22 NHÀ TRUYỀN GIÁO BỊ GIẾT CHẾT TRÊN THẾ GIỚI VÀO NĂM 2021
Theo báo cáo hàng năm của hãng thông tấn Fides của Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc, được công bố hôm 30/12/2021, có 22 nhà truyền giáo bị giết chết vào năm 2021, trong đó có 12 linh mục, 1 tu sĩ nam, hai tu sĩ nữ và 6 giáo dân.
CARITAS QUỐC TẾ, HIỆN DIỆN BÊN CẠNH NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TỪ 70 NĂM NAY
Ngày 12/12/2021, Liên đoàn Caritas Quốc tế sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập. Vị tổng thư ký của Liên đoàn, ông Aloysius John, nói với truyền thông Vatican về tầm quan trọng của dịp kỷ niệm này và những thách đố cấp bách nhất đối với Liên đoàn Caritas trong thời gian đại dịch này.
ĐẠO CÔNG GIÁO TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN Ở CHÂU PHI VÀ CHÂU Á, NHƯNG SUY GIẢM Ở CHÂU ÂU
Nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, Chúa Nhật 24/10/2021, hãng thông tấn Fides cung cấp một bảng thống kê hàng năm về hoàn cảnh của Giáo hội Công giáo trên thế giới.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 95 : « CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ NÍN LẶNG VỀ ĐIỀU CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ NGHE » (Cv 4, 20)
“Ơn gọi truyền giáo không phải là điều gì đó của quá khứ hay là một kỷ niệm lãng mạn của ngày xa xưa. Hôm nay, Chúa Giêsu cần đến những tâm hồn có khả năng sống ơn gọi của mình như là một câu chuyện tình yêu đích thực, làm cho họ đi ra đến các vùng ngoại biên của thế giới và trở thành những sứ giả và những dụng cụ của lòng trắc ẩn. Và đó là lời kêu gọi mà Ngài nói với mọi người, cho dù không theo cùng một cách thức.” Đó là lời kêu gọi của Đức Phanxicô trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Giáo 2021.
MƯỜI LẦN GIÁO HỘI LẼ RA PHẢI BIẾN MẤT, MƯỜI LẦN GIÁO HỘI ĐÃ CHỖI DẬY
Những thách đố mà Giáo hội phải đương đầu qua nhiều thế kỷ đã chưa bao giờ thiếu đối với Giáo hội, từ bên ngoài hay từ bên trong. Trong cuốn sách mới nhất của mình, « Giáo hội có thể biến mất không ? » (nxb. Mame), Didier Rance kể lại lịch sử của Giáo hội dưới ánh sáng của sự Phục sinh.
TƯỞNG NHỚ CỐ LINH MỤC JEAN-BAPTISTE ETCHARREN : « ĐẸP THAY BƯỚC CHÂN NHỮNG SỨ GIẢ LOAN BÁO TIN MỪNG » (Rm 10, 15)
« Đại Ân nhân » là từ ngữ được thốt lên trên môi miệng của nhiều Kitô hữu Việt Nam nói chung và của Giáo phận Huế nói riêng, trước sự ra đi của Cha Jean-Baptiste ETCHARREN, một « vị thừa sai kiệt xuất », một « nhà truyền giáo đích thực », một « thành viên đáng kính và gương mẫu », một « món quà vô giá » được ban cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
CHA JEAN-BAPTISTE ETCHARREN AN NGHỈ BÊN NGƯỜI BẠN THÂN CỦA MÌNH
Cha J.B. Etcharren chắc chắn rất mãn nguyện khi được an nghỉ bên cạnh người bạn thân của ngài là Cha Poncet. Cả hai chịu chức cùng nhau và cùng đến Việt Nam một lần với nhau. Khi nào Cha Etcharren đến Đại Chủng viện Huế để viếng nghĩa trang, chúng tôi đều có cơ hội dẫn ngài đi. Và hai Cha mà Cha Etcharren thường hay nói đến nhất và cũng đặc biệt thăm viếng nhất, đó là cha Poncet và cha Cressonnier.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC GIÁO LÝ VIÊN SLÔVAKIA: “GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT PHÁO ĐÀI”
