Tin Mừng chỉ mới đến gần 150 năm trước. Tại đền thánh Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, rất được tôn kính ở Châu Á-Châu Đại Dương, ngài đã mời gọi Giáo hội trẻ địa phương, với nhiều đặc sủng phong phú, tiếp tục kiên trì loan báo Tin Mừng, trong sự gan dạ, vẻ đẹp và hy vọng.
“NGƯỜI CÔNG GIÁO PAPUA PHẢI SỐNG ĐỨC TIN VỚI TRÁI TIM CỦA NGƯỜI MELANESIA”
Được hình thành từ các xã hội vi mô truyền thống có niên đại hằng ngàn năm, Papua New Guinea đã biết đến Tin Mừng cách đây 150 năm, với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo châu Âu. Giáo hội Công giáo kể từ đó đã lan rộng đến những ngôi làng biệt lập nhất trên vùng núi cao của hòn đảo Telluric, nơi có hằng nghìn lẻ một dân tộc. Một Giáo hội địa phương tự quản và độc lập được hình thành thông qua sự tham gia, sứ mạng và hội nhập văn hóa ngày càng tăng của các tín hữu.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI LẮNG NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA ĐỂ DÁM RA KHƠI
Vào chiều Thứ Năm ngày 5/9/2024, Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại sân vận động Gelora Bung Carno ở Jakarta, điểm dừng chân cuối cùng của chuyến tông du tới quần đảo này. Dựa trên câu chuyện mẻ cá kỳ lạ trong Tin Mừng theo Thánh Luca, ngài khuyến khích Giáo hội Indonesia luôn mạo hiểm ra khơi và thả lưới trở lại, ngay cả sau những đêm thất bại hoặc thất vọng.
SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO TẠI CHÂU Á, MỘT CUỘC HỘI NHẬP VĂN HÓA THEO BƯỚC CHÂN CỦA CÁC CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC TIN
Triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô được đánh dấu bằng niềm say mê loan báo Tin Mừng và mong muốn cải cách Giáo hội theo hướng truyền giáo. Và hành trình Châu Á và Châu Đại Dương do Đức Thánh Cha thực hiện hoàn toàn nhất quán nằm trong chiều hướng truyền giáo này. Ngày nay, tự quản và hưng thịnh, các Giáo hội trẻ của bốn quốc gia được viếng thăm đã làm phong phú cho Giáo hội hoàn vũ bằng chứng tá của mình. Cha Gilles Berceville, Giám đốc Viện Lịch sử Truyền giáo của Học viện Công giáo Paris, đề cập đến những biến đổi của sứ mạng truyền giáo tại Châu Á.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI CÁC HƯỚNG ĐẠO SINH: TÌNH HUYNH ĐỆ VÀ PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO
Trong một thông điệp gửi tới các tham dự viên cuộc gặp gỡ các lãnh đạo Hướng đạo Ý, sẽ kết thúc vào Chúa Nhật 25/8/2024, tại Verona, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự cam kết giáo dục” đối với “trẻ em, thiếu niên và giới trẻ vốn phải được đồng hành với sự khôn ngoan và được nâng đỡ bằng tình thương”. Ngài chỉ ra rằng một nền đào tạo tốt là cần thiết và đồng thời nói thêm: “Các nhà đào tạo giáo dục trước hết bằng cuộc sống của họ, hơn là bằng lời nói”.
ĐỨC PHANXICÔ: ĐỜI SỐNG TU TRÌ LÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TRONG SỰ THÁNH THIỆN
Hôm thứ Hai ngày 12/8/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến tại Vatican các tham dự viên của các tổng tu nghị của bốn dòng tu. Khi bắt đầu bài phát biểu của mình, ngài nhắc lại rằng với tổng tu nghị này, các tham dự viên có ân sủng và trách nhiệm sống một thời điểm cơ bản không chỉ đối với đời sống của các dòng tu của họ, mà còn đối với toàn thể Giáo hội. Ngài cũng kêu gọi họ tiếp tục “sứ mạng của mình với lòng tín thác”.
“THIÊN CHÚA GẦN GŨI TÔI HƠN KỂ TỪ KHI PHÁT HIỆN RA CĂN BỆNH UNG THƯ CỦA TÔI”
Nữ tu Grazielle Rigotti thuộc cộng đoàn Tông đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu được chẩn đoán mắc bệnh u buồng trứng vào năm 2023 và tiếp tục điều trị sau một thời gian khó khăn bằng phẫu thuật và hóa trị. Sơ vừa lãnh nhận Bí tích Xức dầu Bệnh nhân, và xác nhận những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc tái khám phá bí tích này, vốn không chuẩn bị cho bệnh nhân cái chết, nhưng mang lại cho sơ “sức mạnh của Chúa và trở thành một dấu hiệu hữu hình của lòng trắc ẩn và niềm hy vọng“.