« Thật đẹp biết bao, một Giáo hội khiêm hạ, không tách mình khỏi thế gian và không nhìn cuộc sống từ xa, nhưng cư ngụ ở đó. Cư ngụ ở bên trong, chúng ta đừng quên điều đó : chia sẻ, bước đi cùng nhau, đón nhận các vấn đề và những mong đợi của con người. Điều đó giúp chúng ta thoát khỏi tính tự quy ngã : trung tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội ! Chúng ta hãy thoát khỏi sự lo âu thái quá cho chính chúng ta, cho các cơ cấu của chúng ta, cho cách thức mà xã hội cảm thông với chúng ta. »
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TỔNG CÔNG NGHỊ DÒNG CÁT MINH : « HÃY COI CHỪNG TÍNH TRẦN TỤC THIÊNG LIÊNG, LÀ ĐIỀU XẤU XA TỒI TỆ NHẤT CÓ THỂ XẢY RA CHO GIÁO HỘI »
Tình bạn với Thiên Chúa, đời sống huynh đệ và sứ mạng, nhưng cả niềm vui và óc hài hước : rất nhiều phương thuốc cho « tính trần tục thiêng liêng » mà Đức Phanxicô đã chỉ ra cho các đan sĩ dòng Cát Minh.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI ÔNG BÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI LẦN THỨ NHẤT : « KHÔNG CÓ TUỔI HƯU ĐỐI VỚI SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG »
Ngày 22/6/2021, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần thứ nhất. Qua sứ điệp này, Đức Thánh Cha muốn nói lên sự gần gũi và quan tâm đầy yêu thương của Giáo hội đối với quý ông bà và người cao tuổi, mà ngài cũng là một người trong số đó. Ngài đặc biệt kêu gọi người cao tuổi tiếp tục cống hiến trong khả năng của mình cho Giáo hội và cho thế giới, bởi vì « không có tuổi hưu đối với sứ mạng loan báo Tin Mừng ».
GIỚI THIỆU 3 QUYỂN SÁCH MỚI XUẤT BẢN
Đức thánh cha Phanxicô là một tu sĩ! Hẳn nhiều người, nhất là các tu sĩ, muốn nghe ngài trò chuyện thân mật về đời sống thánh hiến từ chính kinh nghiệm bản thân của ngài. Đành rằng kể từ khi trở thành giáo hoàng, ngài đã có các giáo huấn chính thức dành cho những người thánh hiến trong Giáo hội, nhưng đó là tiếng nói từ vai trò kế vị Thánh Phêrô!
TÂN PHÚC ÂM HÓA – ĐÃ QUA RỒI HAY CHƯA TỚI?
- DẪN NHẬP
Có lẽ văn kiện huấn quyền mới nhất chuyên biệt về sứ mạng là Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium, 24.11.2013) của Đức thánh cha Phanxicô. Không gọi là một tông huấn hậu thượng hội đồng, nhưng thực sự nó cũng đến từ Thượng hội đồng Giám mục 2012 về “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” (x. EG 14) diễn ra khi Đức Biển Đức XVI còn tại vị giáo hoàng.
BỨC XÚC VỀ TRUYỀN GIÁO, PHÚC ÂM HÓA VÀ SỨ VỤ
Linh mục Antôn Nguyễn mạnh Đồng (Nguồn: trang web giaophancantho)
Nhân đọc báo Hiệp thông số 92, số 2 tháng 1 năm 2016, chuyên đề Truyền giáo, tôi rất vui mừng vì đề cập đến Truyền giáo là đề tài tôi có nhiều bức xúc từ lâu mà chưa giải mã được. Tôi chỉ biết có 3 linh mục Việt Nam đã bức xúc và lên tiếng vào năm 2009, 2012, 2014. Và nay 2016 tôi xin chia sẻ thêm bức xúc của tôi.
I.Linh mục Giuse Lê công Đức : trong bài viết “Truyền Giáo” đăng trên mạng Xuân Bích Việt Nam (12-11-2009).
TÂN PHÚC ÂM HÓA: TRẢ LỜI CHO THÁCH ĐỐ VỀ VIỆC HÌNH DUNG LẠI CĂN TÍNH THỪA SAI HÔM NAY
Fr. Edgar Javier, SVD
Giới thiệu
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển kịch tính nhất nhưng cũng đầy thách đố, đó là hiện tượng toàn cầu hóa.
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (4)
23. ĐỨC GIÊSU CHẤT VẤN ĐỂ ĐÀO SÂU SỰ NHẬN HIỂU
Một đàng là để hiểu một sứ điệp và nhận thấy nó thỏa đáng. Nhưng đàng khác là để làm cho nó chạm đến cõi thâm sâu của người ta. Vì mầu nhiệm của Đức tin chúng ta thật là cao cả (1Tm 3,16). Tác giả Thánh vịnh đã thốt lên: “Tư tưởng Ngài thâm thúy lắm thay!” (Tv 92,5), và ít ai hiểu thấu những tư tưởng ấy. Nhưng ai thật sự hiểu được thì sẽ có thể cung ứng một sứ điệp sâu thẳm cho kẻ khác. Sách Châm ngôn dạy: “Lời miệng con người có thể là nguồn mạch khôn ngoan, là nước sâu thăm thẳm, là dòng suối tràn trề” (Cn 18,4).
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (2)
8. Chủ nghĩa cực đoan đáp trả tình trạng tục hóa thái quá và sự sỉ nhục tập thể
Với việc loại bỏ những sự chắc chắn và lòng trung thành thuộc tôn giáo, nhiều người dứt khoát quay sang chủ nghĩa cực đoan để tìm kiếm nền tảng chắc chắn làm điểm tựa cho thế giới ý tưởng và các xác tín của mình. Ở Á Châu, hiện tượng này mặc lấy một chiều kích mới trong các xã hội từng bị sỉ nhục thê thảm hồi còn ở trong thời thuộc địa. Vì thế, ở nhiều nơi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đã liên kết chặt chẽ với cuộc khôi phục văn hóa và chủ trương cấp tiến chính trị.
Xem chi tiết | Chức năng bình luận bị tắt ở THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (2)
THÁCH ĐỐ MỤC VỤ TẠI CÁC GIÁO XỨ – TÂN PHÚC ÂM HÓA Ở MỘT Á CHÂU ĐANG THAY ĐỔI NHANH CHÓNG (1)
GIỚI THIỆU: Vị tổng giám mục dòng Sa-lê-diên có khuôn mặt hiền từ khắc khổ và giọng nói rất nhỏ nhẹ sâu lắng này nay đã 79 tuổi. Ngài từng được Đức Bênêđictô XVI cho phép nghỉ hưu ở tuổi 76, năm 2012, sau khi làm giám mục giáo phận Dibrugarh trong 11 năm và tiếp theo là tổng giám mục Guwahati trong 20 năm. Nhưng từ hồi đầu năm ngoái (2014), ngài lại phải trở lại làm việc mục vụ, vì Đức Phanxicô đặt ngài làm giám quản tông tòa giáo phận Jowai, một giáo phận trống tòa.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2015
Anh chị em thân mến,
Ngày thế giới truyền giáo 2015 diễn ra trong khung cảnh Năm Đời Sống Thánh Hiến và tiếp nhận từ đó một nhiệt huyết để cầu nguyện và suy tư.
THĂM VIẾNG CÁC BỆNH NHÂN TÂM THẦN
Vào ngày 27.11.2014, hai lớp Thần học 2 và Thần học 3 của Đại Chủng Viện Huế đến thăm các bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây kế hoạch nằm trong chương trình đào tạo Mục vụ của Chủng viện nhằm giúp các chủng sinh có cơ hội tiếp xúc gặp gỡ những người nghèo khổ bất hạnh
ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG THỜI ĐẠI TÂN PHÚC ÂM HÓA VÀ NHỮNG ÁNH SÁNG TỪ TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM
Lược tóm bài thuyết trình của Đức Hồng Y Antonio Tagle, TGM Manila tại Hội nghị chuyên đề về “Loan báo Niềm Vui Tin Mừng” do FABC-OC tổ chức tại Pattaya, Thái Lan (10-15.11.2014).
Nếu bài thuyết trình thứ nhất (của TGM Hon Tai Fai, Thư ký Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc) là một trình bày khái quát về lịch sử sứ mạng loan báo Tin Mừng qua dòng thời gian, trong đó nêu bật sự kiện thiết lập Propaganda Fide hồi thế kỷ 17 và vai trò của Thánh Bộ này trong liên hệ cách riêng với công cuộc sứ mạng Phúc âm hóa ở Á Châu,