ĐỨC CHA ALLYS, TÔNG ĐỒ BẰNG SỰ CHỊU ĐỰNG
Chúng tôi từng đề cập đến Đức cha Eugène – Marie – Joseph Allys (Lý) (1852-1936) trong bài « Có một vị mục tử như thế ! » để nói về việc ngài đã họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành trong cuộc đời truyền giáo ở Việt Nam, và tính cách thời sự của ngài như thế nào, trong việc không chỉ là mẫu gương cho những người loan báo Tin Mừng hôm nay, nhưng còn là người đã sống trước những nét mới mẻ mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra cho Giáo hội về một người môn đệ-truyền giáo-phục vụ. Giờ đây, qua bài viết này, chúng tôi muốn dừng lại ở một nét nổi bật nhất nơi con người thừa sai của Đức Cha : tông đồ bằng sự chịu đựng.
TRUNG QUỐC: THEO ĐHY PAROLIN, SỰ VÂNG PHỤC ĐỨC THÁNH CHA KHƠI LẠI LÒNG ÁI QUỐC
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa thánh đã phát biểu hôm thứ Ba, 21/5/2024, tại hội nghị quốc tế được tổ chức tại Đại học Urbanô về Công đồng đầu tiên ở Trung Quốc, một trăm năm sau khi tổ chức nó tại Thượng Hải. ĐHY Parolin nhắc lại rằng nó là gương mẫu cho nhiều xứ truyền giáo khác và đồng thời hoan nghênh công việc vĩ đại được thực hiện bởi Đại diện Tông Tòa là Đức cha Costantini. Về phần mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh Giáo hội ở Trung Quốc phải mang lấy bộ mặt Trung Quốc hơn.
DẪN VÀO SỨ MẠNG HỌC
Lm. Lê Công Đức, PSS
Soạn theo An Introduction to Missiology của Domingo Moraleda, CMF (ICLA/Pontifical University of Santo Tomas, 2004-2005); cùng với tài liệu tham khảo chính:
ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TIẾP TỤC “NÓI VỀ HÒA BÌNH VỚI NHỮNG AI ĐANG MUỐN CHIẾN TRANH”
Trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng Năm, Đức Phanxicô đã khuyến khích các tín hữu đừng nản lòng trước những bất hạnh của thế giới, và hãy không ngừng “ngước mắt nhìn về những chân trời hòa bình, tình huynh đệ, công lý và tình liên đới”.
THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỞI CÁC CHA SỞ : XÂY DỰNG MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH TRUYỀN GIÁO
Làm nổi bật những kho tàng ẩn giấu trong cộng đoàn của họ, thực hành sự phân định cộng đoàn và chia sẻ tình huynh đệ giữa các linh mục và giám mục: đây là ba khuyến nghị chính mà Đức Phanxicô, trong một lá thư, đã chia sẻ với các linh mục vào cuối cuộc gặp gỡ quốc tế “Các cha sở vì Thượng Hội đồng”. Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên hãy tiếp tục sống và truyền lại những gì họ đã trải nghiệm và học được trong những ngày gần đây.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 16. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA GIÁO HỘI SƠ KHAI
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, cầu nguyện là nền tảng cho động lực truyền giáo của cộng đoàn đầu tiên ở Giêrusalem, là điểm quy chiếu cho mọi kinh nghiệm Kitô hữu khác.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIỚI TRẺ VENISE: RA KHỎI THẾ GIỚI ẢO ĐỂ CÁCH MẠNG HÓA THẾ GIỚI THỰC
Đối với Thiên Chúa, không ai là “hồ sơ kỹ thuật số”, chúng ta là “con cái của thiên đường”, Đức Thánh Cha tuyên bố trước 1.500 giới trẻ Venise tụ tập vào Chúa Nhật ngày 28 tháng 4 năm 2024 trước Vương cung thánh đường Cứu Độ. Ngài mời gọi “chỗi dậy và ra đi” và trở thành “quà tặng”, thoát khỏi điện thoại và mạng xã hội để trở thành người tạo ra sự mới mẻ và vẻ đẹp nhằm cách mạng hóa thế giới bằng cách biến nó thành một không gian nơi mọi người đều có vị trí của mình.